VÔ SƯ KINH
THỊ HIỆN CƯ NHÂN
1 - Bậc tu xem hoặc hiểu biết được kinh VÔ SƯ, thời trước nhất đã từng TIN - VÂNG 48.000 Thiện Tri Thức để học mới vào đặng chốn VÔ - SƯ
- Bằng chưa bao giờ học hỏi 48.000 Thiện Tri Thức mà tự hào hoặc có một quan niệm chẳng cầu học ai, thì vô tình hay cố ý đã tự phản mình, tự đem mình đến nơi không hiểu KINH VÔ SƯ, nếu đem ý chí cho kinh này là Lý hay Lý Luận, Triết Học, Triết Lý cùng Tâm
Lý hoặc thuật xử thế, thời KINH này sẽ cung ứng theo ý chí trên.
2 - Ta tự gán cho vạn vật cùng nhân sinh là Khách - Quan thì vạn - vật nhân sinh cũng đủ quyền cho ta là Quan - Khách
Bằng ta công nhận Vạn - Vật Nhân Sinh là bà con dòng họ mật - thiết thương yêu, thì nó sẽ đưa ta chạy trong vòng Sanh Tử Luân Hồi.
Nếu ta cần biết rõ Vạn - Vật Nhân Sinh thời nó lại giao - cảm biết ta, giữa đôi bên thoải mái đem đến CHÂN - THIỆN HOÀN - LAI.
3 - Ai cũng có cái Không Nghi cùng cái Nghi, có cái Nghi có lợi cho ta, cũng có cái Nghi rất hại cho ta.
- Nghi – Chấp để Phá-Chấp đến nơi thật biết, không nghi, rất có lợi.
- Còn Nghi để mà chấp rất có hại, nếu đương nhiên không nghi thời khờ khạo, bậc đừng tu còn hơn bậc tu nghi chấp, gọi là Chấp- Pháp.
4 - Ta có quyền nghi vũ trụ cùng nhân sinh để mà khám phá vũ trụ nhân sinh, đó chính là một đặc điểm phát Tuệ. Ta nghi vũ trụ cùng nhân sinh để tránh né chấp nhận là Ác - Thế, củng cố rời bỏ vũ trụ nhân sinh, thật là một điểm nguy hại vô kể.
5 - Tất cả lời ta thuyết giả nó không thể làm cho ta nhận biết chu đáo. Nó có thể đưa ta đến một mức nào đó đặng ta thực hành mới thật biết. Nếu ta có quan niệm thuyết giả đã tận biết tỏ rõ mà không thi hành những điểm đã thuyết, thì không khác mấy kẻ khùng nói trong mơ.
6 - Ý nghĩ cao cả là một điểm rất tốt, lại trong nhiều người sẵn có.
- Gặp trường hợp hay hoàn cảnh biết đối xử cao cả thì rất quý, hiếm hoi, ít người làm được.
- Bằng ý nghĩ hoàn cảnh cùng cơ hội đều cao cả thực thi đặng, gọi là Thánh Nhân.
7 - Bậc Trí Tăng biết thích quý lướt qua các trở lực, đặng cầu quả vô thượng. Bậc Phàm tăng tránh né các trở lực đặng cầu quả thanh Tịnh Tâm, đó là một điểm lầm truyền kiếp.
8 - Bậc Tu chủ yếu biết rõ Vô Minh mới gọi là Tu. Bằng tu để tu, không biết vô minh, thời tu đến vô số kiếp chăng nữa, cũng không được lấy một ngày tu.
9 - Kẻ xuẩn dùng bản ngã để nâng mình, đến mà chẳng đến. Bậc Trí dùng đạo đức để nâng mình, chẳng đến mà đến.
- Chấp Pháp là bản ngã.
- Hỷ Xã là đạo đức.
10 - Kẻ mê lầm mong cầu bờ giác ở phía bên kia nên xa lánh chốn phàm phu, đó là một câu chuyện sai lầm muôn kiếp.
