Đạo Phật Với Khoa Học – Giới Thiệu

Trong Thế Kỷ 20 này, nói lên chỉ có Phật Đạo mới triệt thấu siêu đẳng khoa học mà thôi. Thật khó hiểu, khó nhận chân đặng. Vì sao? Vì Khoa Học thực nghiệm bằng hiện vật kết nạp hóa chất, biến thể cấu tạo ra mọi hình thức các môn, các ngành thảy đều chứng từ cho tất cả thế giới con người có biện minh chứng thật. Còn Phật Đạo chứng tri tu chứng của mỗi vị dù vị ấy, thật tỏ rõ lời nói trên sát thật: Chỉ Có Phật Đạo Mới Triệt Thấu Siêu Đẳng Khoa Học chăng, vẫn chưa có bằng thể biện minh đặng. Đức Di Lạc Tôn Phật viết Kinh Đạo Phật Với Khoa Học ngày 15 tháng 8 năm 1976.

– Thiền Sư Bồ Tát Di Như viết lời dẫn nhập.

NHỮNG LỜI THƯA GỞI HAY – 5

Lúc bấy giờ trong cơn mùa Hạ, ngay trước sân chùa vòng ngoài Chánh Điện, Tứ Chúng đang ngồi đàm luận vui vẻ với nhau. Ta vừa bước ra, tất cả đứng lên bái lễ. Chính Ta thấy cảnh vui, trời đẹp cùng ngồi với Tứ Chúng hý đàm cùng kể những sự tích cho đỡ cơn nóng bức.

Khi bấy giờ có một Thị Giả thân tín, đứng lên lễ bái vào thưa gởi: Bạch Đức Tăng Chủ, con thường xem bài cùng Kinh Điển. Lời Phật nói, đến Đức Tăng Chủ vẫn thường nói: Tất cả Vũ Trụ Tam Thiên cho đến Rồng Người, Ta thật biết còn biết hơn thế nữa. Nhưng có đôi lúc chưa làm những gì sai trái vẫn bị Đức Tăng Chủ la rầy. Có đôi khi con làm sai, nhưng gặp Đức Ngài vui vẻ chỉ dạy. Do như thế chính con tự sanh nghi chấp lời nói kia chưa thật của lòng con trở thành hồ nghi bất tín đối với Đức Ngài, nay con xin thành thật thưa gởi, Ngài vì lòng chân thành của chúng con mà giải đáp, như thế nào là thật biết nơi Ngài, còn phần nào là chưa biết của chúng con, để chúng con tránh những điều hồ nghi bất tín. Thưa gởi xong Thị Giả ngồi lại một bên.

Ta vui vẻ nói: Nầy Thị Giả cùng các hàng Tứ Chúng, những sự hữu ích cho đời nầy và đời sau, Ta nay nói với các ông. Các ông hãy nghiêm túc nghe để tránh nỗi lầm lạc mà nghi chấp đối với bậc Chánh Giác đã từng nói ra lời chân thật. Khi bấy giờ tất cả chăm vào lời Ta sắp giải đáp.

Ta nói: Thế nào là thật biết tỏ rõ tỷ mỷ của bậc Chánh Giác? Bậc Chánh Giác biết tỏ rõ tỷ mỷ nghiệp căn, nghiệp trần, kiết lậu, kiết sử của mỗi Chúng Sanh. Chính nó hành sự ra sao, bị đáp ứng như thế nào, nếu chẳng ngừa trước, không la rầy trước, để yên nó thời đến kết quả sanh mạng nó phải như thế nào, phải chăng các ông hứng chịu lấy Chánh Báo cùng Bị Báo, trầm luân nơi sanh tử chăng?

