Trong kinh Di Lạc Hạ Sanh, Phật khai thị: “Sau này Bồ Tát Di Lạc Hạ Sanh lấy hiệu là Từ Thị. Khi thành Phật, quốc độ của Ngài là một quốc độ vô cùng trang nghiêm. Lầu đài đều làm bằng bảy báu. Đâu đâu cũng có ao trong, có đủ thứ hoa thơm. Mặt đất thì bằng phẳng chẳng có gai góc, chỉ mọc toàn cỏ nhuyễn xanh, người đi cũng như đi trên thảm. Người sanh vào Cõi này đều là người có duyên lành, sống một đời vô cùng an lạc, không đau khổ, bịnh tật, phiền não. Thân hình đầy đủ oai nghi đẹp đẽ, sống lâu đến mười ngàn tuổi, có đủ các thứ mỹ vị ngon lành, còn mặc thì khỏi cần phải dệt, vì có thứ cây sanh ra quần áo. Đến khi hết số phần thì vào rừng dành cho người đến đó nằm an nghỉ luôn”
Ngài Hạ Sanh lần này, trong một gia đình giòng họ Từ. Bài kệ của Ngài được ghi lại ở Chương Một là: TỪ THỊ DI LẠC TÔN PHẬT. Một buổi sáng tại căn gác gỗ, số 42 Hồng Bàng, Nha Trang, Đức Tịnh Vương hóa thân Đức Di Lạc khai thị, tôi nghe như vầy:
"Thế nhân nghĩ rằng Đức Di Lạc ra đời ở quốc gia nào là nơi đó do đức độ và oai lực Ngài, làm trở nên đẹp đẽ trang nghiêm, không còn cảnh hỗn loạn. Đất đai đều biến thành của quí như vàng, pha lê, xa cừ, mã não, trân châu, xích châu, huỳnh châu, bạch quang châu... Còn Thánh ý cho rằng: Ngài tận độ tất cả chúng sanh tánh của Ngài xong, tâm trở nên Đại Thanh Tịnh, thân hóa trang nghiêm trong tứ thời như đi, đứng, nằm, ngồi và làm chủ bảy báu trong vũ trụ.
Thời Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cho đến thời Hạ kiếp này, Đức Di Lạc thành Chánh Qủa Phật chỉ có hai vị này có bảy báu mà thôi. Khi vừa Đản Sanh, Thái Tử Tất Đạt Đa Ngài đã bước đi bảy bước có hiện bảy hoa sen biện minh cho bảy báu. Còn Đức Di Lạc có ghi bài thơ kiếm bảy báu chỉ khi nào cần diệu dụng Chư Phật mới đem ra. Khi đến Cõi Trời, Chư Phật viễn dung sử dụng. Còn Ma Vương, Quỉ Vương đều thất kinh sợ hãi. Kiếm bảy báu chỉ dành Chư Phật mới dùng được mà thôi, khi cần nó xô thành quách, tát biển. Kiếm bảy báu linh động, không nơi nào cần mà chối từ, cốt yếu để phá vô minh.
Con người, ai cũng có bảy báu, nhưng khi còn mê lầm, bảy báu này ẩn, không hiện, khi đạt được Chánh Quả Phật, liền có bảy báu hiện. Bậc có Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi mới tinh thông sử dụng bảy báu. Ba cõi sáu đường kiếm bảy báu này xóa tan. Bảy báu của Phật: Nhất Tâm - Chân Như - Phật Tánh – Pháp Thân – Như Lai Tạng – Pháp Giới – Pháp Tánh. "–T.V.
"Đâu đâu cũng có ao trong, có đủ thứ hoa thơm." Tâm Ngài đã bình nên đâu đâu cũng trong suốt, còn thân đầy đủ ba thân nên mùi hương trầm lúc nào cũng tỏa ngát.
"Mặt đất thì bằng phẳng chẳng gai gốc, chỉ mọc toàn cỏ nhuyễn xanh, người đi cũng như đi trên thảm." Phàm nhân nghĩ rằng khi Đức Di Lạc Hạ Lai, đất không còn gồ ghề, không còn cao thấp, đâu đâu cũng bình. Gai độc không còn, đi đâu cũng như đi trên thảm.
Thánh ý cho rằng, trong thời Ngài hạ sanh đến lúc hành đạo, ai cũng nghe lời nói ngọt ngào đầy đại bi, không biến tánh khác thường như chúng sinh. Lời nói độc không có, ý nói gai độc không còn. Bất cứ chúng sinh gặp Ngài đều ra về thoải mái như đi trên thảm cỏ.