- Bậc Chân Tánh cổi giải tâm mắc miếu trước hoàn cảnh để cầu hiện giác, đó là một lối duy nhất của Thánh Tăng muôn thuở.
11 - Đứng nơi cơ bản con người học làm người thật khó. Nếu muốn học làm người, thì hãy học làm Thánh đi, đương nhiên rõ biết làm người. Cũng như: Tự mình nhìn tròng con mắt của mình thì không thể nào nhìn thấy. Nên nhìn tròng con mắt kẻ khác, liền tự biết con mắt của mình.
12 - Khi ta viết một bài hay hoặc một lời nói nơi ta giỏi, nó cũng chưa hẳn là của ta, lúc ta gặp trường hợp khó giải ta hãy bình tĩnh giải hay thi hành giỏi mới thật là của ta.
13 - Bậc dùng Bi - Trí - Dũng, Giới- Định - Tuệ lần phá bờ ngăn nơi chấp trước mọi hoàn cảnh để cầu diệu quả Bồ - Đề. Đó chính là bậc biết áp dụng nơi trăm sông để thành một biển.
- Bằng cố chấp trước mọi hoàn cảnh đặng dung dưỡng phần mình và quan hệ thì vô tình hay cố ý tự xây thành kiên cố tự nhốt mình vào trong.
14 - Bậc tin Phật, nhưng ít khi nghe theo lời Phật dạy, chỉ tin nghe theo cái muốn nơi mình.
- Bậc thuyết đạo ít khi làm theo lời đạo, chỉ làm theo ý chí của mình. Nếu nơi tin cùng việc làm y như một thật là quý vô kể.
Ai cũng mơ ước ngày mai đem đến sự may mắn và cái sống đẹp. Vì vậy trong thời hiện tại có cái sống đẹp, sự may mắn, nó chẳng chịu dùng đến. Để nó trôi qua rồi đâm ra hối tiếc, tự trách mình khờ dại......rồi lại mong chờ cái sống và sự may mắn ngày mai. Cứ chờ...cứ mơ mãi đến vạn kiếp không ngừng. Vì chẳng chịu biết sống hiện tại của hiện tại là một nơi sống đáng quý giá.
15 - Bậc tu chỉ có biết nhận và chưa biết nhận. Biết nhận thời đắc chân lý, bằng chưa biết nhận hãy còn tham vọng, đó chính là điểm duy nhất.
- Kẻ bãi bỏ tham là một điều đáng quý, bậc xét suy nơi vọng đảo còn nhiều ít mà hiểu biết tham sân của mình, thật là hiếm có.
16- Bậc có ý niệm ưa nghe pháp cao, nhàm nghe pháp thấp, thời bậc ấy chưa nghe hoặc nơi nghe còn cạn cợt. Bằng cho pháp này cao hơn pháp nọ thời chính bậc ấy chưa biết pháp.
- Bậc biết pháp vốn bình đẳng, mỗi pháp có một tác dụng, nên gọi nó giống mà chẳng giống. Thời bậc ấy xâm nhập Phật Pháp.
17- Đốn giáo để tiến trình độ. Tiệm giáo đặng thâm nhập Tỏ Giác. Bậc tu biết nó chung chớ chẳng riêng. Đó chính là bậc đã thi hành thực biết.
- Bằng nói tôi chỉ tu đốn chớ chẳng tiệm, đó chính là tự mình phản mình vậy.
18- Bậc giàu sáng kiến nghi chấp để phá chấp, bậc ấy rất có lợi. Bằng giàu sáng kiến nghi chấp đặng chấp nhận nơi nghi, gọi là nghiệp.
19- Bậc có tài trí chừng nào lại lâm vào cảnh nương chìu vợ chừng ấy. Kẻ vô tài kém trí lại đặng vợ nương chìu, đó chính là một lẽ dĩ nhiên thường vấp phải. Bậc biết công nhận hai lối trên thì bậc ấy đã từng biết.
