VẾT CHÂN NGƯỜI CƯ SĨ

Người Cư Sĩ, vết chân người Cư Sĩ
Đạo hay đời tê tỉ sắt son,
Hiên ngang đâu há mỏi mòn,
Bên trong Bảo Pháp, ngoài choàng cư nhân.

Người Cư sĩ, nào cầu danh giả,
Lòng nhủ lòng,đồng hóa nhân sinh,
Dụng đời để chỉ viên minh,
Biết chăng,chăng biết lộ trình thế thôi.Người Cư Sĩ, khúc nôi tường tận,
Đâu nào đâu vướng bận non sông,
Tình chung vui sống nhịp đồng
Đạo tràng khắp khắp, nói không bến bờ.Người Cư Sĩ, lời thơ êm ả,
Nhiên như nhiên hồn thả muôn phương,
Cùng thế nhân đồng diễn tấm tuồng,
Đứng chung một cảnh không vương thế tình.

Người Cư Sĩ, xây nền Chánh Pháp,
Nguyền thề nguyền đền đáp ơn sâu,
Nên chi chẳng có danh cầu,
Miễn sao chân lý trước sau giải bày.

Người Cư Sĩ, vết chân người Cư Sĩ,
Bổn nguyện nầy chung thủy tình son,
Hai vai, một gánh không mòn,
Đạo Đời hộp nhất, trường tồn Phật Tôn.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
Ngày 21-01- năm Tân Hợi ( l97l )

17. THIỀN SƯ TĨNH TOẠ XONG

Thiền Sư tĩnh tọa xong, Ngài lẩm bẩm hai chữ: Thánh Hiền! Phật Giác! Hồn nhiên đôi mắt Thiền Sư in tuồng giao cảm mười phương sáng ngời tỏ vẻ vui tươi gật đầu nói: Thánh bổn tánh Hiền! Phật đại diện toàn chân Chánh Giác nên gọi Thánh Hiền! Phật Giác! Hai cấp Thánh và Phật. Có Chí Dũng Công Năng Tự Thành Phật Thánh, nào phải mong cầu xin mà đặng? Về Thánh Xuất thời chẳng thiếu chi, nhưng hoàn toàn Xuất Thánh rất hiếm. Vì sao? Vì con người chưa vẹn mười điều toàn Mỹ “Nhân Vô Thập Toàn", dù con người kết nạp bản năng toàn chân chăng Năm Ba Bảy điều vẫn phục diện học làm Thánh, vươn mình khai hoang làm Thánh Xuất. Thánh xuất có nghĩa giải nghiệp xuất Thánh, sạch nghiệp Viên Minh liền Tự Xuất, khi thành đạt không học vẫn Xuất Thánh. Thời Hiền Kiếp Phật Thánh đồng Thể Hiện, có Thánh Nhân như Khổng Tử, Thánh Thiên như Lão Tử, Thánh Triết Vô Thượng Thế Tôn, mới có Đạo Khổng, Đạo Giáo Lão Tử. Phật Giáo Thế Tôn, hàng Thánh Tăng Chư Bồ Tát hàng tu cầu Hạnh Nguyện tu cầu Diệu Quả thành Phật.

Các hàng Thánh mỗi vị chuyên một môn, mỗi một môn thâm nhập nhiều ngành, có hàng bá thiên vạn ngành, cũng như mỗi một pháp có bá thiên vạn pháp, trở về với Một Pháp, một môn nhiều ngành cũng thế. Bậc Thánh tùy theo đơn vị chuyên môn mà triển khai cho từng lớp Thánh Xuất, giải nghiệp Thánh Xuất không phân biệt vào giới nào. Vì sao? Vì Thánh Xuất do nơi Chí Dũng, Bản Năng, Năng Khiếu, Tinh Thần cao đẹp, tôn trọng Phẩm Giá Chủ Thể, Chủ Tánh bao dung thành Đức Tánh. Đức tánh phát Hiền Hòa, Hiền Lành, Hiền Hậu. Các bậc tu mong đạt ba điểm trên thời phải dẹp Tự Ái, Tự Cao, Tự Mãn, Tam Độc chúng sanh tánh. Tự Ái ngăn cách Hiền Hòa, Tự Cao cản ngăn Lành Mạnh, Hiền Lành, Tự Mãn củng cố học hỏi Tăng Thượng, chẳng Hiền Hậu, làm thế nào Thánh Xuất.

Bậc học làm Thánh chưa nâng chủ tánh thành Đức Tánh, chưa có Đức Tánh lấy đâu độ lầm mê? Vì sao. Vì Đức độ lầm mê, chúng sanh kém Đức mê lầm, cũng như bậc sáng mắt hướng dẫn cho kẻ mù lòa. Đây chính một sự dĩ nhiên. Khi Bậc biết pháp môn Hóa Giải, sạch Thiên Tướng, Nhân Tướng, Chúng Sanh Tướng, khỏi vòng thọ ngã Giả Tướng, đó là Thiên Nhân Sư. Bậc không vì lý mà chướng, không vì sự mà chểnh mảng thấp cao, Lý Sự Tương Song Tự Tại Vô Ngại Đại Bi, sự sự việc việc mỗi mỗi đều thâm nhập tài năng xuất chúng, qua các trở ngại không nhàm chán gọi là Điều Ngự Trượng Phu. Lại vì chúng sanh toàn năng giúp đỡ, toàn lực, toàn lý, toàn trí, tất cả chúng sanh an vui, Thánh Tăng an vui, gọi là Thế Gian Giải. Thực hiện Bi Chí Dũng, Giới Định Tuệ gần chúng sanh không mất Thánh Ý, thật thấu từng giới của chúng sanh, giới này thọ chủng tánh tình ra sao, Giới nào ngôn ngữ hành động như thế nào Chánh Báo, Thọ Báo như thế ấy, hình hài thân mạng lớn nhỏ dài ngắn Liễu Sanh sẽ đặng vào nơi Thai Sanh, Noãn Sanh hoặc ti tiện thấp sanh thảy thảy, nhận thấy tường tận không hai tướng gọi là Túc Mạng Minh.

Thiền Sư vừa giải đến đây, hai bàn tay Ngài đặt trên mặt bàn nhỏ, nhìn mười ngón tay, trầm lặng tiếp nói: Chánh Biến Tri là một danh hiệu Phật, bao la rộng rãi vô cùng, yếu tố sáng soi Quân Minh vô tận. Vì sao? Vì Trí Hóa Tâm Thức Biến Tri, nghề nghiệp biến trí, cải cách biến trí, biến trí tùy thuộc nghiệp, còn chánh biến tri thuộc Giác Tướng về Như Tướng Kiến Tri mà Tri Kiến Phật.

Thiền sư hai bàn tay đưa thẳng ngang tai rộng rãi mỉm cười tiếp nói: Chánh Biến Tri sai lạc thì Tà Biến Tri làm thế nào phân biệt? Như nhà Thông Thái, gắng tạo thành Thông Thái chỉ là một con người tạo thành làm thuê cho thông thái. Phải có căn bản nơi Chủ Thể Chủ Tánh cao đẹp vững vàng gọi là Đức Tánh bao dung đến thành công Thông Thái đó mới thật chính mình Thông Thái. Làm như thế nào, tu như thế nào Nâng Chủ Thể cùng Chủ Tính? Bậc Chánh Biến không khinh Tà Biến, Bậc Đạo Đức không ghét Phi Đạo Đức, Bậc Thánh Tăng không bãi bỏ chúng sanh thọ nghiệp. Đó chính là nâng Chủ Thể Chủ Tính. Bằng khinh ghét bỏ chê thì không khác nào mang Vàng pha lẫn Bùn Nhơ, làm sao Chánh Biến Chơn Giác?

Trí Tuệ Đắc nhờ giải nghi hóa chấp bước vào Chánh Biến Tri. Vì sao? Vì chánh biến tri từ nơi Tự Tánh sạch sẽ, Chủ Tánh Quán Chúng mà ra Đức Tánh, mới nhiếp thâu Vạn Tánh về Nhất Tánh Chánh Biến. Chẳng khác mấy: Vạn Hạnh về Nhất Hạnh, tôn trọng Phẩm Giá Lập Hạnh. Nơi vạn tánh mỗi chúng sanh, có một tánh củng cố, nhiều chúng sanh nhiều tánh củng cố nên mới riêng rẻ chướng đối nhau, chia ra vạn lối khó về một lối Nhất Tâm. Bậc tu phải tu vạn tâm về Nhất Thể, khỏi lầm lạc, được gọi: Chúng sanh lầm lạc, bậc Chánh Biến không lầm lạc, lầm lạc Tà Biến, không lầm, không lạc Chánh Biến Tri.

Tinh Thần chẳng là cái gì mà cái gì cũng đoạt đến. Tinh Thần Bất Khả Tư Nghị, khó nghĩ bàn đặng. Tinh Thần là Chủ Thể Năng Lực Như Lai. Vì sao? Vì Phật Ấn Chỉ Như Lai Vô Sở Tùng Lai, Diệt Vô Sở Trú, Cố Danh Như Lai. Hàng Bồ Tát Đại Nguyện: Như Lai Vô Biên Thề Nguyện Sự. Bồ Tát hành dụng phụng sự cứu giúp chúng sanh, chúng sanh là Hành Dụng theo Thể Dụng vận chuyển Như Lai, nên Bồ Tát đem hết tinh thần phụng sự thành tựu Chánh Biến Tri, Kiến Diện Như Lai Chủ Thể Năng Lực Như Lai Thọ Ký.

Tinh thần bậc tu cầu Diệu Quả Bồ Đề, Tri Kiến Giải Thoát phải đầy đủ Trí Tuệ Chí Dũng tinh thần, bằng yếu kém hoặc thiếu, khó đặng. Dù tinh thần thiết tha, chưa trí tuệ vẫn lâm nơi tinh thần cuồng tín, vì thế nên chi phải có bậc Thiện Trí Thức chỉ đạo mới mong kết quả. Chưa có hay chưa gặp Thiện Trí Thức nên tu Thiện, tinh thần Thiện Căn Thiện Chí, cúng dường Công Đức, tín ngưỡng ngôi Tam Bảo. Tinh thần như thế vẫn đáng kính trọng.

Bậc sẵn tinh thần cao, xuất gia hay tại gia. Tin Phật, Pháp, Tăng. Ngôi Tam Bảo, Y Tôn, Y Kinh, về Lý đọc tụng Kinh Pháp, về sự siêng năng Công Đức, tinh thần còn tu nhiều hơn thế nên nhớ: Nhược Dĩ Sắc Kiến Ngã, Nhược Dĩ Âm Thanh Cầu Ngã, Thị Nhân Hành Tà Đạo, Bất Năng Kiến Như Lai.

Một là Đọc Tụng kinh Pháp, dùng sắc kinh, chưa tụng Y Thánh nghĩa kinh, làm thế nào Tri Kiến? Hai là: Nghe thuyết pháp, chưa thọ lãnh an toàn, nhận định khiếm diện chưa đúng với tinh thần pháp, làm thế nào Kiến Tri Thánh Pháp? Ba là: Nhận Tà Biến, thực hành Tà Biến, lâm nơi sai biệt, khi lâm sai biệt thời phải trực thuộc tà đạo sai lầm. Bốn là: Nơi sai, nhận sai, thiếu tinh thần Phụng Hành, thế nào đồng chủ thể năng lực thấy đặng Như Lai? mới có câu:

Y Kinh Diễn Nghĩa, Tam Thế Phật Oan.
Ly Kinh Nhất Tự, Tức Đồng Ma Thuyết.

Cho nên y kinh diễn nghĩa chưa đủ Tự Giác, Phật vẫn bị oan bằng Tự Ái, Tự Cao, Tự Mãn thuyết giả Ngôn Từ, ngỡ là Minh Thuyết. Dụng Tâm Thức quán soi Tà Dục Kiến Dục, ngỡ Chánh Báo Vương Tôn Tăng Thượng Ma Thuyết, sai lạc Y Chỉ cơ bản Chủ Tính thiện căn Tà Biến Tri ngỡ Chánh Biến thọ nghiệp, không thể giải. Ngoài ra duy chỉ Tự Tánh Tỏ Tánh, đầy đủ Tinh Thần Bất Thối là hơn cả.

Tuyệt mỹ thay! Thánh Hiền! Phật Giác.

 “Phật ra đời có thẩm quyền độc lập chứng minh Vũ Trụ. Bồ Tát có quyền chứng minh chúng sanh cấp bậc tu chứng: Chánh Báo, Phước Báo, Thọ Báo.”

 “Bồ Tát có quyền dạy và truyền Tâm Ấn từ hàng Hộ Pháp Bồ Tát, Tôn Gi, A La Hán, Tiên Thần.”

 “Bồ Tát Ma Ha Tát có quyền dạy và chứng minh cấp bậc Bồ Tát.”

ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT
Khai Thị năm 1986.
Thiền Sư Bồ Tát Di Như ghi chép lại.

