15. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG

Nói đến THỰC TƯỚNG hay VÔ TƯỚNG để công nhận lấy một bên là CHƠN hoặc ĐÚNG thì chẳng thể nào đặng cả. Mà ngược lại công nhận tất cả Hai Bên trở thành TIÊU CỰC. Vì vậy nên THỰC TƯỚNG và VÔ TƯỚNG duy chỉ có Sở Đắc mới thấu tỏ mà thôi.

Thực Tướng Vô Tướng trong khi đang còn mơ màng nó chính là một mối giềng tranh luận bàn cãi, chia thành hai pháp CÓ KHÔNG CHƠN GIẢ CHÁNH TÀ MÊ GIÁC vậy.

Bởi chia giành, vì nghi ngại CHÂN hay GIẢ thành thử không nhận được tầm Chân Lý của hai tướng THỰC VÔ. Khi đã không nhận thấu thời dù muốn hoặc không muốn vẫn chẳng sai chạy đặng hai pháp CÓ KHÔNG đó đặng. Vì sao? Vì chính Thực Tướng và Vô Tướng đều là pháp BẤT NHỊ. Chẳng thể nào dùng VĂN TỰ NGÔN NGỮ để bàn đến nó. Nếu đem ra bàn hay diễn nói đến Thực và Vô đều là: LUẬN Thực Tướng Vô Tướng vậy.

Nhược bằng có một Bậc đứng vào Thực Tướng chấp nhận thì bậc ấy sẽ nói và hỏi rằng: PHÁP NÓ PHẢI LÀ THỰC TƯỚNG chăng?

TRẢ LỜI: Đúng nó như vậy, không sai khác. Vì sao? Vì từ một mảnh LÔNG CỪU đến VŨ TRỤ hay THIÊN NHÂN, A TU LA, SÚC SANH, NGẠ QUỈ cùng ĐỊA NGỤC trùm khắp như TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI đều là THỰC TƯỚNG.

Từ một Thân đến trăm Thân, từ một Đại đến Lục Đại, từ một Lóng Tay đến Ngón Tay cùng Bàn Tay đều là THỰC TƯỚNG.

Chớ nên nói nó SAI, chớ nên nói nó KHÁC, nếu nói như thế chính là VỌNG, là ĐIÊN ĐẢO, là Chính Mình TỰ PHẢN lấy mình..

Không nên vậy, chớ nên vậy, Thực Tướng là MỘT. Nếu nó nói là Vô Tướng thời bị phản với TƯỚNG PHẬT, bị phá với QUỐC ĐỘ của PHẬT, bị tổn thương PHẬT QUỐC.

NÊN BIẾT RẰNG: Cận cùng đều là THỰC TƯỚNG bao trùm cùng khắp. Vì Thể Tánh của nó cùng khắp như vậy, nên đưa tay mà chỉ nó ra, thời ngón tay chỉ ấy cũng là: TƯỚNG CHỈ CHƠN THỰC vậy.

Đứng về phần trên là phần THỰC TƯỚNG chấp nhận đầy đủ như thế. Còn phần dưới đây vẫn công nhận VÔ TƯỚNG và bàn cãi với THỰC TƯỚNG. Bậc ấy họ cũng nói và hỏi rằng: PHÁP NÓ CÓ PHẢI LÀ: VÔ TƯỚNG CHĂNG?

TRẢ LỜI: Đúng nó như vậy, không sai khác. Vì sao? Vì từ một mảnh LÔNG CỪU đến VŨ TRỤ hay THIÊN NHÂN, A TU LA, SÚC SANH, NGẠ QUỶ hoặc ĐỊA NGỤC trùm khắp TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI đều là VÔ TƯỚNG. Vì sao? Vì Lông Cừu, Vũ Trụ cùng với Sáu Đường hoặc Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới do đâu mà có? Do chấp nhận mà có hay không chấp nhận mà có? Nếu chấp nhận là Giả Tưởng là Vọng Đảo Sai Biệt, nó chính thật là VÔ TƯỚNG vậy.

Còn từ một Thân đến trăm Thân, từ một Đại đến Lục Đại, từ một Lóng Tay đến Ngón Tay cùng Bàn Tay đều là VÔ TƯỚNG. Vì sao?