20- Đối với chân lý, nó chỉ biết nhận cùng chưa biết nhận thôi. Nếu biết nhận thì sự nghe thấy biết được viên thông chân lý. Còn bậc chưa biết nhận không khác mấy với bậc nghe tiếng sáo ở đầu non.
21- Kẻ có sáng kiến, kẻ ấy mới giàu sáng kiến sâu đậm rộng rãi, bằng chưa sáng kiến thì sự hiểu biết nông cạn kém cỏi, gọi là mơ màng nghiệp thức.
22- Kẻ biết dùng đốn giáo để bước lên thứ bậc, ngộ được thứ bậc kẻ ấy lại dùng tiệm giáo để nuôi dưỡng Ngộ Nhập, đó gọi là bậc khéo tu. Bằng nói Đốn Tiệm tiến thủ riêng biệt, bậc ấy chưa biết đường tu.
23- Duyên đồng hợp đồng hoá gọi là cơ duyên của Ứng Thân Hiện Thể để hoá độ chúng sanh, nên Phật mới nhập Niết Bàn. Chớ chính Phật không hợp không hoá, không nhập Niết Bàn, không trụ của tướng pháp thường còn đâu biến.
24- Chân lý là cái gì? Chân lý nó không đứng vào một khía cạnh nào, nó đứng chung gồm tất cả mà đặng trọn biết tất cả, dó chính là chân lý. Nếu đứng vào Triết Học mà tìm chân lý, thì nó là triết học chớ chưa hẳn là chân lý. Bằng đứng vào triết lý, khoa học,.v.v...mà tìm chân lý thì nó là triết lý, khoa học,.v.v...mà thôi.
25- Bậc cả một đời tìm chân lý thì một đời tìm chân lý. Bậc lượm lặt chân lý thì một đời lượm lặt chân lý. Nếu suy nghĩ để tìm chân lý mà chưa nhận được, thì một đời cũng chỉ suy nghĩ thôi, chẳng nhận được. Duy chỉ có đức tin thiện tri thức mà biết thôi.
26- Kẻ đem vô minh đến cho ta, ta không nhận thì vô minh ấy sẽ trả về cho kẻ đem. Nếu kẻ nguyền rủa ta, ta không nhận thì sự nguyền rủa ấy sẽ trả về cho kẻ đã nguyền rủa.
27- Bậc nghe pháp cầu hiểu, chớ chẳng cầu nhớ. Cũng như người ta ăn chỉ cầu ngon nếu ta biết ăn, biết no. Chớ chẳng cầu nhai mãi đồ ăn trong một thời gian. Nghe pháp cũng vậy.
28- Kẻ cuồng si ưa lời nói cao siêu mà dự đoán nơi mình mà hưởng. Bậc trí nghe một lời nói, tu đặng thấu tỏ chốn cao siêu.
29- Ép người làm lành, người khó làm lành, duy để người hiểu biết sự lành, người sẽ làm lành, vì người biết sự lành là quyền lợi của họ.
30- Người đời ai cũng ưa thích tự do, nếu ta đặt họ vào khuôn khổ tu hành thì họ sẽ chán ngán, phải nương vào mọi người cho họ hiểu biết sự lợi tu hành là tự do duy nhất để họ tự đặt ra lối tu theo sở thích của họ, miễn sao ác - tưởng được đổi sang thiện - căn. Đó là mục tiêu chính khỏi đoạn duyên Phật là được.
31- Bậc tu mong cho mình được giải thoát, thì không bao giờ giải thoát. Cũng như mong đòi quyền lợi chân thiện hoàn lai của mình mà không sao vào Lai Hoàn Chân Thiện vậy.
32- Ác tưởng luôn luôn nó đến với bậc trí để bậc trí sáng soi, lột trận ác-tưởng mà đoạt đến Thánh trí.
