20. VỀ MẬT TÔN

Theo như trên đã nói, Mật Tôn hoặc Thiền Tôn tùy căn cơ ứng hiện, không thể nào bắt chước hay mong muốn mà đặng. Bậc đã có sẵn căn cơ Mật Tôn thì bậc nầy mới vừa tập tu Thiền, khi tập Thiền thân mình chuyển động tựa như dòng điện mạnh chạy toàn thân, đầu cổ rung chuyển, thân mình quay cuồng, tùy theo nhiều ít mà chuyển động.

Hành Giả bình tĩnh đó là Mật Pháp giải tỏa các Nghiệp, các đố tật. Lúc bấy giờ hành giả cần nên sửa Tánh, xét xem trong các đố tật ngăn ngại nên cổi giải Tâm chớ nên thọ chấp, hãy xem nơi TÔNG, CHỈ, THỂ, DỤNG của Như Lai Thiền không Trụ Chấp thì Mật Tôn lần lượt thay đổi từng giai đoạn, khi thì bắt Ấn, lúc đi quyền thảo. Nên cẩn thận chớ để bên ngoài hay biết đương sinh phê phán khó tu, nên gìn giữ như sau:

THÂN KÍN NHIỆM, KHẨU KÍN NHIỆM, Ý KÍN NHIỆM

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

19. PHƯƠNG THỨC THIỀN TỌA

Về phương thức, Ngài chỉ dạy đương thời thì không khác trong tập NHƯ LAI THIỀN nầy. Nhưng hành giả nào Tín Tâm nhập đạo, ban đầu truyền pháp môn NIỆM PHẬT, sau được xem xét kỹ càng, sắp cho phép tu Thiền thì hành giả đó phải Trường Trai 7 ngày (bảy ngày.)

Tập tọa Thiền, hành giả Niệm Phật xong, bắt đầu Tĩnh Tâm 5 phút. Sau khi Tĩnh Tâm niệm danh hiệu “NAM MÔ TỊNH VƯƠNG PHẬT” 7 lần, trong 7 lần niệm như thế phải niệm bằng tưởng niệm độ 10 phút hay 7 phút, xong xả tư tưởng nhập Thiền.

Đối với pháp môn Như Lai Thiền có cả THIỀN TÔN đồng với MẬT TÔN song ứng, song hiện, tùy căn cơ của hành giả mà ứng hiện nơi tọa thiền. Có vị tọa thiền nhập thiền 8 phần thì Mật 2 phần, có vị Mật 7 phần thì Thiền 3 phần. Nó cứ mãi phiên diễn đến lúc Tịch Tịnh Viên Minh mới kết quả hoàn mỹ.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

18. LỐI CHỈ ĐẠO

Lối Chỉ Đạo chung gồm HIỂN GIÁO, THIỀN GIÁO, TỊNH GIÁO, dụng phương tiện PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN GIÁC, khi hành lễ mới mặc Y Áo, ngày thường vẫn sinh sống làm ăn. Mỗi chân phật tử ngụ tại gia vì chưa có thành lập cơ sở chùa. Ngài thường nói : “ĐẠO ĐỜI HỢP NHẤT TRƯỜNG TỒN PHẬT TÔN.” Ngài cho thành lập Tứ Chúng như sau:

* TÍN ĐỒ ĐẠO CHÚNG

* TRƯỞNG GIẢ CHÚNG

* HỘ PHÁP CHÚNG

* THỊ GIẢ CHÚNG

Mỗi chúng có hàng trăm vị tu theo Chúng Hạnh cùng với Công Đức Hạnh của Chúng mình cho phù hợp với Hạnh Nguyện. Như Hộ Pháp Chúng thời chuyên ròng thuyết pháp, Trưởng Giả Chúng thì chăm sóc cơ sở, hương đăng cúng dường, Thị Giả Chúng thì hầu cận bên Đức Tăng Chủ, còn Tín Đồ Đạo Chúng là những vị mới vào nhập đạo. Lúc được xem xét hành nguyện phù hợp với chúng nào thì sát nhập vào chúng đó. Với mục đích lối chỉ đạo làm thế nào cho tín chúng có căn bản Đạo Hạnh Trí Tuệ song tu.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

17. PHƯƠNG THỨC THỜI CÁC CHƯ TỔ LẬP THIỀN TÔNG

Theo sử chép thứ lớp của các Tổ về Thiền Tông có 28 vị Tổ, còn ngoài ra các bậc Giác Ngộ khác chưa kể được. Thiền Tông vào thời đại Triều thần Vua Chúa chỉ có: Đinh, Lê, Lý, Trần rất thịnh hành. Đến nay vẫn còn như Nhật Bản, Tây Tạng cùng Việt Nam và các nước lẻ tẻ, tuy không thạnh hành gì cho lắm, nhưng vẫn gìn giữ Tông Thiền.

