
Đức Di Lạc đi dạo phố mặc Âu phục. Đi dự tiệc Ngài mặc veston như nhân sinh.
VẾT CHÂN Người CƯ - SĨ
Người CƯ-SĨ, vết chân người cư-sĩ.
Đạo hay Đời tê-tỉ sắc-son.
Hiên ngang đâu há mõi-mòn.
Bên trong Bảo-Pháp, ngoài choàng Cư-Nhân.
Tuyệt mỹ thay! Đức Thế Tôn đã từng khai thị “Phật pháp bất ly thế gian giác”. Phật Pháp không thể tách rời thế gian mà tìm đặng sự giác ngộ. Do đó, trong cuộc sống thường ngày, Đức Tịnh Vương vẫn luôn dạy các Chân Tử Đạo-Đời song tu theo vết chân Cư Nhân Hạnh.
Ngoài choàng lớp Cư Nhân nhưng bên trong xây nền Chánh Pháp. Còn thời thế Mạt Pháp cực kỳ khó khăn nhưng Ngài cũng quyết giữ lời Nguyện đền đáp ơn Đức Thế Tôn, ơn Chư Phật đang thúc dục Ngài. Vết chân Ngài lưu lại thế gian, còn hai vai một gánh Đạo–Đời, quyết làm tròn bổn nguyện chứ không cần danh vọng. Đối với bậc Trí, hoàn cảnh hổn loạn luôn tìm phương hóa giải vì cho đó là vạn pháp sẽ thoát sinh, nên dù ở Cư Nhân vẫn ung dung tự tại, Vô Ngại Đại Bi Tri Kiến Giải Thoát.
Người CƯ-SĨ xây đền Bảo-Pháp. Nguyền với nguyền đền đáp ơn sâu. Nên chi chẳng có danh cầu. Miễn đem Giáo-Lý, trước sau giải bày. Người CƯ-SĨ vết chân người cư sĩ. TỊNH-VƯƠNG NHẤT-TÔN |
Còn đối với gia đình Ngài, hàng ngày vợ và các con cũng làm các ngành nghề để sinh sống như bao gia đình khác. Ngài hiện thân có khi là người chồng, cha, chú, anh luôn làm tròn bổn phận và trách nhiệm, không có một kẽ hở nào có thể chê trách được.

Ngài năm 39 tuổi và
vợ 37 tuổi.
Ngày 25.10.1957
Đối với cha mẹ, Ngài là một người con luôn tròn Đạo Hiếu. Tứ chúng theo tu học Ngài, nếu ai ăn chay vẫn giữ, ai không ăn chay vẫn ăn như ý của mình. Gia đình Ngài cũng không ăn chay nhưng cấm sát sanh.
Thời Hạ Kiếp này, tất cả các pháp ở thế gian đều hiện cái gì cũng tận. Nó phơi bày chẳng thiếu sót một pháp Ác tận cùng nào. Con người sống nô lệ vật chất, tăng trưởng quá mức. Thấy của cải người khác lấy làm của riêng mình, ai khóc than kêu gào thảm thiết chết cứ mặc kệ, thản nhiên không hề có một chút động tâm thương xót. Tánh xấu, ác tính, thú tính hiện dẫy đầy. Ngài thương xót và bảo nếu không Hạ Lai trần thế, khai đạo chứng minh cho nhân sinh thì tuổi thọ của kiếp người hiện nay còn 80 tuổi một kiếp rồi sẽ hạ dần cho đến khi chỉ còn 10 tuổi một kiếp.
Chính vì vậy mà Ngài đã ban cho tứ chúng, lớp người đại diện nhân thế gặp Ngài, ban đầu tu sửa tánh xấu, tập nhiễm xấu, phải hóa giải để thu nhận cái thần lực sáng tốt tươi, làm tiêu tan dần Ma Lực xấu xa, tâm sẽ được an lạc, không nhiễm độc, thân có sức khỏe, điều hòa. Tuổi thọ tăng dần đến 100 tuổi một kiếp. Ngài cũng đã chứng minh cho tuổi thọ trung bình của một kiếp người là 100 tuổi.
Ngài tùy căn cơ của chân tử mà dìu dắt, dùng đủ phương tiện cứu cánh đến diệu dụng quyết đem Bảo Pháp trao cho chân tử. Ngài đặt những hạt giống Đạo Đức, Giác Ngộ, Giác Ngộ Rốt Ráo lưu lại hậu thế, để sau này sẽ nối tiếp làm sứ giả của Chư Phật truyền cho chúng sinh trực giác.