- Ác tưởng đến với kẻ xuẩn, kẻ xuẩn cố xua đuổi cầu thanh tịnh, thời chẳng bao giờ đoạt đến Thánh trí mà chỉ đoạt đến tịnh biệt.
33- Bậc tu hết sợ các pháp thuyên diễn, đó chính là bậc tỏ thấu pháp. Bậc tu làm cho mình hết sợ các pháp, đó chính là bậc gàn xuẩn.
34- Phật pháp biết dùng thời mới tìm đặng lẽ sống, bằng chưa biết dùng thời vẫn chưa tìm dặng lẽ sống.
35- Bậc đại trí đứng vào hoàn cảnh thường diễn, liền biết các hoàn cảnh là thường, nên tâm không quái ngại, được đến thường còn. Kẻ thiếu trí không nhận được hoàn cảnh thường diễn nên nhu cầu mong ước sự bình an khi hoàn cảnh đến; mừng, buồn tủi nhịp nhàng nên đi vào
thường thiếu trí.
36- Bồ Tát biết rõ các pháp thường diễn nên đắc chân thường, do đó Bồ Tát mỗi ngày được phát sinh trí huệ phước báo muon thiên, tâm không quái ngại, đứng vào pháp mà được Chánh Giác, kẻ phàm phu tránh né các pháp, tìm nơi an trụ huân tập, thu nhiếp, phải sa vào tịnh biệt, để trầm ngâm trong biển lặng.
37- Bậc đại trí an hưởng nơi chánh tín của muôn phương nên trở thành Chánh Giác. Kẻ thiểu căn ưa chuộng chánh tín của một đường dây nên thành đồ chúng phe phái trong sanh tử.
38- Muốn đoạt đến Thánh trí sự nghe thấy biết dược viên thông, các Chân Phật Tử hãy chánh Tín vào lời Giáo Ngôn của Ta, vào nơi bác ái, độ lượng, hỷ xã nơi Ta, thời bậc ấy bước vào Thánh Trí mới nhận đặng ta. Bằng phàm phu tự ngã, tự kiêu, tự cho mình là đúng đắn, chỉ phê,
nghi kỵ, không lãnh được Giáo Ngôn, thì dù tu đến vạn kiếp vẫn còn vòng trong lục đạo diễn biến không ngừng.
39- Xưa ĐứcThế Tôn Ngài nói: ngón tay Ta chỉ mặt trăng, chớ chẳng phải ngón tay Ta là mặt trăng.
- Ngày hôm nay, Tôi nói:ở Phương Tây có hạt cam, Tôi chỉ bày để các ông đi tìm lấy hạt cam trồng mà đến thành tựu quả. Chớ chẳng phải Tôi nói là đem cây cam có sẵn cho các ông, lời giáo ngôn của Tôi cũng vậy.
40- Đã đắc chân lý cũng chỉ là lý chân thôi, chớ chưa pải là chân lý. Các người hãy nương vào chân lý để thành tựu sung mãn.Bằng chấp lấy cái chân lý vừa đến, cho là chân lý sung mãn thì thật là vô lý không bao giờ đến.
- Cũng như: kẻ hiểu được bên kia có hồ sen, nhưng chưa đến hồ sen. Đối với chân lý cũng vậy.
41- Bậc tu hành cho mình là phải thì bậc ấy chỉ đứng một phía của đạo thôi. Bằng bậc tu hành tìm biết được tất cả đều là phải, nó do một nơi nào mà có phải thì bậc ấy mới mong đến Phật.
42- Bậc tu hành biết hướng thượng đó chính là bậc sắp nương vào Tháng Tăng để cầu lấy giải thoát
- Kẻ tu hành chưa biết hướng thượng, thường lo cõi giải tâm, bậc ấy thường bị xoay vần trong lục đạo, chớ chưa phải là bậc nương vào Bồ Tát hạnh để thành tựu giải thoát. Bậc tu hành không nung chí hướng thượng thường vướng mắc nơi Tâm, dễ bị Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Địa Ngục lôi kéo. Bậc tu hành nên nung chí hướng thượng, được thoát trần lao, khỏi sao ba đường ác.