Đứng về tinh thần của Thiền Tông các hành giả phải lập TÍN, HẠNH, NGUYỆN đồng với GIỚI, ĐỊNH, TUỆ là nòng cốt của Thiền Tông. Nếu chưa có hai Bổn Nguyện đó xem như bất thành THIỀN GIẢ.

Còn về nơi Thiền Môn, các Tổ tìm nơi thanh tịnh, khi đã có nơi thanh tịnh khí hậu điều hòa các Tổ mới cho cất từng các Cốc cách nhau 5 thước hoặc 10 thước một cái Cốc. Mỗi Cốc có 1 vị ở để tu Tọa Thiền. Mới ban đầu hành giả vừa nhập môn thì phải tu Niệm Phật trong thời gian 3 tháng, sau Tổ nhận xét Tín, Hạnh, Nguyện nhất định, lúc bấy giờ mới cho làm lễ Nhập Lưu. Bậc đã Nhập Lưu, tùy khả năng tọa thiền nhiều ít, mỗi ngày đêm từ một Thời công phu đến bốn thời công phu Thiền Tọa. Có bậc phải Tọa Thiền Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu, cũng có vị nguyện tọa thiền ở luôn trong Cốc đến khi Giác Thiền mới đứng dậy.

Sau ngài Hư Vân Hòa Thượng mới tùy theo thời cải cách từng cốc nhỏ, xây cất một ngôi Thiền chia ra từng phòng nho nhỏ để mỗi vị hành giả một ngăn gọi là Thiền Đường. Đứng về tinh thần Thiền Tông không khác mấy với chư Tổ, nhưng trên hình thức có phần khác hơn ở nơi thuyết giải nhiều, lại tại trung tâm Thiền Đường có vị trụ trì Thiền Sư chăm sóc, vì thời này cũng là thời các tín tâm hành giả đã bắt đầu công phu bê trễ, nhưng sự cố gắng của Ngài Hư Vân cũng kết quả đáng kể.

Đến thời Hạ Lai lạc pháp năm 1956, Ngài Tịnh Vương chú trọng về môn Thiền Tông, không biết làm thế nào truyền trao môn Thiền kế tiếp cho Tín Chúng thời Lạc Pháp, Ngài có ý định nhưng gặp lúc đương thời không cho phép vì Ngài là một Cư Nhân sinh sống về nghề buôn bán thường tình. Đến năm 1959 Ngài mới viết xong tập DUY NHẤT PHÁP MÔN NHƯ LAI THIỀN, viết xong năm 1961 với ý định phát hành hoặc cho đăng trên mặt báo, nào ngờ Phật Giáo Thống Nhứt phát động đấu tranh giữa thời Ngô Đình Diệm, Ngài lưu lại đồng sửa đổi nhiều mục, khi hoàn tất năm 1964, cho đánh máy là 06 bản cùng với 04 bản làm thành tập.

Tuy nhiên tập Duy Nhất Pháp Môn Như Lai Thiền chưa ra đời đặng, nhưng với tình Đạo Tràng Ngài vẫn giúp đỡ chỉ dạy cho một số tu tập từ năm 1956. Đến năm 1965 theo sự đòi hỏi quyết định Ngài phải thành lập PHÁP TẠNG THIỀN TÔN. Khi quyết định chứng minh xong thì sáng hôm sau đó có một ông lão 72 tuổi đem theo một chú nhỏ 17 tuổi, thỉnh cầu Ngài cho nhập đạo. Ngài trực nhớ Tiền Thân Khai Đạo, Ngài gật đầu chấp thuận cho ông lão cùng chú nhỏ làm lễ nhập Đạo đầu tiên.