Ngay cả nhiều chúng sinh, ma quỉ độc địa, khi gặp Ngài, lúc ra về cũng thoải mái. Ngài đều lấy Đại Bi cứu độ làm cho ý dữ hóa hiền.
Có lần, một chúng sinh cao cấp đầy uy quyền của Cộng Sản đến gặp, Ngài ôn tồn tiếp. Khi dụng tha tâm thông, thấy chẳng ổn, Ngài liền cho hiện một vị Thần ở Núi Một gần số 6 Huỳnh thúc Kháng Nha Trang. Vị Thần này da ngâm đen, vạm vỡ, mắt mở tròn xoe đang ngồi canh giữ Ngài. Ông này thấy liền giựt mình, khi ra về có nói với đàn em: Ông Thầy này cao đạo. Chỉ có thế chứ không biết Ngài là ai. Ngài cũng chẳng cần phóng hào quang, chẳng hề nâng mình. Ngài thật bình dị mà đầy Đại Bi, Đại Dũng. Ai đã gần Ngài, tin Ngài theo tu học nếu đủ đức tin Ngài thường phát hào quang từ trong thân phóng ra cho thấy.
"Người sinh vào cõi này đều là người có duyên lành, sống một đời vô cùng an lạc, không đau khổ, bệnh tật, phiền não." Ý chúng sanh cho rằng vào được cõi Đức Di Lạc hạ sanh sẽ vô cùng sung sướng không cần tu.
Thánh ý cho rằng: Nếu chúng sanh nào sanh cùng một quốc gia khi Ngài hạ sanh mà có Đại Duyên Lành theo tu pháp môn giải thoát của Ngài, tâm sẽ an lạc, tất không còn đau khổ. Khi có hoàn cảnh hoá giải tâm được an, bịnh tật cũng được tiêu trừ.
"Thân hình đầy đủ oai nghi đẹp đẽ, sống lâu đến mười ngàn tuổi." Chúng sanh nghĩ rằng khi gặp Phật Di Lạc thân hình xấu trở nên đẹp, lại được sống lâu.
Thánh ý cho rằng: Khi gặp Ngài,tu sửa tánh, thiền định, học giáo pháp một thời tánh trở nên tốt nên tướng phải đổi theo như: mặt mày sáng, tươi đẹp, dáng đi cũng oai nghi. Khi đã được giải thoát sinh tử luân hồi, người sẽ được bất tử, nếu về cõi Trời sống, thọ mười ngàn năm.
"Có đủ thứ mỹ vị ngon lành, còn mặc thì khỏi cần phải dệt vì có thứ cây sinh ra quần áo." Chúng sinh nghĩ rằng gặp Đức Di Lạc trong nước này không còn thức ăn dở, hôi thúi, còn mặc thì có sẵn khắp nơi khỏi cần tốn tiền lại có áo quần đẹp.
Thánh ý cho rằng: Khi gặp Ngài, dù hoàn cảnh khổ ải, gai góc đến đâu cũng hoan hỷ, vui lòng gánh chịu vì nó là món ăn ngon lành của hàng Bồ Tát Nguyện. Khi đã điều ngự được vạn tánh, tức vạn pháp, sẽ có áo giáp bền, đẹp khỏi cần tìm kiếm, khỏi cần làm vất vả... Cây sinh quần áo, ý nói không còn sự nóng giận, đau khổ, lo sợ nào xâm chiếm nữa. Tâm an lạc, thân trở nên xinh đẹp.
"Đến khi hết số phần thì vào rừng dành cho người đến đó nằm an nghỉ luôn." Chúng sinh nghĩ rằng khi già chết sẽ được yên ổn.
Thánh ý cho rằng: khi tu đến thanh tịnh, thân hết phần số, ra đi nhẹ như bông. Rừng: ý chỉ nơi nào cũng thanh tịnh đầy khắp.
Ngài cũng đã từng dạy: Nếu chúng sinh có đức tánh tốt, tâm rộng rãi thương người khổ, thường giúp đỡ kẻ hoạn nạn. Gặp Thánh Tăng hồi hướng công đức rồi theo tu hành, thiền định, nếu chưa được giác ngộ cũng có nhiều phước báo tốt đẹp. Nghiệp tốt này sẽ được tái sinh vào nhà quyền quí cao sang, gặt hái được nhiều may mắn, tuổi thọ cao.