Vì Danh Giả nói là Bàn Tay, Ngón Tay cùng lóng Tay, thử tìm xem trên Ngôn Ngữ Văn Tự nó có Thực chăng? Nếu nó Chơn Thực thời tại sao mỗi một CHỦNG TỘC gọi tên nó lại riêng khác như: TÀU, TÂY, ANH, MỸ, mỗi nơi đều có tên của nó riêng khác, họ không gọi là Lóng Tay, Ngón Tay và Bàn tay. Như vậy nó thực là VÔ TƯỚNG. Chớ nên cho Vô Tướng là SAI, cũng chớ cho nó là KHÁC. Nếu nói như thế chính là VỌNG, là ĐIÊN ĐẢO, chính là Mình TỰ PHẢN lấy Mình...

Không nên vậy, chớ nên vậy. VÔ TƯỚNG là MỘT. Nếu nói nó là THỰC TƯỚNG thời tìm cái chi là TƯỚNG PHẬT? Tóc là Phật ư? Thân là Phật ư? Nếu nói nơi Thực Tướng là Quốc Độ, thì tất cả đều: ĐẤT ĐÁ NÚI SÔNG cùng XỨ SỞ, thì Đất nào là Quốc? Xứ Sở Núi Sông nào là Độ? Còn nói là PHẬT QUỐC thì nơi nơi đều Chủ Trị, đã Chủ Trị thời Độc Tôn. Mà Phật thời không Chủ Trị, Bình Đẳng, thì làm gì có Phật Quốc?

Những điểm đó không nên nói mà oan cho Chư Phật. Vì sao? Vì PHẬT thời không có Biên Giới và Xứ Sở. Chính là VÔ TƯỚNG khó bàn, chớ nên cho là THỰC TƯỚNG mà Hư Vọng vậy.

Tất cả cận cùng đều là VÔ TƯỚNG, đều là trùm khắp BẤT NHỊ nó không có chỗ chỉ vì vốn nó VIÊN TỊCH.

THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG Pháp là một Tuyệt Mỹ khó mà phân tách NẶNG NHẸ giữa hai bên, vì nó BẤT NHỊ, nó không Hai hay Sai Khác. Nên chi có kẻ nhận là THỰC TƯỚNG bị làm CHÚNG SANH chìm đắm nơi Cảnh Giới cũng gọi là CHÚNG SANH GIỚI.

Còn Bậc nhận nó là VÔ TƯỚNG thì bị sa vào PHI PHI TƯỞNG phải triền miên nơi Triệu Kiếp. Còn cho nó: CŨNG CÓ TƯỚNG, CŨNG KHÔNG TƯỚNG thời nó là HAI. Nếu nó là HAI thì vẫn nằm vào pháp TƯƠNG ĐỐI SI MÊ NỘI NGOẠI?

THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG chính là then chốt để Giải mê mờ, nếu những Bậc BIẾT TU, nó cũng gọi là con đường TRUNG ĐẠO. Nhưng ít nhất là Bậc tu hành cỗi giải TÂM rỗng rang tu không vội CHẤP (Chấp Trước). Bậc ấy đã tìm đặng CHƠN TÁNH mà tu, mới có thể bước sang con đường TRUNG ĐẠO được.

THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG cũng gọi là hai pháp CÓ KHÔNG. Nếu bỏ CÓ lấy KHÔNG thì vào TIÊN ĐẠO hay sa vào PHI PHI TƯỞNG. Lại bỏ KHÔNG lấy CÓ thời mắc miếu chạy vòng theo các pháp mà chìm đắm SANH TỬ LUÂN HỒI.

Phần nhiều những Bậc tu hành đã có chí Quyết Tâm tìm vào con đường TRI KIẾN GIẢI THOÁT, thì Trí Tuệ họ hay suy nghĩ lung lạc để dùng làm một phương pháp thích ứng trên con đường mở mang Trí Tuệ. Nhờ như vậy họ mới lấy thời KIM CỔ để soi biết thành thử Tự Biết đặng: Các Vị Tổ xưa kia khi chưa đặng ĐẮC PHÁP vẫn phải mê mờ như họ ngày hôm nay. Các Vị ấy trước tiên cũng Niệm Phật, cũng nghe Thuyết Pháp hay xem KINH, cũng mê Tín Dị Đoan, cũng tu hành Năng Chấp, cũng Ý Muốn Tập Khởi, cũng Nặng Nhẹ Thực Tướng Vô Tướng... Nhưng các Vị ấy TIN vào lời PHẬT nói mà thực hiện trên công việc làm để Tỏ Biết, chớ chẳng Tin vào lời PHẬT nói mà HỌC THUỘC đặng làm thành CÁI MÁY NÓI. Gọi là TỰ BIẾT chớ không BỊ BIẾT.

