Con đường Tu-Phật là con đường duy nhất, bậc Tín-Tâm thiết-tha cầu Đạo để giải-quyết sanh-tử. Bằng các bậc tu-hành dù cho thiết-tha thành-thật đến đâu chăng, chưa chủ-yếu giải-quyết, vẫn chưa Giải-Thoát.
Đường tu các mối tu phải hiểu thấu Thể-Tánh Vạn-Pháp, cốt Tỏ-Pháp mới giải-quyết Tử-Sanh. Nếu tu Thông-Đạt lối tu, thông-đạt vạn-pháp, chưa tận-thấu đường đi lối về, vẫn còn tập-khí Sanh-Tử, chẳng bao giờ Giải-Thoát.
THẾ NÀO THỂ TÁNH VẠN PHÁP ?
Vạn-Pháp Thể-Tánh DIỆT rồi mới SANH, hay HOẠI xong mới SANH. Nơi Hoại rồi mới Sanh là nơi NHƯ-NHIÊN HIỆN-SANH THƯỜNG-CHÂN BẤT-BIẾN. Chỉ vì chúng-sanh lầm-lạc Thường-Sanh Bị-Diệt, mong Diệt bị Sanh, tu sai với Thể-Tánh, thành thử khó giải-quyết Sanh-tử, khó tu-đạt Chánh-Giác, làm thế nào Giác-Ngộ?
Vạn-Pháp với Chúng-Sanh đồng-đẳng không hai, Chúng-Sanh chẳng lầm-mê thảy đều là Phật, vì sự-Lý mê-lầm bất tương-đồng, chúng-sanh thọ-nghiệp, thọ-chủng, thọ-giới làm Chúng-Sanh-Giới. Khi Là Chúng-Sanh-Giới, một là nương theo Pháp-Giới tỏ rõ thâm-nhập Pháp-Giới để Giải-Giới. Hai là nương Khởi-Sanh, Khởi-Diệt, cốt THỊ-CHỨNG VÔ-SANH giải-quyết Sanh-Tử. Ba là lầm vạn-pháp tu-hành TỎ-PHÁP Đắc-Đạo.
Chư-Phật nhận thấy Chúng-Sanh Thọ-Giới Thọ-Chủng cùng Thọ-Nghiệp say-đắm nơi SẮC-THINH-HƯƠNG-VỊ Theo Ngũ-Dục thọ-Ái, kiến-Dục, nên chi Phật mới nói nơi Sanh-Diệt, Diệt-Sanh đều là Pháp Vô-Thường di-chuyển thay đổi không ngừng, cốt cho chúng-sanh chẳng nhiễm-trước, để lìa Ái-Dục Kiến-Dục, khỏi mắc miếu nơi Sắc-Thinh-Hương-Vị mà Thọ-Ngã Thọ-Nghiệp, Tâm không nhiễm trước mới tương-đồng với Thể-Tánh Vạn-Pháp mà Giác-Ngộ. Còn phần chúng-sanh phải sống trong chập-chờn Đói-No, Sướng-Khổ cùng Sống-Chết, mỗi một con-người cho đến hàng triệu con-người chẳng có con-người nào có Lẽ-Sống vĩnh-viễn cả, do đó kiếp con-người Giàu-Sang Danh-Giả thảy đều cuộc sống tạm-bợ, đời sống vô-ý-nghĩa đối với họ.
Lúc con-người phát-tâm tu-hành, tìm lẽ-sống Bất-Diệt, thoát khỏi Vô-Thường về với Thường-còn Bất-Biến. Những con-người nầy rất hiếm. Đa phần tu để tu cho ổn-định nó có một lẽ sống nương nơi đường tu hành mà sống an-lành. Khi đã mang lại sự kết-quả nơi họ, nhiều ít tùy nơi Thành-Thật và Thiết-Tha mà đáp số kết-quả, đương-nhiên những bậc ấy hăng-say, nhiễm Đạo mới nhận cảm Bản-Thân mình quá ư nhiều Nghiệp. Nghiệp kéo lôi bê-trễ, Nghiệp ngăn-cản đường tu do Tâm-Thức Chấp-Nghi, Nghi-Chấp, Nghiệp nó chướng-đối từng phần, va-chạm từng cơn, từng khúc. Mắt sanh chướng-ngại kẻ bạo-tàn. Tai nghe rủa-quyền, quyền-rủa độc-ác thô-bỉ cho đã cơn tức-tối của mọi người phát hiện. Bậc tu-hành lành-lẽ bèn Niệm-Phật để giải-trừ về KHẨU, Niệm-Pháp (xem Kinh-Pháp) cốt Tỏ-Tâm cung-kính cúng-dường Chư-Tăng cốt lãnh-hội đường-hướng tu-học.
Từ hàng nghìn xưa cho đến hiện nay Đạo Phật đã có TÔN-CHỈ cùng MỤC-ĐÍCH nơi Chư-Tăng hướng-dẫn, ĐẠO-LÝ làm con-đường Xây-Dựng Bản-Thân. GIÁO-LÝ con đường thâm-nhập tỏ rõ lời chỉ-dạy Kinh-Điển. Thực-Hành mới chứng-tri Bảo-pháp, kết-quả công-cuộc tu-hành.
Nhưng lạ thay! Lý thì nó có Bá-Thiên vạn Lý, nói như thế nào nghe ra cũng phải. Còn Trí lại có trình-độ khác nhau nơi cao chốn thấp. Từ Thánh đến Phàm, từ Tiên-Thần đến bậc Giác-Ngộ thảy đều mỗi Bậc nghe rõ mỗi lời, mỗi nơi nghe thông mỗi chỗ, mỗi cấp, mỗi tầm-số thảy đều thực-hiện theo nơi, tầm-số mình, nào mấy ai nghe suốt bá-thiên vạn Lý-Trí đồng nhất đâu mà thực-hành đúng với lời Vàng Kinh-Pháp? Khi bấy giờ bậc Chánh-Giác, bậc đã suốt-thông thấu-đáo Lý-Trí chung khắp Thế-gian và Xuất-Thế-Gian Tam Thiên Vũ-Trụ, nó có từng GIỚI, từng Phần, từng Dòng, từng Họ, Giới nào dòng nào tai nghe quen thuộc, mắt nhìn thường-an, miệng nói thường-lệ, nên chi không còn chướng-ngại khó nghe, khó hiểu, đồng trong một giới thảy đều thông-cảm nhau. Bằng khác Giới, phải THỌ-GIỚI, thâm-nhập giới mà Nghe-Thấy-Biết thật-sự không còn chướng-ngại, nên chi mới nói: Các bậc tu hành phải tu nơi GIỚI-ĐỊNH-TUỆ. Khi VÔ-THƯỢNG-TÔN tỏ rõ ngọn-ngành nên đã nói:
Nếu biết sớm chiều chưa thoải-mái.
Hương-nguyền nên giữ tấm tình trong.