Chính nơi bảo trì quả vị và sanh mạng, trọng yếu đưa các ông đến giải thoát, cần tỏ rõ nghiệp căn, nghiệp lậu, kiết sử của các ông hơn là nhìn nơi cử động hành động chưa đáng kể với, đang di chuyển hằng ngày, nơi sự làm biến đổi. Nếu các ông nghiêm túc tu hành, tự biết bảo trì quan trọng trên con đường tu, thì các ông có vi phạm những điều lếu láo, hoặc sơ hở đạo hạnh bất ổn chăng vẫn chưa tổn hại đến con đường Chân Giác của các ông thì Ta chưa bao giờ la rầy các ông. Bằng các ông, nhìn nơi di chuyển hằng ngày cho đó là tổn hại, Ta chẳng rầy la, các ông ngỡ Ta không thật biết, hay dung túng nghiệp căn, nghiệp lậu cùng kiết sử an nhiên chẳng cải hóa Lãng mạng Căn. Lố Bịch Tánh và Tự Mãn Chủng, Ba căn tánh Chủng Tử, chưa đá động mãi giữ gìn, thời tuy các ông không lầm lỗi, nhưng vẫn bị Ta la rầy, vì sao? Vì Lãng Mạng Căn là một căn tự nơi mình gieo duyên nghiệp, bày biện quá nhiều pháp giới duyên căn, tu đến bao giờ đạt Vô Sanh Pháp Nhẫn cầu lấy quả vị kiến tri để mà tri kiến. Thì thử hỏi làm thế nào Ta đưa đến rốt ráo giải thoát, làm sao khỏi sự la rầy của Ta mà phiền trách? Nếu các ông Lố Bịch Tánh, Tự Mãn Chủng thời mất nơi tất cả trang nghiêm Đạo Hạnh. Tự Mãn phát sanh lời nói với sự làm nó chẳng đi đôi. Dù cho các ông có trưởng thành lời nói và cử chỉ thảy đều sai biệt. Ta vì quả vị của các ông, vì tình duy nhất nên rầy la các ông để cho các ông nghiêm túc, từ nơi nghiêm túc tu hành, nó như nhiên cải hóa các căn tánh, Chủng Tử như nhiên trơn đặng Tri Kiến Giải Thoát. Khi bấy giờ mới rõ lời của Đức Chí Tôn cùng bài vở tu học nơi Ta thường nói? Ta thật biết còn biết hơn thế nữa. Tất cả Tam Thiên Rồng Người lầm lạc nơi Căn Tánh Chủng Tử sai biệt mà sanh tử, Ta không thọ ngã giả tưởng làm môi trường chỉ dạy mà vì nơi duyên căn nghiệp chủng của các ông la rầy để các ông khỏi lầm mà trọn Giác.

Khi lời Ta vừa dứt. Thị Giả thân tín, đồng với Tứ Chúng vui mừng thưa gởi: Làm như thế nào tu giải căn nghiệp Kiết Sử cùng Chủng Tử để thoát sanh khỏi vòng pháp giới mà Chánh Giác. Ta cười nói, chỉ có Nghiêm Túc Hạnh mới tu đạt mà thôi. Tất cả đều lễ bái phụng hành.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
giải đáp trong mùa Hạ 1985

NHỮNG LỜI THƯA GỞI HAY – 4

Khi tôi viết những lời thưa gởi hay làm cho tôi nhớ lại. Trong thời năm 1967 đến năm 1969 là thời kỳ Đạo Phật bị phân đối quá nhiều, giữa Thiên Thừa Tu Sĩ và Nhân Hạnh Cư Nhân bị chiếc áo Thiên Thừa bôi bát.

Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm toàn bộ, ấn hành năm 1937, tôi đã đặng xem. Ngài nói: Nầy A Nan, ông nên nhớ đến thời Mạt Pháp. Bọn Ma Vương nó phá Ta từ bên ngoài không nổi, nó lại tồi phá từ bên trong, nó vẫn danh giả tu hành, ăn mặc như Ta, đăng đàn thuyết pháp, ngôn hạnh đều giống Ta. Nhưng có một nỗi cạnh tranh, nhai nuốt lẫn nhau quyền uy chức vị, tự hào cao cống, khó tường tận đặng bọn chúng. Lúc bấy giờ A Nan thưa thỉnh, bọn ấy như thế nào. Bọn ấy đều gọi là bọn Thích Tử. Lúc bấy giờ tôi mới xin thành lập Tôn Giáo, dùng áo Thiên Thừa làm nơi nghi lễ hành lễ, còn Tứ Chúng cuộc sinh sống hằng ngày, lấy Nhân Hạnh lăn chung với quần chúng không khác biệt dị phân giữa Thiên Thừa và Nhân Hạnh. Mới có câu thi:

“Đạo Đời hợp nhất, trường tồn Phật Tôn”. Làm định hướng đưa con người sống chung thực tế mà tu đạt chân lý hữu hiệu. Do nơi khắc biệt mà các Tôn Giáo Tu Chùa dùng chiếc áo Thiên Thừa đua nhau đến hỏi rất nhiều câu hóc búa. Có những vị, họ buộc tôi ẩm thực trường trai, hoặc ăn mặc Thiên Thừa thì họ đồng tình Nhập Môn tu học. Tôi vẫn an nhiên.