Nếu gặp Chư Phật cũng công đức, cũng tu thiền định theo sự chỉ đạo của Ngài, sẽ được quả tốt, được hưởng phước báu trong các Cõi Trời và trong cảnh vua chúa quyền quí cao sang. Nếu giác ngộ sẽ chấm dứt tất cả phiền não, cùng tỏ tường không ô nhiễm kiến dục. Bậc này sẽ có một đời sống trường tồn vĩnh cửu. Nếu giác ngộ rốt ráo sẽ ra khỏi vũ trụ, hoàn toàn thoát khỏi sanh tử luân hồi. Tuy được giải thoát rốt ráo hết thảy các nghiệp phiền não nhưng phiền não vẫn còn đủ, cả kiến dục vẫn còn đủ vì các pháp vốn như./-
ĐỨC DI LẠC VÀ LONG HOA
GIỚI THIỆU |
Chương I: Những Hoá Thân Của Đức Di Lạc |
Chương II: Từ Đâu Ta Đến |
1. Đức Di Lạc xuất Chánh Định gặp Đức A Di Đà Phật
2. Đức Di Lạc xuất chánh Định gặp Đức Bổn Sư
3. Sự lầm chấp của Chúng Sinh đối với Đức Bổn Sư
4. Chúa Giêsu và bà Maria đã tái sinh tại VN
5. Vết Chân Người-Cư-Sĩ
6. Tuổi thọ con người thời mạt-kiếp giảm?
7. Kinh Di Lạc Hạ Sanh
8. Sấm kinh nói về Long-Hoa ra đời
9. Khai mở “Long Hoa Hội Thượng-Thời Hai”
10. Hịch Chứng Minh Vũ Trụ
11. Đức Di Lạc thành Phật Vương (Hịch CMVT phần 2)
12. Hịch CMVT, phần 3
13. Hịch CMVT, phần 4
14. Với đài phát thanh BBC
15. Mãi mãi là bài học nhớ đời
16. Sự tái sinh của chúng sanh
CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN BẢO PHÁP |
17. Đại Tập Kinh, Năm Thời Kỳ
18. Sự tu hành thời Hạ Lai Mạt Pháp
19. Hịch: Tin-Vâng-Kính
20. Pháp Trụ Kinh
21. Hịch Chứng Minh Bồ Tát
22. Lời Khai-Thị trước ngày Bát Đại Niết Bàn
23. Diễn văn được Đức Di Lạc chứng minh
24. Ngài khóc vì chờ Tăng Ni quá lâu
25. Pháp Môn Thực Tiễn Theo Vết Chân Chư Phật
26. Đạo Đức
27. Giác Tướng
28. Thời Kỳ Trừu Tượng Hoá Độ Tiểu Thừa
29. Thời Kỳ Chân Như Hoá Độ Đại Thừa
30. Công Đức Phẩm
31. Công Năng
32. Ba Lối Phát Hiện Pháp Giới
33. Diệu Pháp
34. Chí Tâm Đảnh Lễ (Ý nghĩa xác thực lời nguyện Đức Adida
35. Nhất Tâm
36. Lý Sự Tương Song
37. Thuyết Minh Đồng Ứng
38. Thuyết Minh Ứng Hiện
39. Giác Tánh
40. Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội Pháp Môn
41. Tứ Hạnh
42. Tứ Thánh
43. Khai Thị Sàng Lọc Chọn Hộ Pháp, Tôn Giả, Bồ Tát
44. Ấn Chỉ Đồng Hóa Nhân Sinh Dưới Sự Nhận Định Bất Đồng
45. Vì Sao Kinh Sấm Nhận Định In Tuồng Thực
46. Đức Di Lạc Thọ Ký Tái Sinh Trong 350 Năm Sau
47. Thời Kỳ Nhất Tôn Hoá Độ Nhất Thừa
48. Mật – Hiển – Đốn – Tiệm
49. Mật Ấn
50. Tam Muội
51. Về Với Chân Tôn
52. Tâm Tình Diễn Tiến Phật Đạo
53. Đạo Phật Triệt Thấu Siêu Đẳng Khoa Học
54. Đại Nguyện Xây Dựng Chúng Sanh Của Bồ Tát
55. Do Lầm Nên Hữu Hoá
56. Tư Tưởng Đại Diện Linh Hồn
57. Trung Đạo Tôn
58. Bát Nhã Tâm Kinh Ấn Chỉ
59. KHAI–THỊ–NGỘ–NHẬP, Bốn Tướng Giải Thoát
60. Thời Kỳ Biệt Tôn Vô Thượng Hoá Độ Tối Thượng Thừa
61. Vô Thượng Chân Tôn
62. Tối Thượng Xây Đắp
63. Mười Danh Hiệu Chia Ba Phẩm
64. Tối Thượng Công Đức Phẩm
65. Thể Dụng
66. Thánh-Hiền Phật-Giác
Chương V: Lạc Quốc An Khương |
Chương VI: Tôn Giả Cúng Dường |
Chương VIII: Phật Vương Minh Chứng |