Trước tiên vào tu Tọa Thiền phải niệm Phật. Hành giả rửa tay, rửa mặt, nếu tắm càng tốt, xong đâu đó đốt hương lên bàn thờ Phật bái lạy 3 lạy. Xong vào nơi Tịnh Cốc hay phòng riêng.
Ngồi bán già, hai bàn chân để ngửa, tay phải để dưới, tay trái đặt lên trên, hai cánh tay đồng duỗi thẳng, đặt hai bàn tay ngửa dưới rún giữa nhượng chân của bán già. Ngồi yên Tâm Thanh Tịnh giây lát, bắt đầu niệm Phật mỗi câu 10 lần, lúc chưa thuộc thì niệm mỗi một danh hiệu Nam Mô Tịnh Vương Phật độ 15 phút. Niệm bằng Tâm Niệm tức là niệm không ra tiếng, niệm bằng tư tưởng niệm. Niệm xong bái một bái.
B À I N I Ệ M P H Ậ T
- Nam Mô Đông Độ Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai - Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật - Nam Mô Giáo Chủ Hiện Tại Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Nam Mô Bảo Tạng Phật - Nam Mô Tịnh Vương Phật. - Nam Mô Pháp Tạng Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát - Nam Mô Đa Bảo Như Lai. - Nam Mô Hiện Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. - Nam Mô Di Lạc Tôn Phật. - Nam Mô Tối Thắng Quán Thế Âm Bồ Tát. - Nam Mô Đại Nhựt Như Lai Phật. - Nam Mô Diệu Âm Phật. - Nam Mô Hộ Pháp Bồ Tát Đồng Thanh Tương Ứng Nguyện - Nam Mô Chư Long Thần Chư Hộ Pháp Bồ Tát Ma Ha Tát Nguyện. *******
–TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
Hóa thân Đức Di Lạc Tôn Phật
* Chú ý: Tọa Thiền niệm “Nam Mô Tịnh Vương Phật” bảy (7) lần. |
• Trang Trí Chỗ Ngồi: Hành giả phải ngồi trên một tấm nệm, ngồi trên ván hay trên giường ngủ của mình có nệm càng tốt, chớ nên ngồi dưới đất không có nệm. Nếu hành giả có cốc riêng, phòng riêng càng tốt. Nên nhớ: Nhà có sẵn bàn thờ Phật thì đốt hương bàn thờ, bằng chưa có bàn thờ Phật thì trước khi tọa Thiền bái ba bái sau đó mới ngồi niệm Phật.
• Tọa thiền: Khi niệm Phật mặc áo rộng hoặc đồ bà ba mỏng. Niệm Phật xong bái một bái như đã nói trên. Bắt đầu ngồi Bán Già. Trước khi ngồi nên thay áo, mặc quần cụt, dây lưng nơi quần nên nới rộng, vì lưng quần bị thắt chặt lúc ngồi, các pháp chẳng thông hay bị đau lưng, hay bị đau ruột về sau. Pháp môn Thiền Tọa phải cho thong thả thoải mái. Lúc chỉnh trang xong Hành giả tọa Thiền tỉnh tâm yên lặng để nhập Thiền cho đạt đến dứt tư tưởng.
• Thế Nào Là Nhập Thiền: Nhập Thiền không phải cái hồn của Hành Giả nhập hết vào nơi Thiền mới gọi là nhập. Cũng không phải tọa Thiền vắng bặt không còn nghe gì ở bên ngoài mới gọi là nhập Thiền. Nhập Thiền không phải như là xác chết mới gọi là nhập Thiền đâu. Những quan niệm trên đều là sai hết, nên bãi bỏ ý định mong cầu trên.
Nhập Thiền hành giả tựa như say, như ngật ngật, thân mình lâng lâng, bồng bềnh nhè nhẹ tựa như ngồi trước mây gió hay giữa hư không, phần bên ngoài vẫn nghe tiếng động nhưng bên trong gìn giữ tịch tịnh. Khi hành giả gặp diễn cảnh nơi Thiền, cảnh ấy lâu mau, rõ hay chưa rõ đó là công phu tịch tịnh chưa vững. Có Hành giả không thấy chi cả thì lấy mức tịch tịnh lâng lâng, bồng bồng say Thiền. Các vị này nên cố gắng chớ nên thối chí. Rồi đến thời công phu đầy đủ vẫn đạt đến chí nguyện.
Tọa Thiền phải lấy Kiên Dũng làm đích không khác nào kẻ đi đường xa, cứ đi mãi nó sẽ đến. Khi thân chưa điều hòa, tâm chưa điều hòa, khẩu chưa điều hòa, nên có đêm công phu thoải mái, có đêm lại trầm đen tối. Phải kiên dũng, quyết tâm bền chí, quyết lòng qua bờ bến Giác. Vì tâm chí của Bậc tu Thiền như vậy nên đêm nào chán chính là đêm cố gắng đánh đuổi con Ma Lười Trễ.