Có một hôm, vào khoảng 10 giờ sáng, Thị giả lên thưa. Vị Thượng Tọa ở tỉnh Thừa Thiên mong gặp. Tôi từ nơi Tịnh Thất bước xuống. Tôi nhìn thấy: Vị Thượng Tọa đã già hay quá già, ăn mặc Thiên Thừa, tay cầm chiếc gậy, vai mang Bao Đãy, tháp tùng theo Cụ có một chú tiểu lại quá trẻ ngây ngô. Hai bên gặp nhau vui vẻ vái chào, xong đâu đấy với bộ tách trà, bát hương còn nóng.

Tôi được biết pháp hiệu nơi cụ là: Nguyên Phong quản lý một ngôi chùa khá lớn tại tỉnh Thừa Thiên (Huế) tuổi thọ nơi cụ đã 72 tuổi.

Cụ liền thưa gởi: Tôi được nghe danh Thầy, nay tôi được biết Thầy, tôi có hai điều thắc mắc, tôi đã từng hỏi các Vị Sư, chưa đáp lại để tôi yên dạ, nay gặp Thầy tôi xin thưa hỏi, Thầy minh xác giải đáp cho tôi nói xong lặng yên chờ Tôi giải đáp.

Tôi nói: Kính thưa Cụ. Chỉ sợ chưa biết nghe chớ chẳng sợ không biết nói, nói mà nghe đặng mới nhận lời nói hay hữu ích, bằng nghe chưa đặng thì lời nói kia có nghĩa lý gì.

Cụ đáp: Thầy cứ nói, Tôi cứ nghe chẳng có chi mà Thầy không nói.

Tôi khen, hay lắm, hay lắm cụ cứ hỏi, tôi sẽ nói.

Cụ Nguyên Phong hỏi:
Tại làm sao, do duyên gì bậc mới tu, nhìn nhận thấy mình với Phật rất gần. Đến khi tu lâu thì thấy chính mình với Phật quá xa, mịt mù thăm thẳm hở Thầy?

Câu thứ hai: Tôi thường nghe hay nghe, Thầy nhập Chánh Định, như vậy có giờ nào Thầy ngủ không Thầy?

Tôi đáp: Nầy Cụ. Cụ hãy nghe câu chuyện Tôi kể ra đây, Cụ liền nhận thấu lời Tôi giải đáp câu đầu. Cụ liền gật đầu chấp nhận.

Khi có người mẹ, thường ngày, mỗi đêm mang con ra tắm rửa, đứa bé khóc la. Người mẹ chỉ nơi vách tường nói: Kìa Ông Kẹ kia kìa, con để mẹ tắm chớ Ông Kẹ bắt con. Đứa bé nhìn lên bức tường rồi im lặng.

Đối với bậc mới tu cũng thế. Ban đầu vọng tưởng sống trong thường tưởng. Đến mãi tu hành đã có tuổi đạo am tường Phật Pháp, vô biên thề nguyện học, hiểu biết tùy công năng, thông đạt tùy nơi Trí Tuệ Đạo Hạnh, nơi tỏ tâm nhìn nhận bản thân mình, so với Phật xa xôi là như thế. Cụ Nguyên Phong yên lặng gật đầu chấp thuận.

Qua câu thứ hai, Tôi nói: Thưa Cụ câu này dễ nói nhưng khó nghe, sự khó nghe, khó hiểu chưa nhận chân liền cho Tôi là bậc biện tài giải đáp. Nhưng Tôi cứ nói, phần cụ cứ nghe, để đặng thấu giờ nào, đặng gọi là giờ Tôi ngủ.

Hiện tại có Tôi, có Cụ, có nơi cơn sống Bất Tăng Giảm tỷ lệ một ngày đêm là 24 tiếng đồng hồ. Mỗi một năm chỉ 12 tháng, mỗi một tháng như thế trọn vẹn 30 ngày, nơi kiếp sống hạn lượng, không thể nào hơn kém.

Về phần nơi Tôi thời các Chân Tử, hiện diện thế gian cùng xuất thế gian hằng hà sa số, vô hạng lượng khó giải cho hết đặng. Như thế có giờ nào là giờ Tôi ngủ đâu.