Trong thời Pháp Tạng Thiền Tôn, vẫn chỉ dạy chớ chưa có chương trình tổ chức. Đến sau này mới hợp thức hóa lấy danh hiệu “PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM” năm 1971. Thật ra số Tín Đồ đạo chúng rất đông, sự tu hành đơn giản rất kết quả, nhưng cơ sở xây cất THIỀN ĐƯỜNG cùng CHÙA chưa có, phải mượn tạm các nhà của Chân Phật Tử để làm nơi Chỉ Đạo, từ Trung Ương đến các Tỉnh trong miền Nam.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

16. PHƯƠNG THỨC KHÍ HẬU

Khí hậu và nơi Tọa Thiền nó rất cần hòa hợp làm phần Trợ Duyên cho các hành giả. Hành Giả nên xem xét tùy theo thời tiết nóng, lạnh, hoặc chỗ Tọa Thiền bị nóng, bị lạnh. Khi nóng, Hành Giả tìm phương thích nghi hoặc cởi áo, lúc lạnh thời mặc áo rộng mỏng. Bên Tây Tạng, Nhật Bản tọa Thiền chỉ đóng khố. Vì phương thức khí hậu giúp đỡ cho các bậc Tọa Thiền cho nên các vị Thiền Sư mới cất Cốc nơi hòa hợp khí hậu là vậy.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

15. TẠI SAO TỌA THIỀN KHI THĂNG, LÚC TRẦM KHI THOẢI MÁI, LÚC UỂ OẢI?

Tại THÂN chưa điều hòa, TÂM chưa điều hòa, KHẨU chưa điều hòa, nên chi có đêm công phu thoải mái, khi thời Thăng, lúc lại Trầm đen tối. Vì nó như vậy nên các Hành Giả chán lười, phát sinh uể oải. Bậc tu Thiền phải là bậc Kiên Dũng quyết tâm, bền chí. Bậc tu Thiền phải là bậc Đại Trượng Phu, xem thói đời chẳng thích ứng, không khác với kẻ chèo thuyền nhổ neo, quyết lòng qua bờ Bến Giác. Vì Tâm Chí của bậc tu Thiền như vậy nên chi đêm nào chán chính là đêm cố gắng để đánh đuổi CON MA LƯỜI TRỄ.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

14. THẾ NÀO LÀ NHẬP THIỀN?

Nhập Thiền không phải cái Hồn của hành giả nhập hết vào nơi Thiền mới gọi là nhập. Cũng không phải tọa thiền vắng bặt không còn nghe gì ở bên ngoài mới gọi là nhập Thiền. Nhập Thiền không phải xong nhập nơi Thiền như là xác chết mới gọi là nhập Thiền đâu. Những quan niệm trên đều là sai hết thảy, nên bãi bỏ ý định mong cầu trên.

Nhập Thiền Hành Giả tựa như say, như ngật ngật, thân mình lâng lâng, bồng bồng, nhè nhẹ tựa như ngồi trước mây gió hay giữa hư không, phần bên ngoài vẫn nghe tiếng động, nhưng bên trong gìn giữ tịch tịnh. Khi Hành Giả gặp diễn cảnh nơi Thiền, cảnh ấy lâu mau, rõ hay chưa rõ cho lắm đó là công phu tịch tịnh chưa vững lắm còn thiếu khuyết mập mờ. Có hành giả không thấy chi cả thì lấy mức tịch tịnh, lâng lâng, bồng bồng, say thiền, các vị nầy nên cố gắng chớ nên thoái chí, rồi đến thời công phu đầy đủ vẫn đạt đến chí nguyện. Tọa Thiền phải lấy Kiên Dũng làm đích, không khác nào kẻ đi đường xa, cứ đi mãi nó sẽ đến.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