Thế mới hay, tuy nhân sinh không gặp được Đức Di Lạc Hạ Sanh nhưng muôn sự Chân Thiện Mỹ đầy phúc lạc cũng đã được Ngài sắp đặt, an bài sẵn./-
ĐỨC DI LẠC VÀ LONG HOA
GIỚI THIỆU |
Chương I: Những Hoá Thân Của Đức Di Lạc |
Chương II: Từ Đâu Ta Đến |
1. Đức Di Lạc xuất Chánh Định gặp Đức A Di Đà Phật
2. Đức Di Lạc xuất chánh Định gặp Đức Bổn Sư
3. Sự lầm chấp của Chúng Sinh đối với Đức Bổn Sư
4. Chúa Giêsu và bà Maria đã tái sinh tại VN
5. Vết Chân Người-Cư-Sĩ
6. Tuổi thọ con người thời mạt-kiếp giảm?
7. Kinh Di Lạc Hạ Sanh
8. Sấm kinh nói về Long-Hoa ra đời
9. Khai mở “Long Hoa Hội Thượng-Thời Hai”
10. Hịch Chứng Minh Vũ Trụ
11. Đức Di Lạc thành Phật Vương (Hịch CMVT phần 2)
12. Hịch CMVT, phần 3
13. Hịch CMVT, phần 4
14. Với đài phát thanh BBC
15. Mãi mãi là bài học nhớ đời
16. Sự tái sinh của chúng sanh
CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN BẢO PHÁP |
17. Đại Tập Kinh, Năm Thời Kỳ
18. Sự tu hành thời Hạ Lai Mạt Pháp
19. Hịch: Tin-Vâng-Kính
20. Pháp Trụ Kinh
21. Hịch Chứng Minh Bồ Tát
22. Lời Khai-Thị trước ngày Bát Đại Niết Bàn
23. Diễn văn được Đức Di Lạc chứng minh
24. Ngài khóc vì chờ Tăng Ni quá lâu
25. Pháp Môn Thực Tiễn Theo Vết Chân Chư Phật
26. Đạo Đức
27. Giác Tướng
28. Thời Kỳ Trừu Tượng Hoá Độ Tiểu Thừa
29. Thời Kỳ Chân Như Hoá Độ Đại Thừa
30. Công Đức Phẩm
31. Công Năng
32. Ba Lối Phát Hiện Pháp Giới
33. Diệu Pháp
34. Chí Tâm Đảnh Lễ (Ý nghĩa xác thực lời nguyện Đức Adida
35. Nhất Tâm
36. Lý Sự Tương Song
37. Thuyết Minh Đồng Ứng
38. Thuyết Minh Ứng Hiện
39. Giác Tánh
40. Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội Pháp Môn
41. Tứ Hạnh
42. Tứ Thánh
43. Khai Thị Sàng Lọc Chọn Hộ Pháp, Tôn Giả, Bồ Tát
44. Ấn Chỉ Đồng Hóa Nhân Sinh Dưới Sự Nhận Định Bất Đồng
45. Vì Sao Kinh Sấm Nhận Định In Tuồng Thực
46. Đức Di Lạc Thọ Ký Tái Sinh Trong 350 Năm Sau
47. Thời Kỳ Nhất Tôn Hoá Độ Nhất Thừa
48. Mật – Hiển – Đốn – Tiệm
49. Mật Ấn
50. Tam Muội
51. Về Với Chân Tôn
52. Tâm Tình Diễn Tiến Phật Đạo
53. Đạo Phật Triệt Thấu Siêu Đẳng Khoa Học
54. Đại Nguyện Xây Dựng Chúng Sanh Của Bồ Tát
55. Do Lầm Nên Hữu Hoá
56. Tư Tưởng Đại Diện Linh Hồn
57. Trung Đạo Tôn
58. Bát Nhã Tâm Kinh Ấn Chỉ
59. KHAI–THỊ–NGỘ–NHẬP, Bốn Tướng Giải Thoát
60. Thời Kỳ Biệt Tôn Vô Thượng Hoá Độ Tối Thượng Thừa
61. Vô Thượng Chân Tôn
62. Tối Thượng Xây Đắp
63. Mười Danh Hiệu Chia Ba Phẩm
64. Tối Thượng Công Đức Phẩm
65. Thể Dụng
66. Thánh-Hiền Phật-Giác
Chương V: Lạc Quốc An Khương |
Chương VI: Tôn Giả Cúng Dường |
Chương VIII: Phật Vương Minh Chứng |