ẤN-CHỈ VỀ SẮC-TƯỚNG

PHẦN BA.  ẤN-CHỈ VỀ SẮC-TƯỚNG

Phần Sắc-Tướng chung gồm Sơn-Hà Đại-Địa Tam-Thiên Đại-Thiên Thế-Giới, Tam-Thế cùng Tịnh-Độ, Quốc-Độ Chư-Phật, cho đến Tứ-Loài, thảy đều Hiện-Tướng từng lớp Chúng-Sanh, từng hàng Chư-Thiên, Chư-Tiên, chư Bồ-Tát cùng Chư-Phật Thị-Hiện, mỗi mỗi lớp-lớp đầy-đủ trong thế-giới, ngoài các Cảnh-Giới thảy đều thị-hiện như nhau. Chúng-Sanh cùng Chư-Phật, Bồ-Tát với Chư-Thiên Ma-Tằng, Quỷ-Quái, Hải-Tặc Sơn-Lâm cho đến bậc Thiẹn-Căn, Thiện-Chí, Thiện Cảm, Thiện-Nhân đồng hiện Thân-Thể Sắc-Tướng, cốt-cách hình-dạng ấy tiêu-biểu thời Quá-Khứ, nên chi hiện-tại HIỆN.

Do đó nên chi Thế-Giới của con người, đứng trong một nước đều nhìn nhận có từng hàng, từng lớp người, từng giai-cấp cử-chỉ hành-động sai khác nhau khó ăn-ở đồng-đẳng nhau. Bằng hộp-hóa với nhau gọi là Tri-Kỷ. Diễn-Giải như thế để tiêu-biểu trong một nước chung gồm đầy-đủ hạng người quá-khứ đã từng trực-thuộc sinh-sống các Cõi Thượng-Sanh, Hạ-Kiếp nay trở lại Thế-Gian với những điều, một là BỊ-Sanh từ Cõi-Trời hoặc Cõi-Tiên nơi Thượng-Sanh Bị Hạ-Kiếp. Hai là từ Địa-Ngục Ngạ-Quỷ, Súc-Sanh nay ĐẶNG-Sanh về Nhân-Thế. Ba là LAI-sanh con-người sanh lại con-người. Bốn là ĐƯƠNG-Sanh các hàng Bồ-Tát Thị-Hiện cứu-độ chúng-sanh. Sự hỗn-hộp nầy không riêng chi ở Thế-gian các Cõi, các Cảnh-Giới thảy đều hỗn-hộp sanh-sản đầy-đủ từng lớp Hiện-Sanh Hiện-Tướng Bá-Thiên vạn Cõi trong Vũ-Trụ về với một Cõi mà Hiện-Thân.

Bậc tu-hành trên con đường giải-quyết Vạn Pháp với Chúng-sanh, những vị nầy tu hiện-tại, nhiếp-thu quá-khứ, tận-dụng Sắc-Tướng lìa Sắc Tướng nhiếp-thu Giác-Tướng thu-đạt Như-Tướng Tận-Giác, con đường nầy là một pháp-môn: PHẬT-PHÁP BẤT-LY THẾ-GIAN-GIÁC.

Bậc nầy khi đã từng biết sự hiện-thân sắc tướng đầy-đủ hạng người không thiếu-sót vũ-trụ Tam Thiên thăng-trầm lăn-lộn không ngoài lầm-mê sanh-tử, tự-SANH sợ DIỆT, Tự-MÃN sợ KHINH, Tự-TÔN sợ THỊ, Tự-ÁI nên rụt-rè cố-thủ trở thành Bản-Ngã Cá-Nhân, phát-sanh bao nhiêu nghi-ngờ Ganh-Tị, cho nên các Cõi có hình-tướng Sắc-Tướng thảy đều phục-vụ Căn-bản là TỰ-SANH làm con đường  Sướng-Khổ lẽ-sống, sự-sống, cung-cấp Sắc-Tướng trường-tồn, phụng-sự Sắc-Tướng bất-diệt, phải lầm vào THỌ-NGÃ GIẢ-TƯỚNG, Thọ Ngã Giả Tướng là nơi hư-vọng nên khởi-sanh liền-Diệt, Khởi-cấu khởi-tịnh để an-trụ nơi thường-an, bậc tu-hành đang còn Chủng-Tánh, chủng-tánh ấy chưa sạch-sẽ dù cho tưởng bằng Tướng chi không ngoài GIẢ TƯỚNG, giả-tướng nọ nó không ngoài bốn chỗ DỤNG như trên đã nói.