13. TỌA THIỀN

Trước tiên vào tu Tọa Thiền phải NIỆM PHẬT. Hành Giả rửa tay, rửa mặt, nếu tắm càng tốt, xong đâu đó đốt hương lên bàn thờ Phật, bái lạy ba bái, ba lạy. Vào nơi Tịnh Cốc hay phòng riêng.
- LỐI NGỒI:
Ngồi Bán Già, mặt quay về hướng Bắc. Hai bàn chân để ngữa, tay phải để dưới, tay trái đặt lên trên, hai cánh tay đồng duỗi thẳng, đặt hai bàn tay ngữa dưới rún giữa nhượng chân của Bán Già. Ngồi im tâm thanh tịnh giây lát, bắt đầu niệm Phật 10 câu, mỗi câu 10 lần. Lúc chưa thuộc thì niệm mỗi một danh hiệu: NAM MÔ TỊNH VƯƠNG PHẬT độ 15 phút, niệm bằng TÂM NIỆM tốt hơn hết (Tâm niệm là niệm không ra tiếng, niệm bằng tư tưởng niệm.) Xong bái một bái.
- TRANG TRÍ CHỖ NGỒI:
Ngồi, Hành Giả phải ngồi trên một tấm nệm bề 80 phân vuông, dài hơn bàn tọa cũng được, gọi là tấm NÁP. Ngồi trên bộ ván hoặc trên giường có nệm càng tốt, chớ nên ngồi dưới đất không có Náp. Ngày xưa chư Tổ thường xây cất CỐC riêng, nếu Hành Giả cất Cốc càng tốt, còn không có Cốc thì tọa thiền trong phòng riêng. Nên nhớ : Nhà có sẵn bàn thờ Phật thì đốt hương lên bàn thờ, bằng chưa sắm bàn thờ thì vào phòng trước khi Tọa Thiền bái ba bái, sau đó mới niệm Phật.

- TỌA THIỀN:
Khi niệm Phật, mặc áo rộng hoặc đồ bà ba mỏng. Pháp Môn niệm Phật xong bái một bái như trên đã dạy. Lối ngồi Bán Già, Hành Giả thay áo, chỉ mặc quần cụt, giây lưng nơi quần nên nới rộng, vì lưng quần bị thắt chặt lúc ngồi, các pháp chẳng thông hay bị đau lưng hoặc đau ruột về sau. Pháp Môn Thiền Tọa phải cho thông thả, thoải mái. Bên Tây Tạng tu Thiền Tọa, họ chỉ cho đóng khố, bên Nhật Bản cũng thế, miễn sao khỏi trói buộc vướng mắc là được. Lúc chỉnh trang xong đâu đó, hành giả tọa Thiền Tĩnh Tâm êm lặng 5 phút.

Bắt đầu Thiền Tọa bằng lối SỔ TỨC QUÁN, sổ tức đếm bằng tâm niệm, tai vừa nhận nghe, không nên đếm lớn tiếng. Đêm đầu đếm từ 1 đến 200 hoặc 320, đếm xong DỨT KHOÁT TƯ TƯỞNG. Ngồi dứt khoát tư tưởng đó là tu Thiền. Ngồi như thế mỗi thời là 20 phút đến 40 phút. Ngồi càng lâu càng tốt, tùy theo căn cơ, tùy theo sự cố gắng Tin cẩn của Hành Giả.

Đến đêm thứ hai, vẫn Niệm Phật, Sổ Tức Quán, đếm từ 1 đến 320 hay 490. Đếm Sổ Tức phải đếm từ từ, chớ nên nôn đếm mau. Đếm Sổ Tức cốt cho Tâm Tịnh để nhập Thiền, đếm xong liền dứt khoát tư tưởng như trên. Tọa Thiền mỗi đêm công phu như vậy từ 20 phút đến 45 phút hay 60 phút. Nên nhớ, đếm Sổ Tức Quán trong 7 đêm, sau nầy vẫn Niệm Phật, khỏi đếm Sổ Tức Quán nữa, cứ như thế cố gắng Tọa Thiền.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

12. TỨ THỜI THIỀN TỌA

Các hành giả tu Thiền Tọa, xa lìa Thể tánh, chưa rõ Thiền Tánh, tự lập Định Tưởng, Thường Tưởng hay nghiên cứu dự đoán thảy đều sai lạc. Chẳng khác nào như kẻ lấy VÔI làm BÁNH, một khi BỘT là BỘT chớ không thể nào lấy BỘT làm VÔI, lấy VÔI làm BỘT đặng. Thiền Tông quyết định phải từ nơi THỂ TÁNH mà thành tựu CHÁNH GIÁC vậy. Tu Thiền có BỐN THỜI như sau:

SƠ KHAI TRIỀN MIÊN ĐỊNH
TRUNG THỜI RÕ RÕ SOI
HẠ LAI THU NHIẾP CHỈNH
HOÀN TẤT KHẢI KHẢI MINH.
Tu Thiền có bốn cấp bậc tu đạt. Từ Sơ Thiền qua Nhị Thiền. Tam Thiền đến Tứ Không Thiền, bốn cấp này Kinh Pháp của Đức Chí Tôn đã dạy nơi cơ chỉ Tọa Thiền, còn về Thiền Trí vốn có Tứ Cấp nhận thức cùng khai hoang nơi Chân Lý Thực Tiễn đến toàn diện Sở Đắc như sau:

1. SƠ THIỀN:
Những bậc Sơ Thiền cấp nương nơi Công Năng Đức Độ hóa giải hay dùng lý trí mà nhận chân nơi: Phật Pháp bất ly thế gian giác Thấy Rõ, Biết Rõ, Nghe Rõ những điều mà nhân sinh chưa nhận chân đặng thế gian, bậc sơ thiền nhìn nhận chu đáo hơn. Như: Ta bị nghiệp kéo lôi biếng trễ. Ta vướng vào hoàn cảnh trói buộc mong thoát sanh, Ta mong thoát nó ra nó mãi đeo đuổi. Ta bị vạn pháp hữu hóa trăm phương nghìn cách. Ta phải vươn mình để Khỏi bị sanh tu qua các trở lực điều Ngự Vạn Pháp mà chứng tri Phật Đạo. Ngược lại lúc công năng Đức Độ Sơ Thiền tiến hóa hơn liền nhìn nhận Chu Đáo hơn như: Chính Thân Tâm mình hữu hóa vạn pháp, tất cả các nghiệp chính mình tự tạo còn phiền trách ai. Mình trói buộc mình lại kêu nài thoát sanh. Những bậc biết nhìn nhận như thế mới, tiến qua cấp bậc Nhị Thiền Khỏi sai lạc Thiền Tôn.

2. NHỊ THIỀN:
Mục Điều Ngự là một giới Thiền quan trọng, điều ngự cho Thân Kín Nhiệm, Khẩu Kín Nhiệm cùng ý Kín Nhiệm. Thân Khẩu ý này có Kín Nhiệm thời Thiền mới có thể điều ngự vạn pháp di chuyển. Vì sao? Vì Thân đang Tọa Thiền, di chuyển biến hóa, khi thân nhỏ, lúc thân to. Mắt nhìn thấy cây cảnh núi sông tai nghe tiếng nhạc trời, ý chẳng mừng rỡ, Khẩu Không nói ra khi mình tọa Thiền diễn biến mà vướng nơi năng sở chấp.

Những bậc Nhị Thiền đều nhìn nhận: Đa số bị lầm nhau, do nơi cảnh sanh tình, bất đồng nên gây ra hoàn cảnh, mỗi con người bảo thủ nhận lấy cái phải nơi mình mà tự sanh lắm nổi bất hòa nhau, dù muốn hay không muốn chăng, nông nổi bất hòa luôn luôn xảy đến. Hàng Nhị Thiền thật tỏ rõ đó chính là Tai nạn Hữu Hóa mà ra. Nơi Hữu Hóa này tự nơi Tâm ý của mỗi người ấy. Hai Nữa: Trình Độ giai cấp Thứ Vị ấy mà hữu hóa. Có Từng Phần ảnh hưởng nghề nghiệp từng lớp con người hữu hóa. Hữu Hóa nó có hai cơ sở. Một là thuận hữu hóa mến thương, hai là Nghịch hữu hóa bất hòa thù ghét. Chỉ vì hữu hóa từng con người cho đến lớp người mới phát sanh cạnh tranh hơn thiệt nhau, thành ra mới có:
Đời muôn mặt. Đất trăm phương.
Phật Vương, Chư Phật một nguồn Giác Nguyên.
Diễn hành Hữu Hóa chân thường.
Lòng không chìm đắm, đâu Vương mạch sầu?
Bậc Nhị Thiền Tọa Đạt Thiền Tánh, do Tâm Ý mong cầu mà Thiền Pháp Ứng Hiện, Tâm Ý mong Thần, Cầu Thánh, Thiền Pháp đồng hiện Thần Thánh, có khi không mong cầu vẫn gặp nơi Ứng Hiện, không lầm lạc, vì sao? Vì Thiền là Môn Chân Lý Thực Tiễn tu đạt Thiền Trí, ngoài Thiền Trí thảy đều Danh Ngã Giả Tướng, do đó không lầm.