16. THIỀN SƯ TỪ MÁI CHÙA TÂY BƯỚC RA

Thiền Sư từ mái chùa Tây bước ra sân Chùa Tháp, Ngài ngồi trên phiến đá ở góc sân, nhìn dưới chân đồi suy nghĩ thời pháp Sự Vật Hóa, Hữu Sanh Hữu Tướng, sống chết diệt sanh hóa thay đổi, đổi thay tứ loài chung khắp Bản Thể Tam Thiên rồng, người sinh mạng hóa, lý trí hóa, cho đến công lực công năng tự lực tinh thần vật chất, kiến tạo sáng lập không ngoài sự vận chuyển hóa. Tất cả thảy đều Hữu Sanh Hữu Tướng Hóa, Hữu Sanh Hữu Vật Hóa, cho đến cây cỏ núi sông, sanh nở không ngừng hóa, có hóa nên mới có hằng hà sa số các Cõi, Cảnh Giới, Chư Thiên Tiên Giới, Thần Giới, Thánh Hóa Giới. Cõi nào lối sống theo Cõi nấy.

Cảnh giới thế giới nào sinh sống nơi thế giới nấy, giới bị sống, không ngoài Chánh Báo Thọ Báo trong giới, gọi là Chúng Sanh Giới.

Thiền Sư nở nụ cười khoan khoái nói: Tự Hóa -Vật Hóa -Thần Hóa, ba hệ thống chung gồm nhau, trở thành một. Chúng sanh vẫn có sẵn Tự Hóa khắp khắp, quán soi Vật Hóa đến tinh thần đào tạo Hóa, thành ra mới có từng trình độ, giai cấp hóa trong vòng giới hạng hóa sanh.

Thiền Sư êm lặng nhìn trời Tây tiếp nói: Vòng Đai Pháp Giới, riêng mỗi một chúng sanh đều một Dụng thọ trì một Giới, biết yên phận không gây hấn nhau thời chẳng cách chi để giải nói. Vì sao? Vì thọ trì là đã chấp nhận, nhận lãnh làm chúng sanh giới, chúng sanh an hòa, sống yên trong Giới Dụng, khi biết rõ giới dụng nơi mình, liền đặng biết Giới nào Dụng nấy, miễn thực hiện Tròn Dụng là xây dựng Tịnh Độ Giới cho mình. Bằng toàn thể thực hiện đồng hiện Tịnh Độ Giới muôn phương Bồ Tát cúng dường, còn chi là Giới hay chúng sanh thọ giới nữa.

Nhân vật thì không thiếu nhân vật có hai hạng Nhân Tài cùng Thiên Tài, Bậc Thiên Tài phát triển thành Thánh Nhân, Thánh Triết chẳng hạn. Bậc Nhân Tài phát triển thế giới Vĩ Nhân hiện đại. Bậc có Tài Đức rất hiếm, có Tài chưa có Đức vẫn Nhân Tài thường nhân. Trí cùng Đức nó nâng Nhân Phẩm con người, dù có Tài cho mấy chăng vẫn không qua được Đức điều hành Trí, Trí kiểm chứng Đức trở nên an nhàn sung sướng nhất trần gian.

Thiền Sư nói đến đây nhìn cảnh trời mây bao la vô tận, chỉ có Tâm Hồn mới kiểm chứng trời mây, nỗi niềm Ngài đã từng bày tỏ thăng trầm chịu đựng bước đường tu chứng trời mây cùng Thị Chứng. Nên chi Ngài nói: Từ nơi Tinh Thần cao đẹp sạch sẽ, thì Tự Tánh không ngã về một bên: Tự Hào, Tự Ái, Tự mãn , Tự Tôn. Khi bấy giờ mới Sự Hóa Vật Hóa thảy đều trong sạch bình thoảng: Tự Hóa sẵn Bình, Vật Hóa chứng tri Tri Kiến, thì Thần Hóa dung thông Giải Thoát khổ ách nơi chốn lầm than khổ đau. Sự Hóa Vật Hóa Tự Hóa Vật Hóa Thần Hóa là Ngũ Uẩn Giai Không. Độ Nhất Thiết Khổ Ách, không ngoài vạn pháp như Huyễn Hóa.

Ngài trầm ngâm thẩm xét. Vũ Trụ bao la rộng lớn Bản Thể lại vô biên, còn pháp thân hàm chứa hằng hà sa số vô lượng vô biên chúng sanh giới. Pháp thời trùng trùng duyên khởi diệt sanh, sanh diệt không ngừng, chúng sanh lầm Ngũ Uẩn trụ chứng nơi Huyễn Hóa cầu an, làm cho Vũ Trụ Bản Thể dẫy đầy Pháp Giới Vô Minh, không thể lọt một mũi kim hay sợi tóc tìm ra ánh sáng Trí Tuệ, làm thế nào Giải Thoát hoàn Chân Thiện Mỹ với chúng sanh?

Thiền Sư nói: Hỡi các Thiện Chân Tử! Bậc Cầu Đạo Bồ Đề nên có Tinh Thần Tín Ngưỡng, nên Y Tôn Y Chỉ lời dạy Phật Tôn, chớ sai đường lệch hướng tinh thần tín ngưỡng. Vì sao? Vì tất cả Sự Hóa Vật Hóa cho đến tu cầu chưa có tinh thần tu học chưa bao giờ tu đạt đặng. Tinh Thần là một khởi điểm đầu tiên đến cuối thành công Thần Hóa, từ thờ ơ đến Chí Dũng Hóa, từ lười trễ biếng nhác, đến tinh tấn siêng năng, từ chưa tìm ra cái sống Tinh Thần Hóa tìm đặng cái sống an vui Bất Diệt. Chưa có tinh thần Tôn Đạo. Đạo nào Thần Hóa đặng thọ lãnh Giáo Pháp Biệt Tôn Vô Thượng Đẳng Chánh Giác?

Thiền Sư nói: Vô Minh là gì?

Phải chăng vô minh điều chính chưa biết sanh ra đối tượng chấp, hóa mê, nên Hóa giải chấp mê, gọi là phá Vô Minh Mê Chấp, nhiếp thâu gần chúng sanh cốt tỏ thấu chúng sanh, các hành vi thọ ngã Giả Tưởng nhiếp thâu mình khỏi lầm, Giác Ngộ. Bậc tu cầu Diệu Quả, Nhất Tâm Hóa Giải Nhiếp Thâu, sạch sẽ, Tận Thấu, trưởng thành Phật Đạo.

Nơi Tự Hóa Vật Hóa Thần Hóa tùy theo thứ lớp giai cấp trình độ chúng sanh giới Tự Hóa, gọi là tùy nghiệp thức hóa như: Cảnh sanh tình, vui buồn sướng khổ hóa, tham vọng ưa thích hóa. Bậc tu cầu Diệu Quả lúc duyên khởi Tự Hóa Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức nghĩa là: Sắc, Hình Sắc hay sắc tướng về tiền bạc, công danh, hiện tướng tiền và công danh. Thọ, tham muốn tiền bạc và công danh, Tưởng tượng tiền bạc công danh. Hành, hành động theo Tâm Thức đạt cho đặng tiền bạc công danh, nguyện vọng khởi sanh của mình. Trên đây là lầm lạc Tự Hóa, chúng sanh Tự Hóa Sắc Thọ Tưởng Hành Thức là mức đo nghiệp để cổi giải nghiệp. Sắc Thọ Tưởng Hành Thức, một điểm Duyên Khởi, Giải nghiệp hay Thọ Nghiệp, Thoát Sanh hay Thọ Sanh nơi Kiến Dục. Tùy các bậc tu cầu dung lượng.

Tự Hóa không phải tự nhiên như nhiên hồn nhiên hóa, nó là Trực Ngộ Trực Giác không có văn tự nên mới có Liễu Ngộ, Đại Ngộ, Nó nương nhờ Tinh Thần Công Năng Sở Đắc Chứng Tri tu cầu Diệu Quả Hiện Sinh Hóa. Thiền Sư gật đầu nói: Đa phần các pháp môn chỉ có Thiền Môn chiếm trọn Tự Hóa Vật Hóa Thần Hóa mà thôi. Vì sao? Vì phải tu Tịnh Tuệ là Thiền Môn, Trí Tuệ rất cần phát triển từ nơi Tinh Thần cao đẹp Thần Hóa hiện sanh. Có Trí Tuệ mới Tự Hóa không lầm, Quán soi không lạc là Vật Hóa thành thử Tự -Vật -Thần Hóa do Thần Hóa phát huy, chưa có Thần Hóa thì chúng sanh nằm yên tê liệt. Tất cả chúng sanh sống chết vươn mình hay lười trễ chỉ có Tinh Thần phấn khởi linh động thanh thoát không ngoài Tinh Thần, Thần Hóa mà ra.

Thiền Môn -Tín Hạnh Nguyện mở đầu bước vào nhập môn, phải Tín Ngưỡng Giáo Môn. Dụng Hạnh Tọa Thiền gọi là Thiên Hạnh, Thề Nguyện Tu Tọa Thiền Bất Thối. Hành giả Thề Nguyện Tọa Thiền không ly tọa, chưa Đắc Đạo thề chưa lìa khỏi Cốc Thiền. Thiền Môn là một Tôn nâng Tinh Thần lẫn vật chất, khi Đắc Đạo xong, tinh thần lẫn vật chất thảy đều tu, gọi là Song Giáo hay Viên Giáo. Không lấy, chẳng bỏ nơi căn bản không ngoài Rốt Ráo Chánh Giác.

Phần Hóa chủ yếu có Tinh Thần mới Thần Hóa, Thần Hóa thân tâm thoải mái mới có Trí Tuệ Tự Giác, Tự Giác mới tự hóa giải nghiệp, nghiệp thì hàng hàng lớp lớp chúng sanh thảy đều có Nghiệp, Thần hóa từ Nhân Thiên Lục Đạo các cõi trong Tam Thiên đâu đâu vẫn có Nghiệp, nếu chưa có Trí Tuệ Thần Hóa thì làm thế nào giải nghiệp khi nghiệp an trú nơi nào phải công dụng nơi hóa giải dù cho tu học thuộc Bát Nhã Ba La Mật chăng nhưng chưa có Trí Tuệ Cứu Cánh Thần Hóa dung thông thời Bát Nhã kia vẫn chưa thâm nhập làm sao tu đạt rốt ráo. Thiền Sư nói xong đứng lên, rời khỏi phiến đá đang ngồi, bước đi về hướng Chánh Điện. Hai chú tiểu chờ sẵn hai bên, Ngài chiêm ngưỡng Tôn Phật chú nguyện cho chúng sanh nên vun trồng Cây Bồ Đề Tâm Nguyện thọ giáo lời Phật Vương.

ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT
Khai Thị năm 1986.
Thiền Sư Bồ Tát Di Như ghi chép lại.

15. HÔM NAY ĐÚNG BẢY NGÀY

Hôm nay đúng bảy ngày, Thiền Sư niệm niệm Kinh Đàn đi vòng dưới Chân Đồi, niệm niệm từng bước một. Cầu Chư Phật Chư Bồ Tát nguyện giúp đỡ cho tất cả chúng sanh phát Bồ Đề Tâm đặng Trí Tuệ Cứu Cánh. Trí Tuệ Viễn Đạt, tu cầu Tri Kiến Giải Thoát. Chương trình kinh đàn này, mỗi ngày Kinh Đàn một vòng, bảy ngày Kinh Đàn bảy vòng, xong Tĩnh Tọa Minh Thuyết Phật Ngôn. Thiền Sư Nhất Tâm Vị Tha, Chí Nguyện Tha Lợi, chung khắp Pháp Môn Giải Thoát. Vì sao? Vì Ngài thật rõ thấu Tôn Chỉ Mục Đích Tu Phật. Bình Đẳng Dung Hòa, Dung Thông Sở Đắc, không pháp môn nào lớn nhỏ cao thấp tuyệt đối không hai. Vì Bất Bình Đẳng do lầm mê, dị biệt khoảng cách, thành thử Bất Đồng có vô lượng, vô biên, hằng hà sa số chướng đối ngăn ngại nhau, nên chi trở thành chúng sanh, khó nghe, khó nhận, khó hiểu làm thế nào biết đặng lời Phật Ngôn: Bình Đẳng Đại Hải cho đến Đại Hải Chúng, Thế Giới Hải, Chư Phật Hải, Bồ Tát Hải, Chúng sanh Hải. Khi Đức Phật đang còn ngôi Bồ Tát, Ngài phải tu tánh Bình Đẳng đối với chúng sanh mà sở đắc Bình Đẳng Tánh Trí, dụng Tánh Trí chủ quán đồng đẳng chúng sanh, sở đắc Pháp Nhãn. Hồi Hướng Công Đức không nhàm chán tu đạt Diệu Quang Sát Trí. Nhìn hàng Bồ Tát Trí, soi lại chúng sanh trí, bên Bồ Tát thoát sanh hóa độ chúng sanh, còn phần chúng sanh thường chấp ưa trụ nhỏ nhen eo hẹp, Bồ Tát vị tha cứu độ, hóa độ, thân tâm Bồ Tát chung cùng chúng sanh trưởng thành Đại Viên Cảnh Trí tu Nhất Thiết Trí thành Phật. Khi bấy giờ Phật nói: Chúng Sanh Chư Phật không riêng khác, chỉ Mê Ngộ mà thôi.