Hành giả nên xem xét tùy theo thời tiết nóng lạnh, chỗ ngồi tọa Thiền bị nóng có thể cởi áo, lúc lạnh thì mặc áo./-
ĐỨC DI LẠC VÀ LONG HOA
GIỚI THIỆU |
Chương I: Những Hoá Thân Của Đức Di Lạc |
Chương II: Từ Đâu Ta Đến |
1. Đức Di Lạc xuất Chánh Định gặp Đức A Di Đà Phật
2. Đức Di Lạc xuất chánh Định gặp Đức Bổn Sư
3. Sự lầm chấp của Chúng Sinh đối với Đức Bổn Sư
4. Chúa Giêsu và bà Maria đã tái sinh tại VN
5. Vết Chân Người-Cư-Sĩ
6. Tuổi thọ con người thời mạt-kiếp giảm?
7. Kinh Di Lạc Hạ Sanh
8. Sấm kinh nói về Long-Hoa ra đời
9. Khai mở “Long Hoa Hội Thượng-Thời Hai”
10. Hịch Chứng Minh Vũ Trụ
11. Đức Di Lạc thành Phật Vương (Hịch CMVT phần 2)
12. Hịch CMVT, phần 3
13. Hịch CMVT, phần 4
14. Với đài phát thanh BBC
15. Mãi mãi là bài học nhớ đời
16. Sự tái sinh của chúng sanh
CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN BẢO PHÁP |
17. Đại Tập Kinh, Năm Thời Kỳ
18. Sự tu hành thời Hạ Lai Mạt Pháp
19. Hịch: Tin-Vâng-Kính
20. Pháp Trụ Kinh
21. Hịch Chứng Minh Bồ Tát
22. Lời Khai-Thị trước ngày Bát Đại Niết Bàn
23. Diễn văn được Đức Di Lạc chứng minh
24. Ngài khóc vì chờ Tăng Ni quá lâu
25. Pháp Môn Thực Tiễn Theo Vết Chân Chư Phật
26. Đạo Đức
27. Giác Tướng
28. Thời Kỳ Trừu Tượng Hoá Độ Tiểu Thừa
29. Thời Kỳ Chân Như Hoá Độ Đại Thừa
30. Công Đức Phẩm
31. Công Năng
32. Ba Lối Phát Hiện Pháp Giới
33. Diệu Pháp
34. Chí Tâm Đảnh Lễ (Ý nghĩa xác thực lời nguyện Đức Adida
35. Nhất Tâm
36. Lý Sự Tương Song
37. Thuyết Minh Đồng Ứng
38. Thuyết Minh Ứng Hiện
39. Giác Tánh
40. Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội Pháp Môn
41. Tứ Hạnh
42. Tứ Thánh
43. Khai Thị Sàng Lọc Chọn Hộ Pháp, Tôn Giả, Bồ Tát
44. Ấn Chỉ Đồng Hóa Nhân Sinh Dưới Sự Nhận Định Bất Đồng
45. Vì Sao Kinh Sấm Nhận Định In Tuồng Thực
46. Đức Di Lạc Thọ Ký Tái Sinh Trong 350 Năm Sau
47. Thời Kỳ Nhất Tôn Hoá Độ Nhất Thừa
48. Mật – Hiển – Đốn – Tiệm
49. Mật Ấn
50. Tam Muội
51. Về Với Chân Tôn
52. Tâm Tình Diễn Tiến Phật Đạo
53. Đạo Phật Triệt Thấu Siêu Đẳng Khoa Học
54. Đại Nguyện Xây Dựng Chúng Sanh Của Bồ Tát
55. Do Lầm Nên Hữu Hoá
56. Tư Tưởng Đại Diện Linh Hồn
57. Trung Đạo Tôn
58. Bát Nhã Tâm Kinh Ấn Chỉ
59. KHAI–THỊ–NGỘ–NHẬP, Bốn Tướng Giải Thoát
60. Thời Kỳ Biệt Tôn Vô Thượng Hoá Độ Tối Thượng Thừa
61. Vô Thượng Chân Tôn
62. Tối Thượng Xây Đắp
63. Mười Danh Hiệu Chia Ba Phẩm
64. Tối Thượng Công Đức Phẩm
65. Thể Dụng
66. Thánh-Hiền Phật-Giác
Chương V: Lạc Quốc An Khương |
Chương VI: Tôn Giả Cúng Dường |
Chương VIII: Phật Vương Minh Chứng |
Thanks for sharing. I read many of your blog posts, cool, your blog is very good.