Khi nói xong. Cụ Nguyên Phong, đứng lên bái đồng thời xưng tán, danh bất hư truyền. Cụ vui vẻ chuyện trò thân mật. Tôi mới nói với Cụ như thế nầy:

Giữa chúng ta gặp nhau, đến hiểu nhau đồng mến nhau, tôi muốn sửa lại pháp hiệu của Cụ, cốt kỷ niệm trong thời gặp gỡ, Cụ gật đầu, tôi nói hai chữ NGUYÊN HOÀN, Thượng Toạ vui mừng thọ lãnh. Đến hơn một năm sau, Tôi đặng nghe Cụ Nguyên Hoàn viên tịch.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

NHỮNG LỜI THƯA GỞI HAY – 3

Tôi không còn nhớ năm nào, tháng nào, nhưng tôi vẫn nhớ những lời thưa gởi hay mà ghi chép lại để giúp đỡ cho những bậc Tín Tâm nương theo, tu tập kết quả như tôi đó là lời chân thành nguyện vọng nơi tôi nó như thế.

Có một hôm, cách nay đã gần ba mươi năm về trước, khi bấy giờ say đạo mến đạo vô cùng, cố đánh đổi đời tôi với con đường Tri Kiến Giải Thoát, nhờ có say đạo mến đạo mà tôi hiểu được đạo pháp đôi phần, tôi thích thú nhất là NGHE THẤY BIẾT đều nằm trong Vạn Pháp, dù cho viễn thông đến đâu chăng vẫn trụ xứ nơi vạn giới diễn hành.

Tôi không ngờ! Chính nơi tôi không ngờ: Có một hôm trời bức nóng, phải mang chiếc chỏng tre, đặt dưới dàn hoa lý, tôi nằm ngủ yên, nửa mơ nửa tỉnh, chính tôi được thấy: Trời thanh gió mát, tôi đang đi trên thảm cỏ màu xanh, trước mặt tôi có từng hàng hoa đầy tươi sắc. Nhìn thấy từ xa có một Vị vừa đi tới, lúc đến gần tôi bộc miệng hỏi?

Thế nào ông đã hết bệnh chưa?

Ông ấy đáp: Môn nào, Pháp nào thảy đều Vô Thượng. Tôi từ tốn thỉnh cầu. Ông ấy nói: Chỉ có Mật Ấn Như Lai Tạng là tường tận Chánh Giác, giải xong từ giã đôi nơi.

Tôi bừng tỉnh, quay về hướng Đức Duy Ma đã đi mà bái tạ. Từ đó cho đến mãi sau tôi không còn bê trễ về Pháp Môn Tu Thiền nữa. Vì sao? Vì tu Thiền là pháp môn chứng thị minh xác, đứng trước lý sự phiên diễn hằng ngày, trước đôi mắt Nhãn Tạng quân minh nhìn nhận, không còn dùng suy để tưởng hay định tưởng sống theo lối sống trừu tưởng để thọ chấp.

Giờ đây tôi mới biết đặng tường tận, đường đi, lối về nơi sanh tử, nương nhờ nơi Thiền Trí mà đến Đại Trí, nhờ Đại Trí mới soi sáng chung khắp lớp lớp pháp giới mà tỏ rõ then chốt Như Lai Tạng để Tổng Trì Đà La Ni Tạng. Khi Tổng Trì Đà La Ni Tạng minh quân mới gọi là Chánh Định, duy chỉ có Thiền Môn mới tận tường vậy.

Đây là một lời thưa thỉnh hay, tôi xin kể lại, may ra giúp những bậc tu cầu, đời này và đời sau nương nhờ tu tập.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
ngày 25-11-1983

NHỮNG LỜI THƯA GỞI HAY – 2

Khi bấy giờ vào ngày 13 tháng 10 năm 1983, sắp Đại Lễ Hạ Nguyên. Ta nằm trên chiếc giường nơi Tịnh Thất, giữa lúc mơ màng yên tĩnh. Có một số Chư Thiên ăn mặc chỉnh tề đồng nhau đến, vào lễ đâu đó xong, liền thưa gởi:

Bạch Thượng Sư, chúng tôi chưa tỏ rõ duyên căn nào mà nhân căn khó thoát sanh khỏi vòng nhân thế. Duyên Căn chi chúng con và Chư Thiên không tránh nổi vòng đai sanh tử để thoát qua những cảnh giới mà chúng con mong cầu. Chúng con đã từng tu, đã từng thực hiện nhưng sự kết quả tỏ rõ chưa tận tường, mong nhờ Thượng Sư giúp đỡ. Nói xong đâu đó ngồi yên.