Nói đến tư thế Thiền Sư. Ngài đang ở ngôi chùa tháp mục nát, ngọn tháp mất chỉ còn nền tháp. Ngài che mái chùa bằng lá, chính giữa làm Chánh Điện, có Tượng Phật, bàn Phật bằng vôi. Đức Phật Bàn Phật lâu năm đã phai màu cũ kỷ. Ngài chỉ có chõng tre, chiếc bàn nhỏ, tấm kệ để kinh, chiếc giường đóng tạm, đồ đạc đặt ở nhà Tây. Ngài thường ngồi nhìn xóm làng xa xa ẩn hiện chen lẫn vườn cây rừng lá. Đời Thiền Sư duy nhất Bộ Đầu Óc mới mẻ, tinh thần khoát đạt bình dị Như Lai Phật thoải mái.

Thiền Sư Ngài đi kinh đàn xong trở về, Ngài bước lên tam cấp, từ chân đồi đến sân chùa tháp, có trên năm mươi cấp bước của Ngài. Vừa đến sân hai Chú Tiểu chạy ra đón bái. Thiền Sư giao cho hai chú, mỗi chú một phần việc, Bao Đãy và chiếc gậy. Ánh nắng đã lên cao. Ngài thay áo, ngồi vào chiếc chõng, dùng tách trà chậm rãi tôn nghiêm. Ngài nói: Tuyệt thay! Đức Thế Tôn Ngài đã từng đánh đổi tất cả Tâm Huyết, lời Vàng lưu lại đời đời nhắc nhở từng bước tu nhỏ, cho đến Đại Lực, Đại Hùng, Kiên Nhẫn, Kiên Trì trong Tam Tạng Kinh Điển, từ lầm mê trưởng thành Giác Ngộ không thiếu sót. Các Bậc tu không biết lấy chi tán thán báo ân cho xứng đáng.

Thiền Sư êm lặng đưa đôi mắt vô tư, khuôn mặt trầm tư của Ngài khó diễn giải. Ngài ngước mặt lên in tuồng bày tỏ cùng ai nỗi niềm tâm cảm lời Bảo Sám, lời Bảo Sám vừa tri ân Chư Phật, vừa minh thuyết lời vàng. Ngài nói: Có Tỏ Tánh (sửa Tánh) mới Minh Tâm. Có xét lỗi lầm, không lầm lỗi. Có Hạnh Nguyện mới có phát Tâm. Có Hành Dụng đặng chu đáo. Hành Dụng chưa tu Tứ Nhiếp Pháp Lục Ba La thì chưa Hiền Hòa thấm nhuần Đạo Pháp, đã chưa thấm nhuần Đạo Pháp làm sao có Từ Tâm, làm sao sáng soi Nghiệp Thức mà Giác Ngộ? Tứ Nhiếp: Đồng Hành Nhiếp, Đồng Sự Nhiếp, Ái Ngữ Nhiếp, Vị Tha Nhiếp. Bậc tu chưa thực hiện Bi Chí Dũng, tựa bằng xác chết chưa chôn, lười trễ đứng yên, khó qua trở lực vạn ngành pháp giới. Nếu chẳng thông Giới Định Tuệ thì vô minh, làm thế nào lãnh hội lời vàng Phật dạy? Bằng chưa Tín Hạnh Nguyện, Ba La Mật Đa, nằm yên bất di chuyển, nương nhờ Pháp Giới cải tạo hoàn cảnh đón đưa thần linh phù hộ, lâm nơi tu cuồng tín.

Thiền Sư vừa nói đến đây, Ngài ngã mình trên chiếc chõng dưỡng thần một lúc. Chú tiểu đã thay tách trà hai lần, Ngài ngồi dậy, nhìn về hướng Chánh điện tiếp nói: Tu hành không tự thân chí nguyện sửa sai lung lạc, chính mình phải vãng sinh nơi mình, không ai mang ngộ đến cho, giải mê mình đặng. Bậc tu tận lực giải nghiệp thức, căn trần, cấu ly, cấu nghiệp, ly nghiệp, ác tâm, ác ý, ác nghiệt, do Thân Khẩu Ý tự mình chướng đối, nghi ngờ bị biệt đủ hình thức lầm lạc vô cùng. Lúc phát tâm tu Phật Tự Tâm hóa giải, từ nơi nhỏ bé trưởng thành rộng rãi, Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi. Bằng chưa phát tâm, dung dưỡng xem kinh pháp không giải vô minh, dù cho xuất gia tu chùa hoặc giả tu núi bao nhiêu năm chăng, cũng chưa có một ngày tu.

ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT
Khai Thị năm 1986.
Thiền Sư Bồ Tát Di Như ghi chép lại.

14. BỒ TÁT GIẢI

Bồ Tát giải nói xong êm lặng, sau Ngài tiếp: Nhẫn Nhục, Trí Tuệ Thiền Định. –Trí Tuệ Nhẫn Nhục Thiền Định nầy khai hoang Trí Tuệ phát triển. Nhẫn nhục có hai lối: Lối thứ nhất Bị Nhẫn Nhục. Lối Thứ Hai: Bậc có Bản Năng Điều Ngự Bản Thức, dụng nhẫn nhục kiềm chế Tâm Thức khỏi dục vọng, tranh giành hơn thua mà nhẫn nhục vì nhẫn nhục lìa ngã, ngã sở, đúng với tinh thần Trí Tuệ Thiền Định, vì sao? –Vì Tâm Thức động vọng, Thiền định là Tịnh Tâm, đã Tịnh Tâm Trí Tuệ. Trí tuệ lìa tất cả nhận thấu tất cả, Trí Tuệ không mắc miếu nơi đâu, thì đâu đâu thảy đều tận thấu. Còn phần tâm thức động vọng từng hồi, hồi nào cũng phải lần quấy tùy chúng sanh phải quấy, nào do nơi tâm, tuy nói tâm đặng mà không đặng mảy may nào cả, chỉ cuồng quay Tâm Thức mà thôi.

Tịnh Tâm Thiền Định vốn chung Trí Tuệ. Không Tịnh Tâm Trí Tuệ vẫn không. Không Thiền Định nào phát huy Trí Tuệ? Bậc tu phải có Bản Thức kiềm chế Tâm Thức. Bản Thức phải có yếu tố năng lực kiên trì Chí Dũng thù thắng Tinh Tấn Bất Thối Tâm, Nhẫn Nại Bất Chuyển Bồ Đề, đánh đổi qua từng giai đoạn tu chứng, từ Phàm Phu trưởng thành Thánh Ý, Tri Kiến Giải Thoát.

Lời vàng hướng dẫn chỉ dạy. Nghe đặng là khó, nghe đặng thực hiện chưa đặng phải Kiên Trì Thực Hiện đặng càng khó hơn, vì sao? Vì nghe đặng, nhờ dẹp điên đảo loạn tưởng nơi Tâm Thức mà nghe đặng, còn thực hiện chưa đặng vì yếu kém thực lực công năng, nên chưa thực hiện đặng. Bậc tu phải cần tu hơn thế nữa mới thực hiện đặng.

Đương thời cuối thế kỷ hai mươi, cận kề hai mươi mốt đa số tu tự tánh tỏ tánh nghiên cứu nhà Phật cũng khá nhiều. Phái Thiền Tôn ưa chuộng không ít, có nhiều nước thành lập cơ sở khang trang, nhiều nơi Tu Thiền cần trí tuệ, vừa nghiên cứu vừa Tu Thiền hoặc Tu Thiền Dưỡng Sinh, Tọa Thiền Võ Đạo Thần Giao Cách Cảm. Những chỉ tiêu Tu Thiền trên thảy đều trực thuộc về Nhân Thiền hay Nhân Thiên Thiền là tốc độ cao nhất. Vì sao? Vì Thiền Dụng Tâm Thức mà Tu Thiền chưa Trí Tuệ Cứu Cánh Thiền. Trí Tuệ Cứu Cánh mới là Như Lai Thiền Tri Kiến Giải Thoát.

Phật Đạo mục đích đưa Tín Chúng giải thoát. Phật đã từng nói: Tướng giải thoát từ lâu, Tâm chúng sanh mắc miếu chưa giải thoát. Nên chi Tu Thiền đặc điểm về Tâm truyền Tâm Liễu Ngộ. Khi đang Tu tập Thiền Tọa chớ nên chấp trụ trụ chấp, lâm vào Tâm Thức đảo điên cuồng vọng. Hành giả có đầy hiểu biết năng khiếu, kiên trì Chí Dũng lập trường mới tu Thiền đặng.Vì sao? Vì dụng Bản Thức cai quản Tâm Thức, lìa Thức hồi Tâm, có nghĩa lìa vọng về Chân sở đắc Trí Tuệ Tâm. Tại sao Trí Tuệ Tâm? Vì Tâm độc lập trơn liền, chen lẫn Thức trở thành Tâm Thức, Thức thời động vọng trở thành Pháp, Hành Giả Tọa Thiền tỏ Pháp, Thức không còn, Tâm về với Tâm nên gọi Trí Tuệ Tâm. Tu Thiền chủ yếu phát Trí Tuệ Cứu Cánh, ấn quyết tâm, tuệ phát trực nhập đắc tâm, trực ngộ Chân Giác, lìa Chân Chánh Giác, tu như thế Như Lai Thiền.

Tôn Phái Thiền. Tùy theo Tâm Thức của mỗi hành giả mà hướng giáo, không tùy thuộc học hỏi Văn Tự Tu Thiền, vì Thiền Môn không tự. Bậc Thiền sư thấu đạt Tâm Thức lưu động phiên diễn tất cả, nên tùy nơi mỗi hành giả lập Tông Ấn giáo Tu Thiền. Các hành giả bổn phận Tín Hạnh Nguyện bất thối tự lập phát huy Thiền Tông. Tu Thiền không có cấp bậc nào mà có cấp đẳng Thiền. Phái Thiền có Chủ Thể. Chủ tánh Thiền Tôn đi sâu Bản Năng tìm lực chủ trì phổ chiếu làm con đường Giác Ngộ, bản năng tự lập duy nhất. Có ý nghĩa vạn Pháp duy tâm. Vũ Trụ bản thể thân tâm duy nhất không hai. Dưới mắt Thiền Sư, thấu đạt tất cả, tất cả đều Thiền Sư, ngoài không có Từ Ngữ nào giải đặng.

Thiền Tôn một Giáo Môn cực điểm đánh đổi mê lầm về với Giác Ngộ Tận Giác. Khi hành giả nhập Môn Tu Thiền Vị Thiền Sư chứng minh nhập môn. Lễ nhập môn xong, hành giả tu tập Thiền Tọa, tối đa hai thời Thiền Tọa, ngoài ra vị Thiền Sư giáo huấn từng vị hành giả riêng còn nghi luật thời Tâm Khẩu Ý, kiểm soát Thân Khẩu Ý kín nhiệm, mỗi tháng hai lần phát hiện Tâm Thức, mãi mãi từ ba năm đến bảy năm lúc nào tỏ ngộ nguồn mê nơi Tâm Thức, thường chấp, thường trụ hoặc hay trụ chấp thiệt hại như thế nào, đâu đó sạch sẽ, lúc bấy giờ mới làm Đại Lễ Nhập Lưu. Nhập lưu mỗi một hành giả, biệt lập ở riêng mỗi vị một cái Cốc, công phu Thiền Tọa. Tứ Thời Công Phu. Trước khi vào lưu cốc, các vị thảy đều Thề Nguyện. Có vị thề: Tu chưa Đắc Đạo, thề chưa rời khỏi cốc.

Tinh thần Tín Hạnh Nguyện tọa thiền. Tôn Phái tu thiền cực điểm. Khi đã hiểu sâu lý sự lầm mê do nơi Tâm Thức, dùng Bản Thức cực điểm lời nguyện tinh thần bất khuất giải trừ Thần Thức Viễn Vong trở về với Nhất Tâm giải thoát. Thiền Tôn tận dụng Hiển Giáo Mật Tôn gọi là Viên Giáo, Tiệm Giáo, Đốn Giáo là bước tu toàn diện, đầy đủ viên dung Tri Kiến Giải Thoát. Đa phần thời Hạ Lai nầy nhiều bậc chưa thấu đáo. Tu Hiển Giáo chuyên ròng Hiển Giáo. Tu Thiền quan trọng Mật Tôn Siêu Hình Vạn Tượng, Tu ròng Thiền Học Đốn Học, Tu Tiệm gìn giữ Tiệm, nếu không chung kết, tổng hợp làm thế nào Liễu Đạt Chánh Giác.