Bậc tu Tự-tánh Tỏ-Tánh thường Quán Sắc-Tướng không nhiễm-Tướng gọi là Phật-Pháp Bất-Ly Thế-gian-Giác. Bậc nầy gần thế-gian Tâm không mắc-miếu, hóa-giải nghi-chấp nên chi nơi cái thấy thường thấy lỗi-lầm nơi thân-tâm mình mà hối-cải.

Lại nữa: Thật tỏ rõ con đường tu-cầu Giải Quyết Tử-Sanh, nhận lấy hiện-tại nhiếp-thu quá-khứ, còn về phần Vị-Lai, kiểm-chứng nơi Công-Đức Công-Năng Bất-Thối, do đó nên chi như-nhiên tỏ rõ thời quá-khứ. Còn hàng Tiên-Thần cùng hàng Nhị-Thừa với Chúng-Sanh-Tánh tu cầu tỏ rõ Quá-Khứ Vị-Lai hơn hiện-tại tỏ-ngộ bản-thân Tâm không nhiễm-trước, của hàng Bồ-Tát, vì sao? Vì hàng Nhị-Thừa  Tiên-Thần chỉ lìa trần cấu mà nhiễm Pháp-Tánh, Tận-Diệt bất-Tịnh lại nhiễm Thanh-Hương, lìa Tối nhiễm Sáng, lìa Thô nhiễm Thanh trở thành không nhiễm, trái lại bị-nhiễm trược.

SẮC-TƯỚNG là một chốn phơi bày Hiện-tướng thời Quá-Khứ nay đã kết-chung hình-thành nên ứng-hiện đủ màu-sắc, từ Tướng-Hình Cử-Chỉ đến Hành-Động thanh-thô giữa Nhân-Loài, mặt ngoài nhìn thấy nó bất-đồng, nhưng bậc Giác-Tướng thấy nó rất đồng theo Tánh-Trí Bình-Đẳng của nó hiện-ứng-thân nơi nó, hoàn-cảnh hiện-hữu của nó, trở thành rất nhiều Thế-Đứng trong xã-hội hiện-đại nầy.

Khi bậc tu-cầu lấy Hiện-Giác, phải hiện từ nơi Thế-Gian đến Xuất Thế-Gian đầy-đủ Vũ-Trụ tỏ-rõ Nhân-Loài nó như thế nầy, nó phải hưởng như thế ấy. Nó như thế nọ nó phải chịu như thế kia. Nó như thế khác, nó phải đi theo thế khác mà lãnh lấy trách-nhiệm sướng-khổ, do tại nơi nó mà ra, chớ chẳng ai làm cho nó phải như thế. Thế-Đứng nơi Sắc-Tướng phải tận-tận. Thị-Hiện Viên-Dung suốt-suốt đó là Giải-Thoát, chớ không chi Giải-Thoát.

SẮC-TƯỚNG Thân-Hình, không bao giờ thay-đổi mà nó vẫn đổi thay, gọi nó không khác mà khác. Hoàn-cảnh khẳng-định không bao giờ thoát nổi. Nhưng nó lại vẫn thoát-sinh đến mức rất an-bài.

Bậc không khác mà khác. Hoàn-cảnh không thoát nổi mà thoát rất an-bài. Những bậc nầy có Căn Bản tự-lượng lấy mình, tự-chính bản-thân phải bổ-sung những điều thiếu-khuyết, bằng dư-dả phải giảm đi. Tự-trọng mình, tự-tôn không khinh-rẽ kẻ khác, đây là một cơ-bản tiến-thân Sắc-Tướng đáng kể.

Những bậc không khác mà khác. Không thoát mà thoát nó vấp phải ba điều-kiện nầy phải trải qua hàng bao nhiêu Công-Năng Công-Đức mới vượt khỏi, bằng vô-tư không khai-triển khó thành-đạt được mục-tiêu trên để đi trên con đường giải-quyết Sanh-Tử.