43- Bậc Đại Trí, Thánh cũng không thẻ soi được, Phàm cũng không biết nổi. Đó chính là Bậc Đại Trí Tối Thượng. Bằng Thánh biết, Phàm né, cũng chưa phải là Tối Thượng.
44- Bậc Trí không muốn bày ra công việc làm, nhưng đến công việc làm thì biết công việc làm.
45- Bồ Tát đi nơi hữu ngã mà thành vao ngã. Phàm phu đi rong vô ngã mà thành nhữu ngã.
46- Kẻ nghĩ đứng và sai, sai và đúng, thì không bao giờ đúng được. Bậc chẳng nghĩ mà làm, lấy cái làm thấy cái đúng, đó mới đúng.
47- Bậc cho ngọc, kẻ lãnh ngọc. Bậc lãnh ngọc biết cái giá trị của ngọc thời mới quý bậc cho ngọc. Bằng kẻ lãnh ngọc không biết cái giá trị của ngọc thời đâu có quý bậc cho ngọc, cũng như:
- Kẻ nghe pháp thi hành chuyên chú tu tập mới biết Phật Pháp là quý, Bằng kẻ nghe Pháp không thi hành chuyên chú tu tập thì pháp ấy cũng bằng thừa, làm sao báo ân Chư Phật được.
48- Bậc tin Phật phải là bậc biết pháp, Bậc tin Phật phải là bậc hiểu Pháp, bậc tin Phật phải là bậc tỏ pháp mới gọi là tin Phật. Bằng chưa biết, chưa hiểu, chưa tỏ, thì dù có tin Phật đến mấy chăng nữa cũng chưa phải là tin Phật.
49- Hành Dụng Như Lai Tạng diễn biến không ngừng, khi thuận hành thân Phật, khi nghịch nhiếp Như Lai để tận biết rốt ráo. Bậc như thế khó nghĩ bàn.
50- Bậc tu hành mong đến Bát Nhã phai tu cho thật nhiều, nói cho thật nhiều để tận biết cho thật nhiều, để quá biết liền vào Bát Nhã. Bằng chẳng tu, không nói, chưa biết, lìa tất cả đẻ vào Bát Nhã, thời nơi Bát Nhã đó chính là không nói, chẳng biết Bát Nhã. Thật khó đoạt đến Bát Nhã vậy.
51- Lời Ta nói đều là bánh vẽ, các ông hãy nương vào công đức sung mãn, đương nhiên bánh thật sẽ dén các ông.
- Bằng các ông nhận nuốt lời ta, chẳng chịu nương vào công đức sung mãn, thí các tự ăn bánh vẽ mà thôi, chớ chẳng đem được cái hữu hiệu cho các ông.
52- Chân lý là một cái bánh vẽ, khi các ông đoạt đến chân lý, chẳng hạnh nguyên nương vào phẩm công đức, thì các ông không bao giờ đoạt đến chân lý.
53- Kẻ gút mắc hay nghi chấp cần bậc giải đáp để khỏi nghi chấp thì nó không bao giờ khỏi nghi chấp và gút mắc, mà nói lại càng nghi chấp hơn. Bằng kẻ trí ở nơi gút mắc hay nghi chấp tự nằm nơi gút mắc và nghi chấp để hiểu biết tự phá. Khi đã biết được gút mắc và nghi chấp thì nó không còn gút mắc và nghi chấp.