Đặc Điểm Thiền Tôn, Bậc kém Tọa Thiền, đảo điên động vọng, nơi động vọng đảo điên trực thuộc Tâm Thức, dụng Bản Thức ngự chế động vọng đảo điên. Khi hành giả tọa thiền khá đặng Tịnh Tâm, nhờ Tâm Tịnh thời Tâm Thức cải hóa, trở thành Thần Thức, Thần Thức Tâm Thức thảy đều trong vòng mê loạn tham muốn. Một bên Tâm Thức do Thân Tâm, còn một bên Thần Thức, Tâm Hóa tinh thần lung lạc nên gọi là Thần Thức lưu hành qua từng vọng tưởng. Thiền Tọa phải kiên trì không trụ xứ Thần Thức, Bản Thức vẫn ngự chế không trụ xứ Thần Thức, Thiền Tọa di chuyển chung khắp, các cảnh giới các cõi, Thiên Biến Vạn Hóa làm cho hành giả ưa chuộng mà trụ xứ, hành giả có trí tuệ Huệ Nhãn tránh khỏi lầm lạc. Bằng chưa tu đạt đến, không nên tu, không nên chấp trụ một pháp nào, vui mừng Tự Ngã một Cõi nào, bằng chấp trụ đều mù quáng. Miễn ngự trên Thần Thức di chuyển khắp khắp Tam Thiên, Đại Thiên Thế Giới, bất luận cao thấp cảnh giới thảy đều nương nơi Thần Thức tỏ ngộ Thần Thức Thiền Tánh.

Nơi Nghe Thấy Biết Bình Đẳng, nhưng Bất Bình Đẳng, giai cấp trình độ. Có tu, chưa tu, có chứng, chưa chứng, kể ra không hết đặng. Khi nghe, lúc thấy, được biết cùng chưa đặng biết sai biệt nhau. Tận Giác Chánh Giác Đồng Đẳng nhau. Tu Phật Đạo Phật rất Bình Đẳng vì lầm mê Giác Ngộ xa cách nhau khó diễn giải, khó nhận lãnh, được gọi là Bất Khả Tư Nghì, khó nghĩ bàn.

Bậc Thiền Sư: Dưới sự nhận định, xa cách hẳn Bậc Hành Giả đang tu Thiền Tọa. Vì sao? Vì Bậc Thiền Sư nhìn nhận Tổng Quát, do đó Thiền Sư nói: Một nơi phải, hoặc cái phải của một chúng sanh cho là phải, trong giờ phút đó Vũ Trụ Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới có hàng Bá Thiên vạn triệu chúng sanh đồng cho phải, gọi là Thế Giới Hải Phải. Mỗi một chúng sanh cho là Quấy, thì liền có Bá Thiên vạn triệu chúng sanh cho là Quấy, gọi là Thế Giới Hải Quấy. Khi Đức Phật thọ ký Bá Thiên vạn Phật đồng thọ ký. Mỗi một vị đắc chân lý liền có Bá Thiên vạn triệu đồng đắc chân lý, gọi là chân lý Hải. Một Bậc Đạt Vô Thượng Đẳng, liền có Bá Thiên Vạn Triệu Bậc Tu Đạt Vô Thượng Đẳng, gọi là Thượng Đẳng Thế Giới Hải.

Từ chốn Tâm Thức lầm mê, có Bá Thiên Vạn Triệu lầm mê nơi Tâm Thức, vô lượng vô biên đại mê, cuồng mê, vọng mê Tâm Thức Hải. Bản Năng phải ngự chế xem xét lỗi lầm, qua từng cái Mê sạch sẽ hết thức giải mê Giác Ngộ. Từ nơi, Tâm Thức Hành Giả Tọa Thiền trở thành Thần Thức, Thần Thức rộng rãi bao la, thanh thoát cực điểm, Đại Lung, Đại Lạc, Đại Cường, Đại Vĩ, lên xuống cuồng quanh, Thiên biến vạn hóa theo Chơn Thể Pháp Tánh. Hành giả lầm nhận vui mừng an trụ hoặc giả ưa chuộng thích thú cho đó cực điểm không ai bằng, liền thọ chủng Thần Thức lâm vào Ngoại Giáo.

Bằng bậc kiên trì tận thấu Tâm Thức liệt hạ tranh giành, Thần Thức tham lam Đại Vọng, không Nhiễm chẳng Lìa, Tròn Giác. Ví như bậc đã tự mình phát hình nhìn xem vũ trụ thuyên diễn, một tấm tuồng mê ngộ, Chánh Giác.

ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT,
Kỷ Niệm Trung Thu năm Bính Dần 1986.

Thiền Sư Bồ Tát Di Như ghi chép lại.

13. NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ

Bậc Nhất Tâm Đảnh Lễ, Thân Khẩu Ý giải nghiệp, bậc này thường đánh đổi thân mạng, niệm niệm tu cầu diệu quả Bồ Đề, không phân biệt, Tâm nhập định đặng biết chúng sanh chung khắp đều tu, mỗi mỗi tu theo Hạnh mình. Từ nơi giải Tâm, đến giai đoạn đặng rõ lầm mê, nguồn mê nó như thế, Tâm trơn liền không còn chướng ngại tu đạt Vô Ngại Đại Bi Tâm, nương nhờ Công Đức, vượt hẳn thế gian Chứng Tri Bình Đẳng. Hồi Hướng Công Đức siêu thoát Tâm tỏ rõ Diệu Pháp sở đắc Diệu Quang, Sát Trí, Nhất Thiết Trí thành tựu Chánh Giác.

Thiền Sư vừa nghĩ đến đây. Ngài rời khỏi tảng đá đang ngồi, đứng lên, chân bước đi, miệng lẩm bẩm: Dại thật, dại thật, cho những bậc lầm mê, trên con đường Diệu Quả. Thường Tưởng tức Phi. Thường Tình tức Đọa, mãi gìn giữ năng sở thường tình, mộng ảo Tri Kiến Giải Thoát, lề thói thường tình ưa thích tất cả mọi người chiều chuộng tâng bốc an vui, hơn Tâm tự tạo nguồn vui bất tận. Nơi thường tình nơi sống quần chúng thường sống phẳng lặng mơ hồ, như con người sống của con người như thế. Nếu Bậc vươn mình cao cả hơn, không mong cầu chỗ thường tình làm quan hệ, cũng chẳng cho nó làm tầm thường, miễn cao hơn thường tình, hơn tầm thường, nơi mình đang trụ chấp biết chỉ trích, chưa tự xét mình, chính mình tầm thường hơn ai hết. Biết suy, biết xét, chưa thực hiện mình đang biết, đây chính là Con Bệnh thường vấp phải.

Đối với Ta, thật biết tỏ rõ nó như thế, nên không vướng mắc, đầy đủ chủ lực nguồn sống, thật là cuộc sống Huy Hoàng trước mọi sự việc, kể cả gay hấn, nghịch ngợm bằng phương thức nào, vẫn có sự sống Bất Diệt nên chi sự sống thông với sự sống của tất cả không có khoảng cách nhau, vì vậy nên chi không có Đoạn Dị Diệt vạn pháp suông chảy, tâm vui vẻ thoải mái trơn liền, đương nhiên sự sống nó sống.

Thiền Sư vừa nghĩ đến đây, nở nụ cười thoải mái. Ngài nói: Ta và tất cả sanh ra để làm gì? Để Ăn, để Mặc, để Sống ư? Thật vớ vẩn nơi vớ vẩn, chịu nơi khuôn khổ thường tình vạy vọ lâm nơi tầm thường bị sút kém thua thường tình, thì làm sao thông cảm sự sống, cùng nhau thoải mái? Đứng nhân cách tầm thường hay thường tình kẻ ưa thích chỗ này, người lại ưa nơi nọ, có những mong đợi hoài vọng khao khát, tâm trạng khác nhau. Khi bước vào con đường tu Phật, chưa đủ Công Đức Công Năng để giải tỏa lòng tham vọng đang còn, các khía cạnh nơi nghiệp Tham. Không Tham Lam tiền bạc, vẫn tham vọng đủ chiều hướng hư danh, Tu vấp phải qua nhiều nghiệp thức. Bậc bình dị nương Vô Ngã để tu, khỏi tham mơ vọng đảo, lầm ngã giả tướng, Minh Tâm đến không dị biệt thoát sa đọa.

Thiền Sư đưa tay hái cành lá, Ngài ngồi lại tảng đá, nét mặt cảm mến như nhiên. Ngài nói: Tướng Giải Thoát từ lâu. Cây cỏ núi sông, Hoa quả vẫn làm tròn Bổn Phận dung dưỡng nhân loài. Nay Ta nói lên Tâm Hồn Giải Thoát. Thế nhân mấy Ai biết đặng Ai? Họ chỉ nhìn nhau bằng đôi mắt tầm thường. Ta chỉ biết Ta là đủ. Vì sao? Vì nó như thế. Khi Đức Thế Tôn đang còn tại thế. Chưa chắc nhân sinh nhìn đặng Ngài Vô Thượng, Ngài đã từng công bố, chưa hẳn có bậc đã tin Ngài. Lúc bấy giờ tinh thần Tối Thượng Quả Vị Đẳng Đẳng Giác. Chỉ Ngài thấu Ngài mà thôi. Ngài nhập Niết Bàn lời Vàng sáng rạng, Ngôn Từ trở lại Bảo Châu. Cao Qúy thay! Vô Lượng Công Đức Phẩm thành Xá Lợi.

Có lẽ, có lẽ. Bổn phận Đức Chí Tôn đã tròn Bổn Phận. Nay Ta tiếp tục phải làm tròn, miễn tất cả Nhân Sanh ưa chuộng xem với Tâm Hồn giải thoát vẫn toại nguyện không khác. Đức Bổn Sư thành Phật Chánh Giác. Ngài nói: Bá Thiên Vạn Ức Phật Chánh Giác. Nay Ta thành Phật Chánh Giác. Nào Đức Ngài Tuyên Minh Ngài Chánh Giác thành Phật mỗi một mình Ngài đâu. Đối với Ta vẫn như thế, các bậc đang tu, đồng tu đến mức độ như Ta cũng có Thế Giới Hải bậc như Ta, bậc đồng nguyện rộng rãi phát tâm Hồi Hướng Công Đức Phẩm, Ta tuyên minh cho tất cả, các bậc tu cầu Diệu Quả phải Hồi Hướng Công Đức Cúng Dường Như Lai chính lời này Tối Thượng.

Thiền Sư nhìn hư không không tận. Ngài nói: Hư Không như nhiên hay dĩ nhiên? Thế nhân thường tình hay tầm thường. Đó là dĩ nhiên do Tâm chưa thoan thoát, Tâm Chí hay Thân Tâm chỉ Định, viễn tượng như thế nào thì nó ra thế ấy. Phải chăng hiện tượng Giác Minh hay viễn tượng nó ra như thế. Cuộc mơ hồ mãi diễn tấm tuồng lầm mơ, lúc đã lầm mơ, thời mãi lầm mơ phải tu cho tận cùng lầm mơ, sạch lầm mơ mới trở về Tự Tánh tự tánh vẫn chưa đủ, phải Tỏ Tánh Minh Tâm mới hay Chơn Thể Hư Không tận tận kiến diện Phật Tướng. Bồ Tát phát tâm dũng mãnh, tu nơi Tâm dũng mãnh, Tối Thắng vạn cảnh cách ngăn. Chí Không nhàm chán, năng lực bồi dưỡng thêm đến giai đoạn Trí Lực. Trí Lực là một Trí chúng sanh vô biên thề nguyện độ. Trí này chịu đựng tất cả, tùy thuận tất cả, dung hòa tất cả, nhiếp thâu tất cả trưởng thành Nhất Thiết Trí.

Lại nữa: Trí Lực Công Đức Phẩm cúng dường Như Lai Phật. Trí Lực trải qua vô tận thế giới Đại Hải Trí thành đạt Nhất Thiết Trí. Trí Lực khó giải hết đặng, dù mang tất cả Tam Tạng Kinh để tán thán Công Đức Phẩm. Bồ Tát độ sanh trải qua hằng hà sa số kiếp, mỗi kiếp có Vô Lượng Công Đức thời Công Đức ấy nhiếp Trí, nhiếp Tuệ, sáng soi khắp Diệu Quang, Phổ Quang, hằng hà sa số Quang, thành đạt Năng Lực, Tìm Lực, Chủ Lực, Nhẫn Nại Lực, Bất Thối Chuyển Lực, Tận Tận vượt tầm bên kia lực mới có Nhất Thiết Lực tận tận hoàn Chánh Giác. Thiền Sư nhìn Hư Không tận tận cũng thế.

