THỌ GIỚI ĐẠO TRÀNG

Con đường Tu-Phật đã có một GIỚI nơi Đạo Tràng hãy THỌ-GIỚI ĐẠO-TRÀNG, TRÌ-GIỚI theo TÔN-CHỈ có một tinh-thần quyết-định gọi là ĐỊNH. Khi GIỚI đồng với ĐỊNH xong liền lãnh-hội Bảo-Pháp gọi là TUỆ. Lúc đã có sẵn TRÍ-TUỆ phải thực-hiện BA-LA-MẬT-ĐA về với CHÂN-TÔN TRỰC-GIÁC.

Cao-quí thay lời Vàng chăm-chỉ cứu-chữa các con bệnh mê-lầm thật chu-đáo tỉ-mỉ thay! mấy ai đã tỏ rõ thâm-tình của Chí-Tôn Vô-Thượng? Từ-Ngôn-Từ Ấn-Quyết các Chư-Tăng lãnh-hội tu-hành, ban-bố GIỚI-ĐỊNH-TUỆ cũng-cố nghiêm-túc quá đà, nên chi GIỚI-ĐỊNH-TUỆ kia trở thành vô-ích lầm-mê. Giới gìn-giữ giới. Định Tọa-Thiền xuất-định hay ổn-định hoặc Cố-Định, tùy theo Chư-Tăng chỉ-đạo liền phát-sanh Trí-Tuệ. Làm như thế, giải như thế tất cả thảy đều có mỗi một định-hướng Tận-Diệt-Nghiệp, tận-diệt hiểm sâu độc-ác, xa-lìa nghịch-pháp, huân-tập thiện-chân, dùng Tịnh-Diệt tu-cầu Đại-Thanh-Tịnh sa vào Tiên-Đạo, trái với Thể-Tánh Vạn-Pháp, nên chi khác xa với con đường giải-quyết Vạn-Pháp với Chúng-Sanh, bao giờ tu-đạt đến Chánh-giác?

Các bậc tu-hành, lầm đường lạc lối thành-thử tu hàng vạn-triệu kiếp chưa hình-thành, chưa đoạt đến hoàn-lai Chân-Thiện-Mỹ. Vì sao?  - Vì tu chỉ biết mình tu nhận lãnh chốn tu-hành củng-cố theo khẳng-định, làm thế nào Trí-Tuệ thoát-sanh truy-tầm duyên-căn tận gốc để mà Tri-Kiến Giải-Thoát Môn?

Dù cho hàng Xuất-Gia hay Tại-Gia cũng đều là Giới Xuất-Gia cùng Giới Tại-Gia, mỗi GIỚI đều giữ trọn. Bằng làm con-người phải giữ trọn tiếp-đãi hoặc đối xử với con-người cho trọn. Nếu là con-người tự mang lấy Man Tâm Dã-Thú thì thử hỏi có phải con-người chăng?

Tinh-Thần nơi Đạo-Phật cũng như thế. Khi Bậc Xuất-Gia nên chủ-quán Thế-gian Giả cốt Xuất-Ly Thế-gian, lìa hẳn Cấu-Tịnh Dị-Biệt giữa Giới Xuất-Gia cùng Tu Tại-Gia, khỏi bị vướng vào sanh Tâm phân Dị-Biệt. Còn Bậc Tại-Gia phải nâng cao tinh-thần hướng-thượng, nhìn tất cả lý-sự khổ-đau của quần-chúng, mới sanh-tâm Đại-Nguyện lướt qua từng bối cảnh mà tu-hành. Đây chính là một bước đầu con-đường  Tri-Kiến. Vì sao? - Vì Xuất-Gia là Pháp-Môn VÔ-VI Xuất-Thế, Công-Đức không màng, Công-Phu chẳng bỏ, Lợi-Ích không cầu, Danh-Nghĩa chẳng Tham, đó mới thật Xuất-Gia Tri-Kiến Giải-Thoát. Còn bậc Tại-Gia, gần Phàm-Phu không làm mất hướng-thượng nơi Thánh-Ý.

Bậc tu-hành rất cần hiểu sâu thâm-nhập, mới rõ thấu Thể-Tánh Vạn-Pháp để mà tu. Bậc chưa bao giờ hiểu thấu thể-tánh vạn pháp, cuộc di-chuyển vạn-pháp, linh-động nơi vạn-pháp, thời dù cho tu bá-thiên vạn-kiếp chưa bao giờ giải-quyết đặng Tử-Sanh, vẫn trong vòng tập-khí  Sanh-Tử mà Sanh-Tử trôi giạt Luân-Hồi. Đây là một mục-đề căn-bản, vạch lối để các bậc tu hành tìm chân tu trên con-đường Giải-Thoát. Khó-khăn thay! Con-đường  Tu-Phật, bậc tu-hành dù cho viễn-đạt đến đâu chăng, còn Tập-Khí  vẫn còn Sanh-Tử, còn trong vòng Phật Pháp, Pháp-Phật vẫn còn Tử-Sanh. Dù bậc Đắc-Đạo Tri-Đạo khéo Thuyết-Đạo đều là bậc tỏ rõ đường đi lối về Đạo-Phật, làm sao thoát ly Đạo-Phật mà Giải-Thoát. Dù Phật đã dạy: Đạo-Tràng cứu-cánh Giải-Thoát chăng, chưa giải-quyết Sanh-Tử vẫn chưa giải-thoát khỏi Tử-Sanh.

Đương thời Quá-Khứ. Có một Vị Đại-Sư Chỉ-Đạo, một hôm có Vị Trưởng-Giả đến thưa hỏi: “Bạch Đại-Sư, Tri-Kiến Giải-Thoát. Còn Sanh-Tử hay chăng?”. Đại-Sư đáp: “Tri-Kiến Giải-Thoát không còn Sanh-Tử”. Thế mà Đại-Sư vẫn đi trong Sanh-Tử, hiện thân kẻ đưa đò, cốt tìm cho đặng Vị Minh-Sư thưa hỏi, mãi đến 18 kiếp mới gặp Minh-Sư. Vị Đại-Sư thưa hỏi như trên, Minh-Sư đáp: “Còn Tập-Khí  chưa viên-đạt, con đường  Sanh-Tử vẫn Tử-Sanh.” Đại-Sư mừng-rỡ bái-tạ mới nhập Bát-Đại Niết-Bàn. So những điểm trên đủ tỏ-rõ, con đường Sanh-Tử là một con đường  ấn-quyết Sanh-Tử, con đường quan-trọng nhất cho bậc tu cầu Chánh-Giác hoàn-toàn Giải-Thoát, không còn tập-khí  Sanh-Tử là như thế.

Con-đường nầy các Bậc, các Chư-Tổ đã từng qua giải-quyết Sanh-Tử, gọi là MINH-TÂM KIẾN-TÁNH. Bậc tu trước tiên phải Minh-Tâm tận soi Kiến-Tánh. Tánh nó có bốn chỗ DỤNG khác nhau, bốn chỗ dụng nầy phải tận-thấu mới thoát-sanh, thoát-diệt, tường-tận chu-đáo mà giải-thoát.