Nương nhờ như thế nên: Không vì Thực Tướng mà Thọ Chấp. Không vì Vô Tướng mà Năng Chấp. Không vì HẠNH NGUYỆN mà Thọ Chấp. Hay không vì KHÔNG HẠNH NGUYỆN mà thọ chấp. Không vì ĐỊNH TUỆ hay KHÔNG ĐỊNH TUỆ mà Thọ Chấp. Không vì CÓ: Trước Sau Trên Dưới Trong Ngoài, hay KHÔNG: Trước Sau Trên Dưới Trong Ngoài mà Thọ Chấp. Không vì ĐẮC hay KHÔNG ĐẮC mà Thọ Chấp....

Các Vị TỔ duy chỉ đặng CÁI CHẲNG THAM chẳng còn Động Vọng, CHẲNG MUỐN, nên Tâm Bình Đẳng, Đi vào các Pháp CÓ KHÔNG mà học hỏi, nên chẳng Dính Mắc nơi Pháp, Không Dính Mắc nên đặng VÔ NGẠI. Không vì THỰC VÔ nên đặng BIỆN TÀI. Không vì CHƠN GIẢ hay GIẢ CHƠN nên chẳng còn NGHI. Không nghi nên TỎ THÔNG TÁNH PHÁP trùm khắp BẤT NHỊ, mà ra vào: THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG TAM MUỘI PHÁP MÔN vậy.

NAM MÔ NHƯ LAI NHÃN TẠNG
THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG TAM MUỘI PHÁP MÔN

31. TÂM BẤT NHỊ

NHƯNG TA CÓ THỂ NÓI: TÂM có một, nhưng Ta có thể nói là Tâm Pháp, Tướng Pháp hay Tâm Thức cùng Như Lai Tạng, do đó Tâm không có chỗ chỉ, vì cùng khắp liên kết chung gồm.

Ta đứng về TƯỚNG thì Ta có thể nói, các Tướng Pháp tiêu biểu cho Tâm. Ta suy nghĩ về Tâm thời Ta có quyền nói: Do Tâm sinh Vạn Pháp nên gọi là TÂM PHÁP.

Khi Ta phân biệt các pháp tỉ mỉ để nhận biết Ta nói là: TÂM THỨC, nhưng Ta có thể cho là Ý THỨC. Lúc Ta nếm ngửi Hương vị hoặc Nắm bắt đụng chạm sự: Nóng Lạnh, Chua Chát, Ngọt Bùi, Đắng Cay thời Ta nói do Như Lai Tạng đồng ứng Thân Tâm phát sanh THẤY BIẾT.

CHUNG LẠI: Tâm Bất Nhị Bổn Lai Diện Mục đứng yên không di chuyển Động Tịnh. Cũng như: Nước là Nước chớ không CÓ SÓNG nên Tâm không thể chỉ hay nói hoặc phê phán. Nếu chỉ hay nói cùng phê phán đến nó, thì nó liền ngăn cách dị biệt trở thành nhiều lối phiên diễn mà có SÓNG CỒN. Tâm bị chỉ, bị phân gọi là Tâm điên đảo Loạn Tâm.

Khi Ta đã bị Tâm Loạn Tưởng thì Ta phải ngược chiều tu hành trở lại về Tâm, bằng cách nhiếp thâu các Pháp, hay chịu đựng các Tướng Pháp Thuận Nghịch để Ngự Chế TỊNH TÂM, làm cho Tâm Thức bớt xao xuyến. Lại có cách thường Quán Như Lai Tạng suy ngẫm đến suốt thông sự chung gồm của nó mà biết được nó chính là TÂM mà đoạt đến BẢN THỂ TÂM, lại đi trong Hạnh Nguyện Độ Sanh đến Tâm Thông cùng thi hành Lục Ba La Mật Đa chẳng Sở Chấp để về TÂM KHÔNG BẤT BIẾN CHƠN TÂM VIÊN MÃN.

TÂM THÌ CÓ CHỪNG ĐÓ.

Nhưng các Bậc tu nó cứ loanh quanh khó hiểu, khó lãnh hội thâm nhập, phải nương tựa các Pháp để tu, cốt sao Tỏ Pháp liền Tỏ Tâm. Bậc như vậy gọi là biết tu.