Thiền Sư nét mặt thay đổi theo chiều hướng. Ngài nói: Vạn Pháp hằng hà sa số vô biên trùm khắp nguồn mê mãi diễn bất tận, lúc đang lạc lõng lầm mê. Trí thời Đại Hải Vô Tận, Bậc tu Phật nhỏ bé tựa như con thuyền bé nhỏ trên biển Như Lai vô tận, làm thế nào giải thoát độ nhân sinh? Nếu sớm biết điên đảo viễn vong tu cầu mộng ảo về với Thành Thật Tâm. Thiết Tha Tâm cùng Thù Thắng Tâm. Ba Tâm cứu vãng chẳng biết bao nhiêu bậc Giải Thoát. Thế nào kết quả Thành Thật Tâm? Bậc tu thành thật với Thân Tâm mình, xây dựng Đức Trí, Phước Báo, Phước Thiện, Thiện Căn, Thiện Chí Nhất Tâm đảnh lễ. Miễn tâm tình phục vụ Thiện căn. Giúp đỡ mọi người không cầu báo, cứu vãng mọi người không cầu đáp. Lời ngay thật khuyên can, khuyến khích làm cho chẳng đoạn duyên Phật. Vì tất cả mọi lớp người hơn mình, miệt mài chu toàn, Công Đức Công Năng thật tu đối với tinh thần, xét lỗi lầm không lầm lỗi thành thử không kinh sợ phạm lỗi phạm giới. Thị chứng Hoan Hỷ Địa. Hoan Hỷ Địa Hành Thâm Pháp Giới ra vào Pháp Giới làm lợi ích chúng sanh không nhiễm giới, trải qua các thuận nghịch Tâm không kinh sợ, hoan hỷ vì Thiện Căn cứu giúp xây dựng cho tất cả lìa ngã, nương theo Vô Ngã để tu không làm tổn thương Công Đức, bồi dưỡng Công Đức Hồi Hướng Cúng Dường. Do lẽ ấy nên chi Cấu Ly là món ăn trong sạch Vô Ngại Đại Bi Tâm. Vì sao? Vì Thành Thật là Chơn Tâm, Vốn Chơn Thể vạn pháp, vạn pháp trong sạch, cấu ly, ly cấu đều trong sạch. Chỉ chưa trong sạch bởi Tâm Thức qua qua lại lại, dị biệt năng phân bị biệt lầm lẫn mê ngộ làm sao tĩnh giác? Bậc Hoan Hỷ Địa thâu nhận Tâm Địa Quán nơi chúng sanh, bậc này thường quán chúng Bình Đẳng, nhìn nhận nơi Bất Bình Đẳng đã lầm lạc chúng sanh. Tâm chưa thông vì năng sở chấp. Bậc Hoan Hỷ Địa, Tâm Hoan Hỷ, Tánh Hoan Hỷ, Thiện Căn Giác Trí Hoan Hỷ, thấu đạt Tự Tánh giao cảm Chơn Tâm? Vì sao? Vì Thành Thật Tâm, Thiết Tha Tâm Thù Thắng tất cả nên không có năng sở kiến tri thành thử không còn lấy một chấp.

Thiền Sư chống tay, bàn tay nâng lấy trán. Ngài gật gù nói: Chưa Thành Thật Tâm, làm sao thiết tha tâm? Đã không thiết tha làm chi có Thù Thắng? Ba điểm này là một khởi đầu Công Đức Phẩm, Công Đức Phẩm chưa có Thù Thắng Tâm thì Công Đức nọ trở thành Công Đức cầu Báo Phước Báo Nhân Thiên. Công Đức Hồi Hướng mới là Công Đức Thành Thật Thiết Tha cúng dường Như Lai Phật.

Thiền Sư nhìn theo cành cây, gió đẩy đưa, cành cây theo chiều gió đưa đẩy. Ngài nói: Con đường tu cầu Diệu Quả Bồ Đề, Tri Kiến Giải Thoát, tu không thể nào Tăng hay Giảm thiếu hoặc dư, cũng không thể nào ôm lấy hay vứt bỏ. Cũng như thiếu kém thời phải bổ sung, còn Tăng lên, đương nhiên giảm xuống, nó có qua có lại, có tới có lui, mới thông đặng con đường lui tới, tới lui. Tâm không nhàm chán sở đắc từ Nhân Địa, Thiên Quan, Nhãn Tịnh, Quân Minh Trực Ngộ. Bằng nghiên cứu, khảo cứu, viễn vọng, hoài vọng, lý trí đến cơ bản được gọi Đắc Chân Lý, không thể nào ôm ấp chỗ đắc ấy để đứng yên. Vì sao? Vì chân lý Vô Sở Đắc, chân lý con đường tu cầu, theo chân lý đến Chánh Giác nào phải chân lý hoàn toàn giác ngộ đâu? Gọi là không ôm lấy hay vứt bỏ, không bỏ cũng chẳng lấy. Nếu Tâm còn nghi ngờ, Trí chưa khoát đạt, thì phải Y Tôn Tam Tâm Công Đức Hồi Hướng, đến Bát Nhã Tâm kinh tu hành, chớ nên dừng trụ.

ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT
Khai Thị năm 1986,
Thiền Sư Bồ Tát Di Như ghi chép lại.

12. THIỀN SƯ VỪA TĨNH TỌA

Thiền Sư vừa tĩnh tọa xong quang cảnh bên ngoài an nhiên tịch tịnh, hư không vô tận lặng lờ gió mây hòa đồng nơi không khí, pha lẫn vạn chất cây lá rừng reo, trở thành mùi hương vị thuốc trường sanh.

Thiền Sư đưa đôi mắt chung đồng, nở nụ cười thoải mái chào đón Vũ Trụ Tam Thiên, Ngài gật đầu in tuồng vừa giải xong cơn Đại Định Tổng Trì. Thiền Sư khẽ nói: Do Lầm Nên Hữu Hóa. Ta muốn kêu lên lời nhắc nhở với cố tri. Còn nghi phải tu cho sạch sẽ chỗ nghi. Còn chấp hãy bước lần cho sạch chấp. Chớ nên vì chấp mà đứng yên. Chớ vì chỗ nghi mà an trụ, cho đó là rỗng không vô ích. Đến giai đoạn tỏ rõ mới nhìn nhận vạn pháp diễn hóa, vốn thể như nhiên thành thử vạn pháp không sai hai tướng, mà Ta cùng chúng sanh đang lầm bị lạc, gánh chịu hai chữ Tín Mê đang đi theo Hữu Hóa ngộ nhận mới có lý sự trách ẩn dị phân mãi lầm sanh tử.

Bậc Đại Giác Chí Tôn Ngài đã tận tường, cái Mê không Gốc mà trái lại Có Nguồn, vì chúng sanh Hữu Ngã mà gây ra, nên ấn chỉ chúng sanh lìa ngã, nương vô ngã tầm Đại Chơn, nương theo trăm sông, lần về biển cả. Thiền Sư Ngài nói đến đây ra chiều suy ngẫm liền tự thán: Khó khăn thay trên con đường vào Chánh Giác. Ta đã từng trải qua bao nỗi khúc eo vô cùng tận, nay đạt đến Biển Cả khó phân như thế nào cho tất cả đang vật vờ nơi cơn mê chưa Hồi Tỉnh. Sức nơi Ta là sức Đại Dương. Còn công năng chúng sanh khác nào bọt trôi theo cơn sóng gió.

Ngài tự thán xong Thiền Sư đưa Chánh Niệm giao cảm Chư Phật mười phương rung chuyểnTam Thế Chư Phật đồng thọ ký lời huyết tâm Thiền Sư cảm ứng. Đâu đó xong xuôi, Thiền Sư giải nói: Này các Bậc Cố Tri Vĩ Nhân Đại Trí, tu cầu con đường song tu Hiện Giác, những vị này, chưa bao giờ được gặp nay gặp với Ta, bất cứ một nơi nào đáng kể, miễn nhận chân Minh Thuyết thực hành đó chính là cố tri nay gặp gỡ. Bằng gặp gỡ đương thời sống chung một mái, bê trễ ương hèn dù cho đọc tụng chăng vẫn chưa nhìn đặng Ta một ít nào cả. Thật phí thay, thật uổng thay cho một đời chưa gây tạo.

Thiền Sư nói tiếp: Con đường giải thoát phải tận gốc mới thấu nguồn mê. Từ thế gian đến xuất thế gian thảy đều là nguồn giải thoát, miễn nhận chân đặng liền lãnh lấy giải thoát môn. Bằng vu vơ chưa nhận khó vào biển cả của Đại Dương mà giải thoát.

Thế Nào Là Biển Cả Đại Dương Chúng Ta Phải Thâu Nhận Lầm Lẫn?

Từ một khởi sơ khai. Nhiếp thâu hoàn tất chẳng thiếu sót mảy may tận giác. Sự nhiếp thâu này lìa ngã cùng ngã sở chớ nặng nhẹ Thánh Phàm chớ vội vàng chấp nhận.

Thiền Sư khải niệm xong, Ngài hớp một hơi trà lúc bấy giờ Ngài hướng dẫn. Nầy các ông, các bậc cố tri nay Ta kể các vị cùng Ta hãy nhìn nơi Hư Không Vô Tận. Nhìn đến Sơn Hà Sông Núi đang chung sống cùng Ta. Bản thân Ta tìm phương giác ngộ. Tự tánh nơi Ta hóa giải chấp mê, diệt trừ bản ngã trên lý sự tu hành Ta cùng các ông dẫm nát, nó mãi kéo dài, có từng vạn triệu kiếp người, kiếp thiên tiên hay thọ sanh vào nơi các loài cầm thú, thăng trầm làm quỷ làm ma không dứt. Do đó nên chi mới có. Phật Thánh thường còn. Chúng sanh thường diễn, đến bao giờ chấm dứt giữa Phật với chúng sanh, tìm ngộ bị mê ở nơi mê thấy ngộ.

Lạ thay! Đứng Thánh tự tăng, ở vào phàm sa đọa. Khó khăn thay, tu tịnh vướng động tâm. Sửa sai lầm, sanh chứng tật.

Lạ lùng, khó khăn thay, lầm sai nên hữu hóa. Thân Tâm động vọng lệch sơn hà. Ngày nay Ta đã rõ làm thế nào phân tánh, vạch hướng cho tất cả bị lầm sai? Thiền Sư suy ngẫm đến đây Ngài nói:

Sơn Hà Đại Địa quả đất cỏ cây toàn diện như nhiên diễn hóa, sự diễn hóa này thuộc về Thể Tánh như nhiên tự hóa, do đó hòa hợp với tất cả chúng sanh Tứ Loài không sai chạy. Nó chẳng khác nào: Con trăng tròn chiếu sáng. Trăm kẻ nghìn người ai cũng công nhận con trăng gần mình hơn ai cả.

Khi vui nhìn cảnh cũng vui,
Lúc buồn cám cảnh sụt sùi tái tê.

Có người tự hỏi? Do Ta hay do Cảnh? Lắm bậc đã từng hiểu do tại nơi Ta. Nhưng chính Ta chẳng biết làm thế nào cho hơn cảnh tình ấy. Bậc khéo lượng, bậc này sẵn có đầy đủ trí thức cùng kiến thức, gọi là Tâm Đạo biết thương mình và thương mọi người, không lạm dụng không lừa dối mọi người hay áp dụng tình sanh cảnh, có thể nói đứng vào hàng quân tử.

Thiền Sư còn nhớ, có một độ xa xăm Ngài trực nghĩ. Ta phải thâu nhận lầm lẫn chính mình mà đào sâu vạn pháp. Ta phải tận khắp chu du cốt tận thấu duyên căn lầm mê cùng giác ngộ. Khi lầm sanh nơi Vũ Trụ với con người tỏ rõ con người cùng Vũ Trụ mới là giải thoát môn. Bằng tận thấu duyên căn Đại Ngộ nên chi Ngài nói:

Quả Đất hình thành nó vẫn từ mỗi một điểm nhỏ kết nạp hóa ra đầy đủ không thiếu sót mới thành hình quả đất. Bậc mê lầm phải tường tận duyên căn chung khắp khi mới sơ khai, đến giai đoạn kết nạp, lúc đã kết nạp đầy đủ tiềm năng, đầy đủ chất phẩm và trọng lượng, trái đất kia liền như nhiên hợp hóa sanh ra núi sông, cây cảnh. Diện núi sông biện minh ra địa giới địa hạt củng cố từng nơi, do tâm thức con người nơi thấp chỗ cao, tầm sâu hay nông cạn, từ nhỏ đến lớn như nhiên diễn hóa, có đầy đủ ý nhị khó giải hết nơi tập này trên văn tự trừ ra bậc có đầu óc rộng rãi cân đối mới tạm hiểu lời Ta nói mà thôi.

Khi bấy giờ. Thời quá khứ không thể nói thời ấy trải hằng bao nhiêu thế kỷ. Đức A Đề Phật là Vị Phật đầu tiên ra đời, cùng với quả đất hình thành tất cả cây cỏ núi sông, tứ loài sanh trưởng đầy đủ không thiếu sót. Thời bấy giờ, con người chỉ biết thân mạng mình giống con người, ngoài ra chưa hề có kỳ vọng chi cả. A Đề Phật ở tại khu rừng, Ngài kiểm chứng cây cỏ núi sông Sơn Hà Đại Địa mà Giác Ngộ.

Ngài nói: Tuyệt tác thay, thiên nhiên sơn hà cây cỏ trời mây với Ta là Một, hợp hóa đồng thanh tương ứng hiện giác. Thế mà con người ngỡ con người với sơn hà cây cỏ núi sông là Hai, thật sai lầm vô hạn.