Từ hàng nghìn xưa cho đến nay. Đương Lai nơi thời này, Lạc Pháp chỉ vì: Nó muốn như thế nào nó tu theo nó muốn, không còn cơ bản ấn quyết hướng dẫn. Vì sao? Vì theo ấn quyết bị giáo điều, theo cái muốn lạc hướng thành thử Thiền Môn, hiếm bậc thực hiện đúng theo thời Thiền tọa để tu đạt đến hàng Tứ Không Thiền đặng. Dù có bậc tu đạt đến Tứ Không Thiền vẫn trực thuộc về Tiên Đạo Thiền, chớ chưa hoàn mỹ mức Như Lai Thiền đặng.

Hôm nay Ta minh thuyết, con đường trọng yếu về Thiền Môn là một Long Mạch Chân Lý Thực Tiễn Thiền Trí. Còn phương diện Thiền Tọa là kiến tạo Công Năng Đức Độ, bồi dưỡng Thiền Trí phát huy. Không hẳn dùng Sắc Thiền mà Giác, chẳng phải dụng âm thanh nơi các Cõi Trời mà Ngộ, duy nhất có Thiền Trí, Giác Trí về Như Trí nơi Nhất Thiết Trí, tỏ rõ từng chủng trí hoàn toàn Chánh Giác.

Sự việc nơi thời Hạ Lai đối với Thiền Tông thảy đều là con số không căn bản Liễu Ngộ, toàn diện hay đa số Hành Giả tu Thiền thảy đều công dụng Thiền Quán Sắc Thinh ứng Hiện cho đó là mục tiêu chính trở thành sai lệch với Chính Tông nên chi mới có, phát huy Thiền Thần Giao Cách Cảm. Thiền xuất hồn, Thiền chữa Bệnh, Thiền nghiên cứu tu đạt Thánh Thần. Những điều này đối với hàng Nhị Thiền thảy đều tỏ rõ, vì sao? Vì Thiền Tánh di chuyển hữu hóa, tùy thuận theo vọng tâm, ý muốn tu cầu, rất hiếm Bậc Chủ Đích về Trí Tuệ, thâm nhập trưởng thành Thiền Trí.

Bậc Nhị Thiền nhờ Điều Ngự Thân Khẩu Ý, từ nơi ý thức kiểm chứng nhỏ nhen trở thành, chốn hỷ xả viên đạt rộng rãi. Từ nơi Khẩu kín Nhiệm lúc nào cần diễn đạt mới diễn đạt. Khi nào chưa phải lúc phải hồi diễn nói liền lặng thinh sáng soi thật tế đúng lúc, đúng hồi mới diễn nói. Thân Tâm trưởng thành bình dị mà tận thấu tu đạt Thiền Tánh, được như thế,đĩnh đạt như vậy mới vẹn tuyền Pháp Giới mà thâm nhập từng Pháp Giới, được gọi là Điều Ngự Trượng Phu, tiến qua bậc cấp Tam Thiền khỏi sai lạc.

3. TAM THIỀN:
Mục đề Thiên Nhân Sư. Hàng Tam Thiền không nhiễm trước. Trí tuệ đã từng qua giai đoạn cứu cánh, nên chi không ngưỡng vọng, quá khứ không hoài vọng vị lai, duy nhất hiện tại làm mức tiến, do như thế nên chi tỏ rõ Thiền Tánh, thấy rõ tất cả chúng sanh, sanh sanh hóa hóa, từng lúc từng khi, họ chỉ sống đồng sống, từ nội tâm đến ngoại cảnh, nhìn nhau nói nhau, thân nhau rồi xa nhau. Thân hình sắc mặt thay đổi, đổi thay, trong cơn vui buồn sướng khổ, sự thay đổi này do lầm nên hữu hóa.