54- Kẻ ngộc quan niệm sự thường và bất thường, diễn cảnh lớn nhỏ, quan trọng hay không quan trọng. Do ý chí trên nên sự thường trước mắt không chịu thi hành cho tròn bổn phận, để tìm cao siêu ảo vọng, đến lúc sự bất thường đưa đến tối tăm mờ mịt. Do đó mà chịu hứng pháp vô thường. Bậc Trí thường và bất thường không quan hệ, chỉ mục đích tròn duyên, tròn nguyện, nên đứng vào thường chân mà được tự tại vô ngại, thông suốt mười phương.
55- Kẻ vào đường tu mà chẳng chịu tu đó chính là kẻ di đòi nợ. Kẻ vào đường tu mà chẳng chịu tu, mộng tưởng điên đảo, đó chính là kẻ ma dân. Kẻ vào đương tu mà chẳng chịu tu, ganh tỵ đòi hỏi, đó là kẻ chưởng quỷ.
- Kẻ vào đường tu chịu phá chấp, chịu tròn duyên, tròn nguyện, lấy mục đích Chân Thiện Mỹ Hoàn Lai, đó là Bậc xây dựng Chánh Pháp, bậc Hộ Pháp đã nhiều lần gặp Phật, thề nguyên cúng dường Như Lai.
56- Càng Mạt Pháp chừng nào đến tận cùng, đó là Chánh Pháp. Càng si mê chịu tu đến tận cùng, nó sẽ tỉnh.
57- Hỡi cac Chân Phật Tử:
- Các ông hãy nương vào công đức đểthành tựu các Hạnh Nguyện, có Hạnh Nguyện mới có lợi Tự Nguyện, cũng như:
- Có làm mới có lợi, đã không lợi thì đâu có vững bền Chánh Pháp.
58- Các Chân Phật Tử:
- Hiện tại chẳng chịu tu, chịu sữa thì vị lai khó mà tu sữa. Biết hưởng hiện tại thì vị lai được hưởng. Bằng chẳng biết hưởng hiện tại thì vị la không bao giờ được hưởng. Nó chẳng phải tự nhiên hay như nhiên, vì nó có tu thì có chứng, có làm thì có hưởng. Chẳng bao giờ không làm
mà đến, không đi mà đặng.
59- Các pháp động là món ăn của Bồ Tát. Ta thị hiện ra đời hôm nay rất được thích thú, vì Ta có sự làm. Chúng sanh càng mê lầm vọng đảo, nghịch ngợm, Ta càng nhiều công việc, làm càng nhiều.
60- Bậc biết xoá mờ quá khứ để ây đắp hiện tại tu tập, đó chính là Bậc Trí. Kẻ phiền trách nông cạn quá khứ, chỉ mong cầu nơi vị lai, còn hiện tại chưa biết đến là kẻ xuẩn.
61- Các pháp vấp phải có đáng sợ không?
- Phàm Trí sợ mắc miếu, sợ vấp phải nên vấp phải đáng sợ.
- Bậc Đại Trí dùng thù thắng tâm để lướt qua các pháp. Khi vấp phải sợ mà chẳng sợ.
- Bậc Đại giác tỏ thấu nên không vấp, không sợ.
62- Bậc Trí vấp phải các pháp bởi trí chưa thông đạt, còn so tính sự đúng sai, khi vấp phải dù chẳng sợ nhưng bị sợ. Nếu cứ chẳng sợ các pháp, dùng thù thắng tâm mã thế mà không biết rõ thời nói lại thường vấp, thường chẳng sợ, đó chưa phải la bậc trí, mà chính là kẻ xuản vậy.
63- Các ông ngồi trước Ta không bao giờ tu với Ta, các ông chỉ tu với các ông thôi.Nếu các ông tu với Ta, nghe được lời Ta thì các ông tri kiến, tu với Ta thì các ông liền Giải Thoát Môn.
- Cũng như thời quá khứ, Phật thường nói: Ta là người đưa đường chỉ nẻo cho các ông, các ông tự cầm đuốc để mà đi, do đó sự tu hôm nay cũng thế.
TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN