THẾ NÀO LÀ PHÁP-GIỚI? THẾ NÀO DIỄN-CẢNH?
Pháp-Giới nó trực-thuộc Cố-định nền-nếp sống lẽ sống đang sinh-sống của mỗi chúng-sanh, không ngoài Thiên-Sống, Nhân-Sống, A-Tu-La Sống, Ngạ-Quỷ, Súc-Sanh cùng Địa-Ngục đang sống hiện-tại Thế-Gian, chia ra rành-mạch củng-cố mà sống gọi HOÀN-CẢNH hay Số kiếp con người.
DIỄN-CẢNH, diễn-cảnh do nơi khởi-sanh trong từng thứ-lớp trình-độ giai-cấp chúng-sanh mà ra, mỗi một chúng-sanh thảy đều Bình-Đẳng Tánh-Trí, mỗi-mỗi đều mang lấy Lý-Trí giai-cấp trình-độ mình, cuộc sống nó không ngoài CẢNH SANH-TÌNH, bậc khác hơn lấy TÌNH mà Sanh Cảnh, chính là Bậc Đạo-Đức, được gọi là Quân-Tử.
Từ Nhân-Sinh hay Tứ-Loài trong Vũ-Trụ Tam Thiên đều hấp-thụ SẮC-PHÁP, nếu chẳng có Sắc-Pháp thời chúng-sanh không phát-sanh Trí-Tuệ hiểu-biết đặng, cuộc diễn-tiến đảo-điên, Cảnh sanh Tình kết-nạp, nên chi mới có Kiến-dục Ái-dục, được gọi là NGŨ-DỤC Tham-lam, diễn-cảnh thăng-trầm xuống lên không dứt, nó in tuồng Pháp-Giới, chính nó cũng là Pháp-Giới Khởi-Sanh, Khởi-Diệt Cấu-Tịnh tạo thành vòng-đai Luân-Hồi Sanh-Tử.
Hàng Bồ-Tát thật tỏ rõ. Từ nơi Tánh-Trí suy-nghĩ nơi chủng-tánh, do nơi Tư-Tưởng phát-huy Hồi-Tưởng, Tư-Tưởng làm Chủ-Động của suy-tưởng (suy nghĩ), trưởng-thành Quán-Tưởng đến Định-Tưởng, mới phát-hiện hành-động cho nên mới gọi là Tư-Tưởng làm MẸ-ĐẺ Hành-Động. Hành-Động này nó trực-thuộc trình-độ giai-cấp của mỗi chúng-sanh có mỗi hành-động. Chủ-đích nơi nó xuất-phát Tánh-Tình cũng là Tánh-Trí Hành-Động, không ngoài đồng-hộp-hóa giữa chúng-sanh với nhau, hay Bất-Hợp-Hóa mà có Diễn-Cảnh Thuận-Nghịch là hai con đường chúng-sanh phải chịu lấy.
Bồ-Tát thật rõ, còn rõ hơn thế nữa nên CHỨNG-TRI Vô-Sanh. Thân-Khẩu-Ý liền-lạc không sai-lệch, nhờ như thế mới có uy-nghi, uy-thế của Bồ-Tát. Bồ-Tát liền Tuyên-Thuyết: NHẤT-NGÔN TRI-KIẾN-PHẬT làm cho tất-cả nương nơi Bồ-Tát, đó chính là con đường Bồ-Tát độ Chúng-Sanh.
Khi Bồ-Tát viên-dung nương nhờ nơi tu-trì Chủ-quán, Bồ-Tát thường Quán-Thế, pháp-môn Quán-Thế của Quan-Thế-Âm Như-Lai-Phật là con đường tự-tại của Bồ-Tát, con đường nầy nhiếp-thâu đầy-đủ Tịnh Bất-Tịnh thảy đều Hiện-Thân cứu-độ. Bồ-Tát thường đứng trong Diễn-Cảnh Bối-cảnh của chúng-sanh mà cứu-độ, do đó nên chi Bồ-Tát mới viên-dung Nghe-Thấy-Biết tận-tận, được gọi là: HIỆN-NHẤT-THIẾT SẮC-THÂN-TAM-MUỘI.
Hiện-Nhất-Thiết Sắc-Thân Bồ-Tát đã từng lìa Ngã cùng Ngã-Sở không còn Tự-Mãn, Tự-Ý, Tự-Lợi, Bồ-Tát Quân-Minh Tha-Lợi, do đó nên chi tỏ rõ THỰC-TƯỚNG VÔ-TƯỚNG Tam-Muội Pháp-Môn làm Chủ Trì Thực-Vô, Vô-Thực, Chứng-Tri Bát-Nhã, gọi là Bồ-Tát Ma-Ha-Tát. Bồ-Tát Ma-Ha-Tát không còn tập-khởi, tập-nhiễm trần-lao, vì đã trải qua Chủng-Tánh Chúng-Sanh-Tánh cùng Bồ-Tát-Tánh, Thực-chứng.
Hàng Ma-Ha-Tát đã thấu-đạt Pháp-Tánh là chỗ Dụng thứ ba, cũng là một yếu-tố đáng kể nhất, trên con đường Vạn-Pháp với Chúng-Sanh, chúng-sanh lầm-lạc sa vào các Cõi cùng các Cảnh-Giới Tam Thiên Đại-Thiên Thế-Giới cho đến Tam-Thế-Phật phải Thị-Hiện Cứu-Độ nơi mù-quán của chúng-sanh. Kim-Cang-Kinh đã nói:
NHẤT-THIẾT HỮU-VI PHÁP.
NHƯ MỘNG HUYỂN BÀO ẢNH.
NHƯ LỘ DIỆT NHƯ ĐIỂN.
ƯNG-TẮC THỊ NHƯ QUÁN.
Pháp-Tánh kia nguyên-thể vốn Vạn-Pháp, Như-Nhiên Bất-Biến, do nơi Chúng-Sanh lầm-lạc Thọ-Chủng, trở thành Bị-Biến Diệt-Sanh, thêm vào đó phát-sanh hư-vọng đảo-điên, Vạn-Pháp kia tùng theo hư-vọng đảo-điên mà ứng-hiện, thành thử gọi là PHÁP TÁNH VIÊN-DUNG BÌNH-ĐẲNG, có nghĩa tất-cả Chúng-Sanh. Nó nghĩ như thế nào thảy đều ra như thế ấy, đứng trước khía-cạnh bá-thiên Vạn Lý đến Vạn TRÍ thảy đều có cái Chân-Lý PHẢI nơi nó, cho đến nổi TÁNH nào, CHẤT nào, PHẨM-LƯỢNG nào vẫn đều Chánh-Báo Thọ-Báo không sai với nó, tựa như Bóng với hình, làm cho tất cả chúng-sanh khó thoát khỏi Tử-Sanh cùng Sanh-Tử trong khi đã từng sạch-nghiệp, sạch-Lý vẫn còn Tử-Sanh Sanh-Tử, dù cho bậc bâc tu-hành không chấp-nhận Pháp-Tánh vạn-pháp trao trả hư-không vô-tận, vẫn bị nơi KHÔNG của Pháp-Tánh điều-động thì sao?
Bậc Ma-Ha-Tát nhìn-nhận, trước kia Chúng-Sanh Trí-Tuệ thuộc về Viên-Dung Như-Lai Trí. Như-Lai thời không thể chỉ, còn viên-dung Như-Lai làm như thế nào để biện-minh. Nhưng Tập: CẨM-NANG nầy cốt lưu cho tất cả các bậc tu-hành dễ nhận-chân thực-hiện vào con đường giải-quyết Tử-Sanh thành thử phải diễn-giải trên.
Trí Như-Lai Viên-Dung chung khắp. Khi Chúng Sanh Thọ-Chủng Tánh Chúng-Sanh, thì Trí kia vương vào TẠNG-THỨC, nhưng tất cả thuộc về Hạt-Giống Như Lai nên Trí-Hóa phải tùy-thuộc nơi Như-Lai-Tạng. Như-Lai-Tạng trực-thuộc về mỗi Tạng-Thức củng-cố nhận lấy Tạng mình làm bảo-trì Lý-Trí, Như-Lai Tạng với Pháp-Tánh lại đồng-thể như nhau, do đó từ nơi Phải-Trái Tốt-xấu Hư-Nên tất cả Ngôn-Từ, Ngôn-Thuyết thảy đều chung qui NHƯ-VẬY.
Tạng-Thức mỗi mỗi chúng-sanh đồng Nghe-THẤY-BIẾT, nhưng bất-đồng do nơi Chủng-Tánh khác nhau. Phần Pháp-Tánh do chúng-sanh lầm-lạc Tạng-Thức mộng-tưởng mới hình-thành, do mong-muốn mà ứng hiện, tùy-tùy từng lớp ứng-hiện không thiếu sót, cho đến nổi những bậc giải-Lý tầm-Chơn vẫn là Chân Lý Pháp-Tánh ứng-hiện, lầm-lẫn thụ-chấp kiến-tạo an-trụ lầm nơi sở-chứng của mình, nào ngờ vấp phải mù-quán, cho nên không thể công-dụng Văn-tự minh-thuyết hoặc Thuyết-minh để phơi-bày cho tường-tận, nơi chốn diễn-biến của Pháp-tánh, duy-nhất các bậc tu-hành vừa hiểu-biết vừa, THỰC-HIỆN mới THÂM-NHẬP, mới VIÊN-DUNG nơi TỎ-TÁNH mà thôi.
Khi tỏ rõ, tận-thấu Pháp-Tánh mới được gọi là MINH-TÂM, lúc thu-nhiếp Pháp-Giới tường-tận hàng hàng lớp-lớp mỗi khẽ-động giao-tế, từ tư-tưởng đến Hành-Động Cớ và Sự, nhiễm như thế nào phát-sanh Lục Căn, Lục-Trần, Thân cùng Tâm phương-diện nào, gọi là CHỦNG, phương-thức nào cho là Nghiệp. Sự-Lý đọng-vọng, Bậc nào dùng Sự làm Phật-Sự, kẻ nào dùng LÝ tu-hành, Tánh cùng Tướng kết-nạp hình-thành như thế nào thảy đều tận-tận không hề thiếu-sót, đó mới gọi là MINH-TÂM KIẾN-TÁNH, ngoài ra chớ nên dùng Có Sắc-Pháp hay Sắc-Tướng cầu báo. Lại chớ nhận Không, dụng Trí nơi an-trụ-xứ, hai điểm này bậc tu chưa Thông-Đạt, Tận-Thành, hãy còn nghi vẫn phải thực-hiện đến lúc giải-quyết đặng chúng-sanh cùng Vạn-Pháp, rất tường sai, Ly tận đoạt Chơn. Vì sao? - Vì TẬN-TÁNH tỏ-chơn đường đi lối về SANH-TỬ. MINH-TÂM Trực-Ngộ PHÁP-TÁNH diễn-hành, Thọ-Chủng TÂM-THỨC trực-thuộc NHƯ-LAI-TẠNG điều-động.
Bồ-Tát Ma-Ha-Tát. Trước tiên phải là bậc tu-đạt Bát-Nhã-Trí, khi Bát-Nhã-Trí viên-thông ra vào Viên-Giác mới Chứng-Tri Ma-Ha-Tát. Bậc tu cầu phải đi vào con-đường Tứ-Nhiếp-Pháp cùng Lục-Ba-La Mật-Đa. Ba-La-Mật-Đa thành-tựu Bát-Nhã-Trí, đoạn trên đã nói: Chớ nên dùng KHÔNG lìa Trí mà an-trụ xứ rất tai-hại đường tu, sai với Tinh-Thần Giải-Thoát.
Ma-Ha-Tát đã giải-quyết Ba chỗ DỤNG. Chủng Tánh Chúng-Sanh-Tánh và Bồ-Tát Tánh, tu-đạt đến Tận Tận Vô-Minh, Vô-Minh liền Tận, chưa bao giờ hàng Bồ-Tát tận-diệt Vô-Minh, thành thử trơn liền, không còn PHẬT-CHỦNG là Phật-Tánh nữa. Bồ-Tát Thành-Phật độ-sanh, trải qua xây-dựng Quốc-Độ SẮC-TƯỚNG Bất-Biến Thường-An Bất-Diệt vậy.
Hàng Ma-Ha-Tát rất thâm-nhập Lý-Chí của các lời Phật-Ngôn chỉ-giáo hướng-dẫn chúng-sanh trên con đường Giải-Thoát. Chư-Phật dặn-dò tất cả các bậc tu-hành chớ nên Chấp-Trụ, lìa hẳn Lý-Sự đảo-điên mộng-tưởng, phải tu-cầu lãnh lấy sự tu cầu bằng Pháp Vô-Lậu, sẽ kết-quả Vô-Biên-Xứ, Vô-Định-Xứ, tỏ Vô-Tận-Xứ rốt-ráo giải-thoát Niết-Bàn hai cánh cửa Niết-Bàn mà Chánh-Giác cho nên Phật nói: KHÔNG ĐẮC mà ĐẮC. KHÔNG-CHỨNG mà CHỨNG. KHÔNG-ĐẾN mà ĐẾN. KHÔNG Công-Đức mới gọi là CÔNG-ĐỨC. KHÔNG-THÂN mới là THÂN. Những Ấn-Chỉ Phật-Tôn nầy, chỉ có hàng Ma-Ha-Tát đã từng thấu, vì sao? Vì Hiện-diện chúng-sanh đang còn Bốn Chỗ DỤNG, đang trực-thuộc vạn-pháp tử-sanh chưa giải-quyết sanh-tử, trong lúc đảo-điên hoài-vọng năng-chấp bị-trụ lầm-lẫn Sở-Đắc Chứng-Tri, thảy đều mơ-màng nơi diễn-ảnh, mộng-tưởng Niết-Bàn hai cửa HỮU-VÔ, làm thế nào Chánh-Giác? Đây là những điều các hàng Ma-Ha-Tát trải qua thâm-nhập, nên chi hàng Đại-Bồ-Tát NGHE-THẤY viên-dung, tỏ rõ tận-tận vô-biên-xứ, chưa hề có chỗ nghi nào cả. Có một thời VÔ-THƯỢNG-TÔN Ấn-Chỉ, cốt cho tất cả các hàng Tín-Tâm tu-tập hãy nương theo đó mà nhận-chân Pháp-Tánh, tư-tưởng hình-thành Ngài nói:
THÂN thời đầy-đủ vẹn-toàn.
Phần Tâm-Trí-Óc, của Tiên-Thánh-Thần.
GIÁC-Hoàn chính thật là THÂN.
Tại sao, ngơ-ngẩn phân-vân nỗi gì?
Tìm đâu, nhìn thẳng bài Thi.
Lời TA đã nói những gì PHẬT-TÔN.
Trải qua hàng bao nhiêu năm, hiếm bậc tu-hành hiểu đặng. Vì sao? Vì lời Ấn-Chỉ vẹn-toàn, tất cả các hàng tu chưa đến nơi Giác-Tướng, đang còn vướng vào BỐN CHỖ-DỤNG quay-quần, từ Chủng Tánh đến Pháp-Tánh là nơi Tiên-Thánh-Thần sở-chấp an-trụ, bậc tu đa phần chỉ đang tu để tỏ đường tu, thành thử chẳng nhận chân giá-trị Ấn-quyết. Khi Chúng-Sanh đang ở nơi chốn thấy, chưa bao giờ thấy đặng. Lúc chúng-sanh vượt tầm chốn Thấy mới Thấy đặng mà thôi, gọi là: Ở nơi Nghiệp chưa thấy đặng Nghiệp, thoát khỏi Nghiệp mới thấy Nghiệp. Hàng Chủng-Tánh Bồ-Tát đang nhiếp-thâu vạn-pháp, chưa tường-tận vạn-pháp, đến khi bước sang Ma-Ha-Tát mới tỏ rõ vạn-pháp là CÁI GÌ?