Đức A Đề lúc bấy giờ Ngài sẵn có thể tánh đồng đẳng với Sơn Hà Vũ Trụ, nên chi thường nhập Chánh Định kiểm chứng bao quảng cùng khắp, Ngài nói: Mắt nhìn thấy Hư Không ta đặt thân mình vào tận Hư Không, Ta không còn thấy Hư Không mà tận thấu Hư Không là Giác Tướng. Ta ra vào vạn pháp Ta không nhiễm trước Ta chưa thấy vạn pháp diễn hóa ra sao, mà Ta thấy vạn pháp như nhiên diễn hóa, đó là Ta chứng thị như nhiên Thể Tánh vạn pháp.

Vạn pháp nó rất gần Ta, mà nó thật rất xa ta có hàng vạn triệu bá thiên dặm khi ta chưa nhận chân nó, lúc ta đang còn vướng vấp đảo điên do lầm nên hữu hóa, chỗ hữu hóa này có thể nói là Bị Hóa che mờ Thể Tánh Như Nhiên nên chi trực giác hơn Bị Giác là như thế.

Đối với Đức Bổn Sư Ngài biệt tài siêu đẳng chưa có vị Phật nào trải khắp chu du, kinh điển diễn đặng như thế. Tất cả những vị nào, từ đời nầy đến đời sau nương theo kinh pháp Ngài đặng giác ngộ, bằng hình thức không y kinh mà chẳng ly kinh thảy đều tu đạt Chứng Thị.

Thiền Sư vừa giải đến đây. Ngài đứng lên đi qua đi lại bảy lần tri ân Bổn Sư Chí Tôn Vô Thượng Ngài nói: Giờ đây con mới thấu. Không Sai. Không Đúng. Đều Đúng Mười Phương. Tận Tận Tường Tường chẳng vương, không vấp.

Hay thay, vi diệu thay. Con đường Bồ Tát Hạnh Nguyện, cao qúy thay Đại Nguyện phát tâm rộng rãi cao đẹp tận độ chúng sanh giai thành Phật Đạo mà Đức Chí Tôn ban bố Chư Bồ Tát phụng hành phải trải qua nhiều trở lực mới tận thấu Chân Như. Có đi vào cơn mê thực tiễn mới thâm nhập cái mê mà Giác Ngộ, có kiểm chứng thực hành mới nhận chân được do lầm vương nơi hữu hóa. Bằng dùng Sắc tự quán kiểm chứng hay thinh hương vị thứ kiểm chứng thảy đều sai biệt với Chánh Giác. Nếu đứng trước khuôn mẫu của mỗi một con người có Tướng Tốt, hoặc giả tướng xấu chưa hẳn đã tốt hay xấu. Hãy nhìn tinh hoa vận chuyển có thủ hay có xả. Bằng thủ nhiều liền dục Sắc, dục Thinh danh giả, dục Hương khoe tài, khoe đức, dục Vị ưa củng cố vị thứ thảy đều là con người giả danh nơi danh giả mà thủ.

Bằng xả nhiều là kẻ trôi sông tiêu cực mang lấy hư vô chẳng làm chi hữu ích, hai hạng con người nầy chưa hề hay biết sử dụng. Họ thảy đều quan niệm Thân Tâm lìa ngã cùng Ngã Sở, mà trái lại Thủ vẫn Ngã, Xả đều là Ngã. Chẳng khác nào Cấu chưa đặng mà Tịnh vẫn không xong.

Thiền Sư trầm ngâm in tuồng kiểm chứng, không khác mấy vị Đại Lương y, xem xét mạch lạc đặt viên thuốc cứu chữa bệnh mê lầm, làm cho con bệnh nhận chân may ra thấu nhận. Ngài nói những vị tốt nhất là Bậc Thủ để kiểm tra, Xả liền tha thứ, Thủ đặng sáng soi, Xả đặng trơn liền, nơi tinh hoa vận chuyển của những vị này đã từng thực hiện, từ thâm tâm cho đến ngoại giới liền lạc trơn tru nên chi hay nói: Ta Tha Thứ, Lỗi Lầm Cho Tất Cả. Ta Không Bao Giờ Lầm Lỗi. Bằng Ta chưa tha thứ Lỗi Lầm, Ta phải gánh chịu Lỗi Lầm.

Làm như thế, tu như vậy mới nhận thấu nơi Chúng Sanh Tánh bị lầm nên vạn pháp Hữu Hóa. Càng hữu hóa bao nhiêu lại càng sanh diệt bấy nhiêu. Bậc càng Hữu Hóa càng đi nơi sanh diệt của hữu hóa mà thân tâm sáng soi nhịp nhàng của hữu hóa vận chuyển tỏ ngộ, vận chuyển lưu hành nơi thể tánh nó, những bậc này đối với con đường Chánh Giác rất gần. Vì sao? Vì nương mãi hữu hóa tận thấu hữu hóa liền sở đắc Niết Bàn Không Hữu chẳng Vô mà Chánh Giác.

Thiền Sư Ngài nở một nụ cười. Ngài nhìn mặt đất trơn liền đã từng nuôi dưỡng trăm nghìn cây lá. Ngài nói: Lời Ta nói không bao giờ họ tin nơi Ta Chánh Giác. Tâm Ta trơn liền, ai đã hiểu đặng Lòng Ta. Ta thường nói: Ta Không bao giờ tiếc thân mạng thì tài sản vật dụng Ta nào có sá chi. Thân mạng Ta, Tài sản vật dụng Ta bảo toàn, chính ra Ta bảo toàn Quả Vị, Không dư thiếu trơn liền, thì vận chuyển lưu hành nào kém khuyết, toàn Thiện toàn Chốn Viên Dung chung khắp. Đây lời Ta nói tất cả những Vị như Ta thảy đều như thế cả.

Thiền Sư vừa nói đến đây. Ngài có vẻ mặt đăm chiêu, đương chiều suy nghĩ thầm nói: Nếu Ta nói tất cả con người đang lầm nên bị hữu hóa. Khi đảm phá hoặc hóa giải cho con người, thì gốc của con người toàn diện đang theo hữu hóa làm như thế nào tận gốc hữu hóa. Khi bấy giờ mới tận đặng nơi chốn thực tiễn thường còn biết sống và lẽ sống an nhiên không còn đúng sai hai chữ chạy vòng thay Chu Kỳ trái đất. Chính nó là một con đường thẳng. Không nhiễm hữu hóa, sáng soi tất cả sự việc lý trí của hữu hóa mà đạt thành căn bản chân lý thực tiễn. Tài liệu này không ngoài tài liệu Tam Tạng Kinh Điển mà Đức Bổn Sư đã từng hướng dẫn, nay được gọi là lời vàng Bảo Pháp cho con người và thế giới đang chiêm ngưỡng nghiên cứu chưa tận thấu tu đạt. Vạn Pháp Như Nhiên. Chúng Sanh hữu hóa lầm lạc, hai thái cực này nó mãi diễn. Chư Phật cùng Chư Bồ Tát đã dày công hóa độ. Khi chỉ thẳng chúng sanh tánh lãnh hội vòng quanh, lúc diễn giải Vòng Quanh lại có Bậc Trực Ngộ, cho nên lý sự mê ngộ nó chẳng có chừng nói nơi Văn Tự, điểm chính nơi nó chỉ có Công Năng đầy đủ Không Kém sót là hơn tất cả.

Thiền Sư nghĩ về Thiền Tôn. Ngài nói: Thiền về một Môn. Chân lý thực tiễn, chung gồm Hiển Giáo và Mật Tôn phát sanh Trí Tuệ, trí tuệ này có chỗ học mới biết, hay những điều chưa học như nhiên Năng Khiếu đặng biết. Những bậc Tu Thiền sai lệch chưa có Trí Tuệ, chưa hẳn đã là Bậc nhập lưu tu Thiền. Nói đến Chứng tri mà tu đạt tận cùng của Thiền Trí khó giải nơi văn tự. Vì sao? Vì Môn Thiền là một môn hỗ trợ công năng Đức Tánh nên chi Tâm truyền Tâm Liễu Ngộ Thiền Sư. Từ nơi nhìn nhận của Hiển Giáo và nhà Thiền Tông Không Khác mà thật khác thành thử Môn Thiền là môn chứng Đạo.

ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT
Khai Thị năm 1986,
Thiền Sư Bồ Tát Di Như ghi chép lại.

11. NHÀ THIỀN SƯ HIỀN TRIẾT

Đến nay nhà Thiền Sư Hiền Triết, Thiền Sư đã từng dẫm nát, đã từng trải qua tứ phương năm hướng chung hợp Đạo Đời, Đời Đạo qua chẳng biết bao trở lực cùng tỏ rõ thế nhân, tự tạo lấy hiểu biết thật biết đến quá biết về với thân mạng, chẳng còn nói hai chữ hơn thua hay được mất, Nhà Thiền Sư Hiền Triết hay nghĩ đến hai câu:

Vết chân dẫm nát nhân Thiên Giới.
Lưu lại trần gian nửa đoạn đường.

Thiền Sư chẳng cầu tỏ, những gì về thoát lý, thoát chân, thoát vọng, thoát khởi, thoát tập, thoát nhiễm, những điều ấy đối với Thiền Sư thảy đều vô lý. Thiền Sư cũng không lấy chi làm lạ, chỗ tư tưởng suy diễn luận diễn, kiểm chứng hay quán chúng soi, điều hành vọng hoặc phân chia tỉnh nơi thân mạng, trí hóa soi, hàng ngày, dù cho Thiền Sư không bao giờ khởi nó vẫn Dụng chưa bao giờ Muốn nó vốn Hành những điểm này quá ư quen thuộc đối với Thiền Sư.

Vì sao? Vì đúng thời khóa, nó vẫn Thoát, đúng lúc an nhiên nó lại Suy... Đúng nơi hợp hóa nó Tự Quán sáng soi. Còn nơi phân chia tĩnh Tọa suy ngẫm chân nguyên mục đích nơi Thiền Sư nói lên lời cao đẹp, vạch rõ đường lối Chí Tôn Phật Thế, lúc Chí Tôn còn tại thế đã thuyết minh mà tất cả chưa hiểu đặng làm cho cán cân tu học chênh lệch hai bên, mất chân giá trị bảo pháp lời vàng tâm huyết.

Thiền Sư đã từng Trực Giác Tự Ngộ, nó không có chứng từ ngôn thuyết, nó tận thấu lời Chí Tôn trải qua ghi chép Tam Tạng Kinh Điển, không thiếu sót dư thừa vẹn vừa từng lớp lớp tu học. Kinh điển này có hai điều cần phải nhắc nhở cho tất cả những bậc tín tâm tu học. Thứ nhất kinh pháp phải mãi luôn theo Chư Vị Bồ Tát cốt nhắc nhở, thứ hai đưa đón những bậc phát tâm. Do hai điểm trên mà Thiền Sư ưa thích nhất. Ngoài ra Thiền Sư chưa bao giờ thêm bớt đường hướng Chí Tôn. Thành thử Tĩnh Tọa suy ngẫm không ngoài chân nguyên chủ đích nơi Thiền Sư cả.

Sự quen thuộc, quá ư quen thuộc đối với Thiền Sư. Mỗi buổi sáng tinh sương, Ngài ngồi bên dòng suối, an nhiên thanh thoát, kiểm chứng Tổng Trì tất cả, cùng tất cả, kiểm nhận Ngài đã từng qua những khúc eo nào trên con đường tu hành. Lúc khai hoang đặng, Thiền Sư miệng lẩm bẩm tán thán, có khi Ngài xoa đầu đập vế vun vai in tuồng nắm bắt bảo châu ngọc bích. Có một hôm Thiền Sư đứng lên đi vòng bảy vòng dọc ngang bờ suối, Ngài bước trên từng tảng đá hình trăm voi, xong đâu đấy tĩnh toạ an nhiên kiểm trì con đường Trung Đạo.

Thiền Sư tĩnh tọa rất lâu, khuôn mặt Ngài thay đổi từng lúc, có khi Ngài gật đầu hay mỉm cười in tuồng thỏa thích, Ngài nói: Tuyệt tác thay, an lành thay Chí Tôn Vô Thượng. Kể cả hàng bá thiên vạn triệu thế kỷ, cho đến ngày nay. Thế giới với con người sống trên mặt đất liền, cho đến Tiên Thần Thánh Hóa hay Thánh Triết Thánh Nhân, hoặc nhà Tiên Tri Vĩ Đại lần lượt ra đời, ngự trị đời chẳng biết bao thời cuộc đổi thay, thay đổi di chuyển không ngừng bấy ai là Bậc Nhân Thập Toàn, từ nơi ưu hoặc khuyết nó không ngoài Tương Đối Có Không là hai con đường lựa chọn mãi miết đổi theo xây lâu đài mộng đẹp trên lối sống tương sanh con đường tương đối, cho là được mất có không vinh dự, thật đáng buồn cười thay hư vọng?

Thiền Sư suy tưởng đến đây châu mày nói: kẻ ngu xuẩn nhất chính Ta. Kẻ hư vọng tham cầu mang Phật Đạo vào con đường lệch lạc mà công nhận tu cầu giải thoát môn. Ta hiếu kỳ lựa chọn một trong hai điểm Thanh Thô Thiện Ác. Ta ngỡ Thanh là Phật Đạo. Thiện tạo Giác Chân tu lấy một chiều, còn một hướng ta đành vứt bỏ, may mắn thay, nếu ta huân tập nung đúc Thiện Căn. Ta phải lầm tu nơi Phước Báo. Bằng không nhận thanh hương có lẽ lúc hình thành sa vào Tiên Đạo thì sao? Tuyệt tác thay. Hôm nay mới thâu nhận con đường Trung Đạo Tôn chính một con đường duy nhất, thâu nhận tất cả hai bên. Thiện ác có không mới tu đạt tuyệt đối thoát khỏi tương sanh mới điều hòa không chênh lệch. Té ra Phật Đạo tâm chí dung thông, tương đối chốn lầm than, tuyệt đối nơi giải thoát lành mạnh khỏi dị phân nào ngăn cách dị biệt nơi kinh điển đường Trung Đạo mà Đức Thế Tôn đã ấn chỉ trong thời hiền kiếp, đường hướng chỉ đạo cho tín chúng phải thực hiện hai bên, phải đồng hóa tương đối mà sở đắc tuyệt đối mới mong Giác Ngộ. Nó cách xa Bá Thiên Vạn Triệu thế kỷ trước, nó gần nhất đối với thế kỷ hai mươi này, thế mà chính ta đã lầm lẫn, thời làm sao các bậc tu hành tránh khỏi sự lầm lạc như Ta?

Thiền Sư suy ngẫm đến đây, Ngài thở dài nhìn bóng cây ngã bóng, Thiền Sư đứng lên bước đi từng bước một, Ngài nói: Ta ngu, chắc hẳn từ vô thủy đến nay tất cả con người thảy đều ngu hết, cho đến Chư Tiên Thiên vẫn phải mờ mê, dù có nói ra tất cả thảy đều cho Ta là kẻ đi chăn bò thuê mướn, cổ truyền Phật Đạo, nào có ngờ đâu. Đức Thế Tôn cùng Ta có một chí nguyện cứu vãng quần sanh hãy tu vào con đường Trung Đạo đoạt lấy tuyệt đối tương đồng mà chung hoàn Chánh Giác.

Thiền Sư suy ngẫm đến đây Ngài bèn chỉnh đốn y áo, quay mặt hướng Đông lễ bái bảy lần, Ngài âm thầm thưa gởi: Bạch Thế Tôn Vô Thượng, Ngài chính Bậc Chí Tôn vuông tròn chung khắp, đồng đẳng bá thiên vạn triệu, bá thiên vạn hạnh, vô lượng vô biên Công Đức Phật về với Đẳng Đẳng Tôn Chánh Giác, do đó cho nên dưới mắt Phật thảy đều đồng đẳng Như Lai, vô phân biệt tính, vô thọ chủng lai, vô hoàn thể giác, vô xứ xứ trụ, nay con xin kiểm chứng thừa lệnh thuyết minh, giúp đời nầy, đời sau nương Trung Đạo Tôn tu đoạt Giác Chân trùm khắp.

Cao quý thay dưới mắt Phật đồng đẳng quân minh bậc chánh giác là bậc toàn diện Chư Phật hiện toàn thân, từ một hơi thở cho đến lời vàng minh thuyết thảy đều hiện Phật đều xưng tán sát na vi trần Phật, không còn hai tướng, chẳng có chỗ kiểm chứng hai bên, Ngài còn ấn chỉ nơi kinh pháp vạn Hiệu Vạn Phật.

May thay Ta thực hiện hòa hợp, thực hành tự quán qua nhiều trở ngại nhiếp thu tu cầu Giác Tướng về với Như Tướng viễn thông, tận thấu mà tường tận Pháp Thân tỏ rõ nguồn phát hiện thị hiện sát na Phật, vi trần Phật, thanh quang Huỳnh Quang Phật. Mỗi Chư Vị thị hiện thảy đều do Công Đức vô lượng nơi Ta, chính Ta không ngoài ai là bậc đã xây dựng cho Ta, nếu đời này hoặc giả đời sau, lãnh hội đặng lời Ta đã nói trên, thực hành tự lực cùng tha lực, tự lợi và tha lợi đồng đẳng sự việc Chư Phật đã làm nay Ta phải làm, Chư Phật đã khai hoang đường hướng cho Ta, nay Ta phải có nhiệm vụ tha lợi cho những bậc khác, để báo ân Tam Thế Phật, gọi là tự độ cùng tha độ.

Thiền Sư vừa nói đến đây. Ngài ngửa mặt nhìn hư không in tuồng bày tỏ, sự lạc lỏng nhận chân với con đường tri kiến quá khó, mỗi một quan niệm nhỏ sai, xa xăm vạn dặm cách biệt nhau với con đường giải thoát vô tận cùng, duy nhất chỉ có hóa giải nương theo Trung Đạo bước lần Từ Bi Hỷ Xả liền trơn. Được mất không mừng hoặc buồn khổ, hơn thua chẳng lấy đó làm chứng từ. Có hay không xem đó nó đã từng lai vãng. Thuận nghịch do lòng mong muốn quan niệm mà ra, phải trái chưa hợp tình chưa hợp lý với mỗi con người. Ta thật biết, còn biết hơn dòng đời trôi dạt, các bậc tu hành hay phân đối mà mãi mãi không xong chạy theo hàng Nhị Thừa Tu chứng làm thế nào để minh tỏ con đường Trung Đạo Nhất Tôn, sở đắc Pháp Thân vẹn toàn Chánh Giác? Dù Ta có kêu gọi khuyến tu có hàng vạn lời kêu gọi, nó chẳng khác nào Tam Tạng Kinh Điển lời vàng Vô Thượng Chí Tôn đã từng phơi bày hơn hai nghìn năm mấy ai đã xem đến?

Thiền Sư Hiền Triết vừa suy ngẫm thuyết minh xong quay về chòi lá, dòng suối đá với trăm hình con voi êm lặng, sỏi đá lôm chôm cây rừng mát mẻ, ánh nắng vàng rạng rỡ lá rừng phe phẩy như chào đón Thiền Sư.

ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT
Khai Thị năm 1986,
Thiền Sư Bồ Tát Di Như ghi chép lại.

10. BẠCH THƯỢNG SƯ TRƯỚC KIA CHÚNG CON CHƯA RÕ VÔ MINH

Bạch Thượng Sư, trước kia chúng con chưa rõ vô minh. Nay nhờ Thượng Sư ấn chỉ bổn phận thân mạng nơi chúng con phải thực tiễn, phải tận lực, phải sáng soi các căn nghiệp phân đối, ngăn cản để lướt qua từng giai đoạn ngăn chấp nghi ngờ dị biệt, từ lúc nay chưa đặng nghe, hiện giờ đặng nghe, những điều từ khi nay chưa bao giờ biết nay thực biết, còn những gì chưa biết, mà cứ mãi thờ ơ lười trễ, tâm chí phân vân, nghi ngờ bỡ ngỡ đó chính là vô minh. Té ra vô minh là chưa tỏ, té ra vô minh là chưa biết cùng chưa nhận chân đặng, nói xong đồng an tọa.

Thượng Sư lặng thinh. Ngài nói: Khá khen các ông biết nhận chân lời khai thị. Lời nhận nầy khó diễn nói chỗ nhận chân, cạn sâu tùy mức độ sanh của mỗi vị, mà thâu nhận, vì sao? Vì nó chẳng khác người buôn ngọc, người buôn ngọc này buôn lâu năm từng trải. Khi gặp đến Ta, được Ta cho viên ngọc, thời người này nhận chân giá trị viên ngọc bảo châu vui mừng vô kể. Bằng kẻ chưa bao giờ thấy ngọc nay Ta đưa viên ngọc, kẻ ấy tâm chí đang còn phân vân, chưa quyết định nó là viên ngọc, thì làm sao sử dụng ngọc Bảo Châu? Đối với nhận chân lời khai thị ngộ nhập nó cũng như thế, lời khai thị Phật thừa không hẳn lời nhiều hay ít, sự giác ngộ nhận chân vi diệu vô cùng, bậc Đại Thặng đã từng thoát sanh qua từng lớp, chỉ mỗi một khẽ động đơn sơ liền tiếp nhận viên thông. Còn những kẻ xuẩn ngu dù giảng giải trăm kiếp chưa bao giờ tỉnh ngộ. Thời Đức Thế Tôn còn tại thế. Ngài đưa cành hoa. Ma Ha Ca Diếp mỉm cười sở đắc Thực tướng Vô tướng Tam Muội Pháp Môn thì sao?

Thượng Sư vừa dứt tiếng. Hàng Ma Ha Tát đứng lên tán thán, hay thay cao qúi thay. Bổn phận và trách nhiệm, Phật với chúng sanh, tu học Phật Pháp và Pháp Phật mà chưa thấu Duyên Căn nơi thân tâm hóa giải chúng sanh rốt ráo giai thành Phật Đạo, thì dù cho có tu vạn kiếp vốn thật ngoài da, chưa hề phá tan vô minh đang lộn vòng theo Pháp Giới thọ chấp, nương trong Pháp Giới cầu lấy hư vị được mất tốt xấu làm của mình, trưởng thành chúng sanh giới. Chúng con đã từng bước qua, đã từng trải qua. Nhưng ngược lại chúng con chưa hề hay biết, nay đặng Thượng Sư khai hoang, chúng con đã từng tu tập Bát Nhã, soi tận Pháp Giới thâm nhập Pháp Giới là một vòng đai sanh tử luân hồi, nhưng chưa hề hay biết toàn thân của chúng con đều mang tất cả chúng sanh giới, bị giới ấy nó đè nén bao phủ nên chi chúng con dù cho thật tỏ, thật biết, thật khôn ngoan như Phật mà chưa tận thấu bằng Phật, là một duyên căn khó tỏ bày. Nói xong đồng ngồi xuống vị trí.

Thượng Sư Thiền Sư, nhìn hàng Ma Ha Tát sáng tươi bình dị, nhìn hàng Bồ Tát trang nghiêm dũng mãnh, nhìn hàng Hộ Pháp cương nghị bất chuyển, nhìn Chư Thiên uy nghi cương trực, nhìn đến lớp lớp hiền từ, toàn diện thứ lớp đều sạch sẽ.

Thượng Tọa nói: Khi chúng sanh giới điều động thể hiện Thân hình Thân Mạng của các ông phải chấp hành theo giới nó từ Lý đến Sự, từ Trí Tuệ đến Hạnh Nguyện phải tùy theo mức độ mà khai trương hiểu biết. Sự hiểu biết kia không ngoài giới mà biết, các ông chưa bao giờ quá tầm hiểu biết của Giới. Nó không khác Cái Thấy đang nằm trong Cái Thấy chưa bao giờ hiểu biết lý sự lầm lạc nơi mình. Chừng nào tận độ chúng sanh giới, vượt tầm Giới ra ngoài cái thấy mới thấy đặng lầm lạc đó là một lẽ Như Nhiên, nhờ gia công tu hành mới nhận thấy.

Các ông cũng nên biết, trách nhiệm Chư Phật khai hoang trực chỉ nơi Tam Tạng Kinh Điển, rất có giá trị vô cùng toàn diện lời kinh thảy đều đưa các ông về với Chân Tôn Chánh Giác, bản chất lời vàng của Chí Tôn Vô Thượng giải các ông sạch nghiệp dung thông tận độ chúng sanh hoàn toàn giải thoát, chỉ vì các bậc tu hành chưa chịu thực hành do đó nên chưa bao giờ nhận đặng kết quả chỗ đến và chốn về của Bảo Pháp.

1. THẾ NÀO LÀ CHỔ ĐẾN CHỐN VỀ ?

Thượng Tọa Thiền Sư hỏi đến đây, liền có hào quang Huỳnh và Bạch Quang, từ đỉnh đầu phát hiện chạy vòng quanh bảy vòng chung quanh Thượng Tọa, xong đâu đấy địa chấn đất chuyển, các vị như Sơn Thần, Địa Thần, A Tu La Thần, Tứ Bộ Thần ứng trực lễ bái Thượng Tọa gật đầu nói tiếp.

Nầy các ông. Như kẻ làm công kia, còn được phú nông cho dùng hai bữa cơm và ba chén thóc trong mỗi một ngày thay, huống hồ chi các ông gia công tu hành, cố công tu tập và tu trì, từng pháp môn Chư Phật đã để sẵn mà chẳng hưởng đặng chi sao? đó là những điều phi lý, quá ư phi lý của kẻ xuẩn chưa nhận chân đó thôi.

Các ông hãy nghe đây: Thế nào là tu chỗ đến, chốn về với Giác Tướng tận độ chúng sanh giai thành Phật Đạo? Hãy nghe đây nhận lấy lời chân thật. Nơi pháp môn Tứ Nhiếp Pháp, Đồng Hành Nhiếp, Đồng Sự Nhiếp, Bố Thí Nhiếp, Vị Tha Nhiếp cho đến Lục Ba La như: Bố Thí, Trì Giới, Nhẩn Nhục đến Trí Tuệ về với Thiền Định Giác Trí gọi nó là Thiền Trí.