Ta nói: Tôi khá khen cho các ông thưa gởi những điều hay, những điểm có ích lợi cho Nhân Sanh có hữu ích đến đường tu trì của các ông. Đồng thời Chư Thiên đặng điều vô cùng hữu lợi. Ta vì thân tâm nhiệt thành của các ông mà diễn nói:

Nhân sanh khó thoát khỏi nhân thế, vì sao?

Vì Nhân Sanh thường Trụ hay Chấp, do nơi trụ chấp ấy, mà phát hiện căn tánh Tự Hào cho chính mình là Phải, nên chi tu trì chưa sở đắc vội cho mình là đắc, ít bậc hiểu biết so sánh Nhân Phẩm, Thiên Cách, Tiên Căn mà tiến bộ, đa số hành động cử chỉ tâm thức nhỏ nhen so tính quá nhiều, ít bậc hướng thượng cao cống mà thụ hưởng, nên gọi nhân sanh sống theo TÂM ĐỊA thấp kém hơn các Cõi mà khó thoát sanh.

Còn Chư Thiên rộng rãi, nơi rộng rãi vướng vào quyền uy độc tôn, chí lớn cao sâu nhưng chí nầy lại ở vào chí địa phương tánh, do nơi địa phương tánh mới có sự tranh giành thảm sát, chia ra 18 Cõi Trời mà khó thoát sanh.

Đến chư Tiên, lòng không tham của cải, ý chí chẳng ưa thích quyền uy, lại bị nơi duyên căn thường hóa, do thường hóa nên hư vọng lại nhiều, sống theo Thần Thông hóa mà trụ xứ, tất cả các cảnh giới Chư Thiên thảy đều đấu tranh về Thần Thông hóa, nương nơi duyên căn hóa mà khó thoát sanh. Từ trong Ba Cõi, Sáu Đường, Tam Thiên Vũ Trụ, mỗi cõi đều có một duyên căn Thọ Ngã năng sở kiến tri củng cố gìn giữ lấy con đường sanh tử mà khó thoát khỏi.

Chư Bồ Tát mới công dụng Hành Nguyện, Đại Nguyện, Tâm Chí lướt qua từng diễn cảnh, bối cảnh thuận nghịch Tịnh Bất Tịnh, không chấp chẳng trụ xứ mà tu đạt Chánh Giác. Chư Thiên nghe giải đến đâu vui mừng tán thán, đồng nghiên mình kính bái, đồng thưa gởi:

Bạch Thượng Sư phải chăng Bồ Tát tu trì Vô Ngại mà tu đạt đến Đại Bi, bước vào Đại Nguyện cốt tỏ ngộ thu nhiếp tận giác TỔNG TRÌ ĐÀ LA NI TẠNG chăng? Cuối xin Thượng Sư ban cho nghĩa trắng để chúng con tường tận.

Ta nói: Vô Ngại tùy thuộc công năng trình độ, Đạo Hạnh với Trí Tuệ tương song, từ nơi vô Ngại Tâm, Vô Ngại Trí mà phát hiện chỗ Vô Ngại Hành, đó chính là Ba Thân hiệp nhất để phát sanh Vô Ngại nơi Đại Bi Tổng Trì Đà La Ni Tạng.

Bằng kiến vọng, dục vọng, hư vọng, tự ngã tự hào mà thành sự Vô Ngại thảy đều nằm nơi Nghịch Hành Ma Đạo Tăng Thượng phi nhân, chưa hẵn là Bồ Tát Vô Ngại cốt tu đạt Đại Bi các ông nhớ lấy.

Chư Bồ Tát nương nơi Công Đức Phẩm mà phát hiện Vô Ngại Tâm. Nương nơi Chỉ Quán xét xem Tánh -Tánh mà tỏ rõ Diệu Quan Sát Trí mới tu đạt Vô Ngại Trí, Bồ Tát Hạnh Nguyện tu trì Tận Độ, Nhiếp Độ, vì nơi tận độ chúng sanh tánh mới có Đại Bi Đại Trí, Đại Nguyện mà Tổng Trì Đà La Ni Tạng.