Bậc Tam Thiền nói: Tâm Tánh Nó Như Thế Nào Nó Hay Hóa Như Thế Ấy. Tất cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới mỗi nơi, mỗi cảnh giới từng hàng Chư Thiên đến Rồng Người, cho đến Ma Vương, Quái Tặc loài chim loài chóc Thượng Cầm hạ thú, mỗi một cho đến bá thiên vạn triệu vô số, vô biên, không thể nói không thể nào kể hết, Thảy đều có Tâm Tánh duy nhất nơi nó, Một là nó hành động đi đứng, nằm ngồi cử chỉ của một giống nòi thảy đều đến cử chỉ giống nòi nó mà hành sự nói năng hay gầm hét, hoặc giả ầm ừ dùng làm hiểu biết nhau, thân cận nhau cảm mến nhau sống với nhau thỏa thích ưa chuộng, không khác nào thế giới loài người sống chung trong đô thị, vui vẻ nhảy múa ca hát cùng nhau hưởng thụ, cùng nhau xô xát, cùng nhau tranh cãi, khi hòa cho là phải, lúc bất hòa cho là quấy. Sự nghe thấy của từng các Cõi, các cảnh giới đồng với bất đồng, đối bậc Nhị Thiền thảy đều trái ngược nhau, do nơi hàng Tam Thiền dùng Giác thấy Tướng. Còn tất cả dùng Tướng thấy Tướng nên chi khó nhận đặng Giác Tướng vậy.

Hàng Tam Thiền, thật chứng cùng kiểm chứng Thân Mạng nơi cơ sở bồi dưỡng Thiền Trí, trao đổi sáng soi Tâm Tánh lầm lạc nơi chốn Hữu Hóa mới nói: Hay thay Đức Độ Lầm Mê thật tuyệt tác thay, giờ đây Ta mới thấu, Nếu đem thân mạng Ta, đứng trước con người, đứng nơi quần chúng, Họ thảy đều tán thán Ta, gọi Ta là Vị tu. Nhưng nào tận thấu Tâm Tánh Ta, đang lúc ấy, đang khi ấy toàn thân ta đang Hóa ra Hung Thần, đang diễn tuồng Qủy Tặc Ma Vương, hay Càng Cát nào ai đặng thấy, mấy ai đã hay để mà tường tận?

Bậc Tam Thiền tiếp nói: Ta nói thật hữu hóa đã tường tận. Khi Ta làm Phật hóa Ta không mừng, giai đoạn làm qủy ma Hóa Ta nào có sợ. Ta thường hóa, hay hóa Tâm Tánh nơi Ta thuần túy, cho nơi hóa là một món ăn đầy đủ phương thức, thành thử Tâm không quái ngại ý chẳng vương mang thức đặng Tự Tại mà tận thấu tất cả, vì chính Ta đã từng Hóa tất cả.

Ta chưa bao giờ ưa thích xuất Định. Như Ta thường Hóa thành thử Xuất Định. Ta Không thừa nhận nơi chốn Nhập Định, như Ta sáng soi Thường Tịch Quang trở thành Nhập Định. Ta chưa hề cho nơi chốn nào là Chánh hay Tà, vì đã từng ra vào các Cõi, nơi này Có thì nơi nọ Không, chốn này đồng thời chốn kia thiếu, thành ra chỗ này một môn chốn kia một khóa. Do đó mà tất cả chưa hề nghĩ đến tu cầu. Ta chỉ tu sợ vấp chấp, Bậc Tam Thiền chính bậc đã gần như hoàn tất Bát Nhã Trí qua tầm số siêu đẳng Thiền Trí, nương nhờ cung kính Như Lai Thề Nguyện Sự mà trọn lành như thế, nên được gọi là Thiên Nhân Sư.

4. TỨ KHÔNG THIỀN:
Thứ Bậc Tứ Không Thiền nầy, đương thời Đức Bổn Sư còn tại thế, tất cả những vị tu Thiền Tọa hiếm bậc đã tu đạt. Chỉ trừ ra Đức Thế Tôn Tu Đạt mà thôi, do đó nên chi có một số tu sai lệch phải qua nơi phi phi tưởng, Chỉ lầm nơi Chốn Không mà tai hại. Chốn không nầy là chốn Viên Minh Thường Tịch, sạch sẽ từ Sơ Thiền đến Tứ Không Viên Minh Chánh Giác, được gọi là Tứ Không.

Người Cư Sĩ, nào cầu danh giả
Lòng nhủ lòng, đồng hóa nhân sinh
Dụng Đời để Chỉ Viên Minh
Biết chăng, chăng biết lộ trình thế thôi.
Người Cư Sĩ, khúc nôi tường tận
Đâu nào đâu vướng bận non sông?
Chung vui vui với nhịp đồng
Đạo tràng dung khắp, nói không bến bờ.

Kỷ niệm 14 - 2 âm Lịch

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

11. TẠI SAO THIỀN TÔNG TÂM TRUYỀN TÂM LIỄU NGỘ