2. NƠI THIỀN TRÍ NHƯ THẾ NÀO ?

Thiền Trí là một căn bản Nhiếp Thâu Đồng Hành, Đồng Sự nhiếp tỏ thấu nghiệp chủng, nghiệp căn, nghiệp lậu, của bậc Đồng Đạo của thân hữu gia tộc cùng với thân mạng mình, có khi dùng Bố Thí cảm hóa nhiếp, lúc vị tha độ nhiếp. Tu như thế, đạt như vậy mới là một chốn đến giác chân. Bằng đồng hành, đồng sự hơn thua soi bói chỉ trích hơn thua, cạnh tranh thù ghét, thời chưa bao giờ có chỗ đến cùng chốn về. Tứ Nhiếp pháp, đồng hành, đồng sự để hành động cho có bạn đồng hành vui cười làm lối sống, đó gọi là tu Phật Pháp với Pháp Phật mà thôi, chưa đặng về với Giác Chân con đường giải thoát.

Thượng Tọa lặng lẽ, nhìn lớp lớp yên lặng thọ trì. Ngài nói tiếp: Đó là bốn bộ nhiếp thâu đồng hòa tỏ ngộ. Còn lại bốn bộ dung thông phá tan chướng ngại như Bố Thí, Trì Giới, Tinh Tấn, Nhẫn Nhục đến tu đạt Trí Tuệ Thiền Định.

Trí tuệ Thiền Định là một trí tuệ dung thông trùm khắp, chưa bao giờ có bộ óc địa phương thọ ngã riêng tư cho mình, thật biết thương mình cùng thương khắp thế gian xuất thế gian không còn chướng đối dị biệt, trí tuệ Thiền Định là một trí tuệ hướng thượng, trải khắp Tam Thiên đồng với Như Lai thề nguyện sự. Rất hiếm bậc làm đặng, đang còn thiếu khuyết tài trí. Pháp Thí và Vô Uý Thí nơi phẩm bố thí mà ra.

Trì giới đối với bậc Thiền Định đã từng tu Bát Nhã Ba La Mật Đa thời thịnh trọng quả vị, quan trọng Trí Tuệ và Đạo Hạnh chính mình, nên chi có hai điểm mà bậc trì giới nên làm ngoài hai điểm này chớ nên làm, thế nào là hai điểm nên làm? Một là thọ pháp lãnh hội lời khai thị nên làm. Hai nữa mặc nhiên không nói năng giải nói cho những kẻ thọ ngã, để bao quảng an nhiên quả vị chớ nên phá giới của những bậc củng cố đang trì giới thủ giới tu hành.

Tinh tấn kèm theo nhẫn nhục mới có Trí Tuệ căn bản sáng soi dung thông cùng khắp Thiền Định gọi là Định Tuệ.

Bằng tu thiền cốt phát sanh trí tuệ, chẳng bao giờ trí tuệ, dù cho có trí tuệ nơi thiền chăng vẫn là tập khởi, loạn sanh đảo điên, điên đảo theo hoài vọng, mộng tưởng gọi nó là trí tuệ chưa hẳn trí tuệ căn bản giải thoát nên nhớ lấy. Nhẫn nhục, tinh tấn, trì giới hoặc bố thí củng cố thảy đều là bố thí, trì giới tinh tấn, nhẫn nhục tu cầu pháp môn phước báo chớ chưa phải là chốn đến Chân Tôn Giải Thoát. Các ông hãy thực hiện Ba La Mật Đa lìa nơi chỗ tu, đến nơi quả vị.

Khi bấy giờ hàng hàng lớp lớp thảy đều xưng tán, thảy đều nói năng bày tỏ những gì đã tu, những điểm nào sai biệt của từng lớp, từng thứ vị tu chứng mà chưa bao giờ từ bỏ, nay mới nhận chân đồng nói lên:

Bạch Thượng Tọa Thiền Sư. Từ lúc nay chúng con ngỡ là nghiệp, tưởng là vô minh nào ngờ chúng con chưa chịu thực hiện tu hành các pháp môn ấn chứng của Phật, miệng chúng con đọc tụng Tín Hạnh Nguyện mà chưa hẳn là tín hạnh nguyện, ý chúng con nói Bi Trí Dũng, Giới Định Tuệ mà ngơ ngẩn chưa thi hành đúng với con đường Chí Tôn hướng dẫn, đa phần tưởng niệm, đa số đào sâu các pháp, hóa giải nghi chấp đưa đến chỗ chấp nghi tâm sanh đồ chúng. Hôm nay thượng sư khai thị chúng con trực ngộ mới hay, trên con đường tu tập, tất cả pháp môn thảy đều nhiếp thu, cho đến Đạo Tràng nghiêm túc, thảy đều là phẩm trợ đạo, mới gọi tu là phương tiện giải thoát. Bằng mãi tu, mãi tập, mãi hành, mãi lý, mãi sự mà chưa thực hành Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa cốt thâm nhập về với chốn độ chúng sanh làm sao tận thành Phật Đạo, hiện giờ chúng con mới thật rõ lời Phật Nguyện khai hoang rằng: Độ hết chúng sanh Ta mới nhập Niết Bàn. Bằng còn mỗi một chúng sanh thề chưa nhập Niết Bàn.

Các hàng vừa dứt tiếng, thời hàng Bồ Tát Ma Ha Tát xưng tán, hay thay cao quý thay. Chư Phật khéo hướng dẫn, Thượng Toạ Đại Sư khéo khai hoang con đường Ba La Mật Đa thâu gồm tất cả các pháp môn trở về với Tận Độ chúng sanh. Chính ba la mật đa là mạch lạc trơn liền trăm sông trở về biển giác, chính thực hiện toàn diện pháp môn là biết công dụng Bảo Pháp giải tỏa tất cả căn bệnh mê lầm sạch sẽ trơn liền, đời này và đời sau, nên nương theo lời khai hoang trực chỉ này mà sở đắc.

ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT
Khai Thị năm 1985,
Thiền Sư Bồ Tát Di Như ghi chép lại.

9. TRÍ HOÁ LÀ CHÚNG SANH VỌNG TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO

Trí hóa là chúng sanh vọng tưởng điên đảo. Sống theo cuộc sống đảo điên. Phật đạo nói từ nơi khởi điểm rằng: Trùng trùng duyên khởi diệt sanh, sanh diệt.

Trí hóa là một nguồn phát huy, từ nơi thân mạng con người, nói chung lại là nguồn phát triển chung khắp vũ trụ Tam Thiên Thế Giới, nó nâng cao đời sống nhân loại trưởng thành khôn ngoan linh động trong các ngành như khoa học kỹ thuật, các nghề nghiệp, các bác sĩ, kỹ sư, cho đến Bác học trong thế kỷ hai mươi này đang nhìn thấy, trên nguồn hiện sanh của thế giới không ngoài Trí Hóa mà ra.

Trí Hóa hiện sinh chưa hẳn con người học hỏi mà nó phát huy mạnh, nó do nơi Thiền Sư đầu não riêng của mỗi người mà phát huy mỗi lối, có hàng bá thiên vạn người liền có bá thiên vạn trí hóa, nó khắc khe thay Đồng với Bất Đồng là một hiện tượng khó phân tách ra được.

Phần Trí Hóa đối với Nhân sinh, Thiên sanh, Tiên hóa chung khắp vũ trụ Tam Thiên là một điểm chính của Tứ Loài, thành thử vũ trụ tam thiên phải bị sống nhị nguyên phân đối sướng khổ khác nhau, được mất có không chưa bao giờ thoải mái. Vì sao? Vì Trí Hóa nó lại tùy thuộc bản chất của mỗi con người phát sanh trí hóa, dù cho Bác sĩ, Kỹ sư, Bác học cho đến tầng lớp không ngoài Tứ Đồ là điều khó giải. Tứ Đồ là đạo đức hay phi đạo đức. Hung cường hay Mưu Sĩ Đồng mà khó giải. Phật đạo cho Trí Hóa chính nguồn Điên Đảo hóa nên mới nói: Tất cả hư vọng đảo điên.

Do đó nên chi con người bước vào con đường đạo Phật, trước tiên hỷ xả tất cả các sự việc trong thân tâm mình, dọn cho sạch sẽ trí hóa, Nhất Tâm đảnh lễ chiêm ngưỡng lễ bái Phật, nương theo ngôi Tam Bảo tu hành theo đạo lý và giáo lý làm nền tảng Cải Hóa Giải Nghiệp.

Những bậc tu hành, các bậc tu hành tùy theo tín ngưỡng, tùy trọng lượng bản năng đường hướng suy tưởng mà phát hiện trí hóa chia ra nhiều lớp mà tu hành, cho nên cùng một quyển kinh, một lời Phật dạy mà nơi hiểu biết khác nhau trong con đường tu tập, nguyên do trí hóa quan niệm của mỗi vị xuất phát từ nơi thân mạng.

Khi Sở Đắc Không Còn Phải Dùng Trí Nữa. Vì sao? Vì trí tuệ vị trí trong căn bản trí hóa, thuộc về tư tưởng phát sanh, Phật Đạo gọi là bản ngã giả tướng.

Lúc bấy giờ Thượng Tọa Thiền Sư nhập Chánh định, ngay trên chiếc chõng ngoài vòng trời, mây ngưng gió vừa thoang thoảng, gồm tất cả ánh quang rạng sáng bên ngoài thị hiện Long Xa, Càng Cát, Bửu Châu, Lọng Phướng pha lẫn nhạc Trời, Chư Thiên tề tựu, hàng hộ pháp chỉnh tề, Chư Bồ Tát đủ mặt, trong hàng Bồ Tát Ma Ha Tát cận kề lãnh giáo, Chư Bồ Tát, Hộ Pháp thọ trì phụng giáo, ngoài ra có hàng chưa bao giờ nghe đặng, nay đặng nghe, thêm vào đó có bậc nương theo công đức để mà nghe, xưng tán sự khai thị vào con đường Nhất Tôn tu tập, đồng nhau ứng trực, đồng nhau nhất tâm tu cầu giải thoát.

Thượng tọa an nhiên, phóng Cửu Quang từ đỉnh đầu, lần lượt Cữu Quang tỏa khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, vũ trụ rồng người, hàng hàng lớp lớp rải hoa chào đón lời khai hoang trực chỉ. Xong đâu đấy Ngài thâu hồi Cửu Quang đồng hóa Thường Tịch Quang. Ngài ngồi an tọa, nhìn khắp các hàng đang ứng trực thỉnh giáo. Thượng Tọa Thiền Sư xuất định từ Thường Tịch Quang công bố:

Nầy tất cả Thượng Sanh Vương Giả Chư Thiên Tam Giới đến các hàng Bồ Tát tận độ chúng sanh giai thành Phật Đạo, cho đến các hàng hàng lớp lớp Hộ Pháp thọ trì, Chư Tiên hưởng phước, kể cả phàm phu nhân thế, đến Càng Cát Long Xa dù cho có dũng mãnh trang nghiêm hay cứu độ tận độ muôn ngàn thế giới thọ lãnh bảo châu chăng vẫn chưa bao giờ hay biết vạn lối độ sanh như thế nào ứng dụng, chưa bao giờ hay đặng Chư Phật đã làm gì, chúng sanh cầu báo nó ra sao mà đi vào con đường giải thoát độ sanh giai thành Phật Đạo.

Nầy tất cả Vương Giả cùng Chư Bồ Tát lớp lớp hàng hàng Hộ Pháp, Hộ Pháp Bồ Tát, trước khi Ta công bố hữu lợi cho các ông, ích lợi cho các vị đời nầy đến đời sau khỏi còn nhọc sức tốn công Chư Phật, làm sáng tỏ lối đi cho tất cả những bậc tín tâm tu cầu giải thoát. Ta đã trang nghiêm sử dụng hạnh, nghiêm túc ngôn, phổ thỉnh Chư Phật mười phương, nêu rõ lời khai hoang lưu lại thời nầy cùng thời sau, làm cho tất cả rõ biết, rõ thấu rõ tận chính thân tâm mình phải có bổn phận tự độ lấy mình gọi là Độ Sanh, ngoài ra nhiệm vụ của Chư Phật, cương vị Phật có khai hoang vạch lối, để cho các bậc tu đạt, thấu đạt, tận đạt lời khai thị trực ngôn mà giác ngộ.

Thật cao quý thay lời công bố của Thượng Sư Ngài trực chỉ khai hoang. Các bậc tu hành, phải tỏ ngộ chính bản thân mình phải bồi dưỡng chuyên chính lo tận độ chúng sanh, chớ Tam Tạng Kinh Điển chỉ khai thị là trọng trách Chư Phật đang làm cùng đã làm, nay các bậc tu cầu giải thoát, rất cần giải thoát chúng sanh chưa giải thoát thời bậc tu lần theo vết chân để giải thoát căn nghiệp, cấu nghiệp, giải thoát vô minh.

ĐỨC DI LẠC TÔN PHẬT
Khai Thị năm 1985,
Thiền Sư Bồ Tát Di Như ghi chép lại.