Khi bấy giờ Chư Thiên thưa gởi: Thế nào vào vòng Đại Bi Đại Trí, kính nhờ Thượng Sư vì lòng thương Chúng Sanh đời này cùng đời sau giải rõ:

Ta nói: Đại Bi và Đại Trí cùng một Thể Tánh cùng một hướng đi, không riêng khác. Trí Tuệ nhiếp thâu quan sát chung gồm cùng khắp Vũ Trụ Tam Thiên chớ chẳng phải Trí Tuệ đạt vào một Địa Phương trong mỗi một nước to lớn mà gọi đó là Đại Trí đâu. Vì như thế dung thông tu đạt như vậy nên mới gọi là Đại Bi trùm khắp, chẳng sống riêng một Cõi nào đâu thụ sanh, Chư Thiên vui mừng vô kể, vội nói:

Kính bạch Thượng Sư: Tâm Chí cao thượng Tâm Trí rộng rãi bao la, quan sát nhiếp thâu tận giác Tổng Trì Đà La Ni Tạng.

Tiếng reo nầy làm cho Ta thức tỉnh, vào khoảng mặt trời gần sáng thế nhân.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
ngày 13 tháng 10 năm 1983

NHỮNG LỜI THƯA GỞI HAY

Tôi còn nhớ. Khi bấy giờ vào khoảng trung tuần tháng 8 năm 1971, đương kiêm Vị Tăng Chủ Giá Lâm Quận Hội An Nhơn tỉnh Bình Định.

Đăng đàn Đại Lễ chứng minh xong, Ta nhập vào Chánh Định, trong căn phòng đầy đủ tiện nghi trang trí của Tứ Chúng. Đêm đã lần khuya, bên ngoài yên tĩnh, bỗng có ánh quang, kế đến Vị Thiên Nhân nương dòng quang bước vào đảnh lễ thưa gởi:

Bạch Thượng Sư, con xin Thượng Sư giải đáp những điều mà bấy lâu con chưa đặng biết, nay Thượng Sư giải đáp để cho con được biết, cùng lưu lại đời sau đặng biết, nói xong Thiên Nhân ngồi lại một bên thưa gởi.

Kính Thượng Sư. Con tự thấy lòng nơi con, từ khi con chưa phát Bồ Đề Tâm tu học, thời con đã từng hư vọng tham lam. Đến nay con đã tu hành càng mong mỏi, mong đợi truy tầm lòng ham nơi con gấp bội lần lúc trước, có đôi khi con cố tan dẹp bao nhiêu lại càng suy nghĩ bấy nhiêu, làm như thế nào khỏi Tham hở Ngài?

Khi bấy giờ Ta mỉm cười nhìn Thiên Nhân hỏi?

Này Thiên Nhân, khi ông mê lầm, ông tự đánh rơi chẳng biết bao nhiêu quyền lợi, đánh rơi tất cả Chân Thiện Mỹ và một số di sản của ông. Nay ông phát tâm tu hành, đòi lại chân thiện hoàn lai, như thế thời ông có tham chăng, vị Thiên Nhân nghe Ta nói, mừng rỡ thân tâm tỏa muôn nghìn huỳnh quang tia ánh chen lẫn hương đàm ngào ngạt cúng dường, xong thưa gởi tiếp.

Bạch Thượng Sư, con xin cúng dường tất cả đổi lấy đường tu, nhưng càng đánh đổi bao nhiêu thời vạn pháp diễn đạt, làm cho thân tâm nơi con có rất nhiều gây hấn mà con phải tự giải, nay kính xin Thượng Sư con phải làm như thế nào đặng tu, để tu đạt Tri Kiến Giải Thoát kính thưa Thượng Sư.

Ta lặng lẽ trả lời Thiên Nhân. Này Thiên Nhân, sự quan niệm nơi ông thật sai biệt, không đúng với hai chữ Tu Hành, vì sao? Vì nơi Tu Hành là những bậc thông đạt mới đặng gọi là tu hành. Đối với ông là bậc đang chữa bệnh mê lầm hóa giải từng nghi chấp đến nơi sạch chấp, nên gọi là bậc chữa bệnh chớ chưa phải là bậc tu hành. Khi bấy giờ vị Thiên Nhân nghe qua vui mừng vô kể, tán thán: Con chưa bao giờ đặng nghe, nay con mới được nghe, con là kẻ chữa bệnh mê lầm chớ chưa hẵn là bậc đã vào hàng Tu Hạnh, nói xong thi lễ, nương theo Thiên Quang mà về Thiên Giới.

Lúc bấy giờ Ta xuất định, nhìn chiếc đồng hồ trên bức tường treo đã 2 giờ 15 phút.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
ngày 24-11-1983