Bằng chưa biết, hay chẳng chịu biết, thời trong lúc tu nơi pháp, liền Chấp Pháp để Tu Luyện củng cố lấy pháp vội cho là Chánh Đáng, thì thử hỏi Bậc ấy làm sao Tỏ Tâm đến rốt ráo?

Sau đây Ta thử đứng về Tâm Pháp tự suy ngẫm nó ra sao? Thì nguyên nó cũng là TÂM, bậc biết nó một THỂ TÂM thì nhập về Tâm, vì nó không hai chẳng sai khác.

Bằng Bậc chưa biết hay không chịu biết, đem phân biệt bên trong, bên ngoài với ý nghỉ Chủ Quan, liền bị hai Tướng Dị Biệt trở nên TÂM PHÁP và TƯỚNG PHÁP. Sự loanh quanh đó tự mình Chủ Xướng phân biệt nên mờ tối phải đi tìm Tâm, đó là nguyên nhân thứ nhất.

Đây đứng về TÂM THỨC Ta tự suy ngẫm nó ra sao? Nó chính vẫn là Tâm. Những sự nhận biết của nó vốn sẵn. Cũng như: Có GiÓ thì phải có SÓNG, có Nước thì phải có Giá Lạnh hay Mát. Nên Tâm Thức di chuyển lần đi để Ta tự biết nó sẵn như thế, nếu Ta lần theo tỉ mỉ để biết thì Ta đến tận biết nó có một mối về Tâm.

Bằng Bậc chưa biết, hay chẳng chịu biết, tự sanh rụt rè quái ngại vì sợ đảo loạn, coi nó như vật phân biệt đảo điên, nên không nhờ nó đặng soi biết mà đi đoạn trừ TÂM THỨC. Bởi lầm cho nó là Ý THỨC NỊNH THẦN mà chẳng quan tâm suy nghĩ đặng biết, trái lại ngăn cách để tu bằng lối TẬN DIỆT cho Thanh Tịnh hơn là Tỏ Biết. Thì làm sao Tỏ Pháp đến Tỏ Tâm rốt ráo Bản Thể Tâm? Đó là nguyên nhân thứ hai.

Đây Ta đứng về NHƯ LAI TẠNG bày tỏ sự NGHE THẤY BIẾT để nhận xét nó ra sao, có phải là Tâm chăng?

Khi Ta đụng chạm vào Lửa thì Ta liền biết Nóng. Lúc Ta sờ vào Nước Đá thời Ta biết Lạnh. Ta vịn nơi Mịn thì biết nó Xốp. Ta cầm nắm ĐÁ hoặc SẮT, Ta liền biết nó Nặng và Cứng. Chung lại từ va chạm đến vấp đánh thảy đều biết cả, chớ không thể chỉ hay nói CÁI BIẾT nó ở đâu, vì đâu nó cũng có ở.

NÓI ĐẾN CÁI THẤY - NGHE - BIẾT.

Nếu Ta nhìn thấy trái CHANH trước mắt màu XANH, Ta nếm Chanh liền biết Chua. Ta nhìn thấy ĐƯỜNG CÁT nó màu vàng hay trắng, nếu Ta nếm thì nó ngọt. Ta nhìn MUỐI thấy nó có từng hột trắng. Ta nếm nó mặn. Tất cả nhìn thấy, nếm biết, từ cay đắng hương vị màu sắc nó đồng hợp với Ta trở thành THẤY BIẾT chẳng thiếu sót. Nơi NHƯ LAI TẠNG đều là TÂM.

Bằng nói đến CÁI NGHE Ta có thể nghe từng tiếng Chuông, tiếng trống, tiếng kèn, tiếng phách, cùng tất cả các tiếng khua động chẳng có thiếu sót. Bậc biết NGHE, biết nhận định tìm hiểu cái nghe sau mới rõ sự Nghe cùng Thấy Biết liên hệ hữu hiệu Tự Tánh đến Tỏ Biết, gọi là TÌM ĐẶNG CHƠN TÁNH để tu. Trong một thời gian tường tận hết nghi mà Sở Đắc CHƠN TÂM TRI KIẾN GIẢI THOÁT.

Bằng chưa biết hay không chịu biết. Bậc ấy có một quan niệm tìm cao siêu cầu kỳ, hay tìm Chơn Tâm theo lề lối Viễn Ảo, mộng tưởng cứu cánh Giác Ngộ, bằng theo sở thích của tư tưởng mình, rồi tự mơ màng tạo thành TÂM TƯỞNG để cấu tạo ĐỊNH TƯỞNG liền sa nơi Tuệ trong Tưởng, đến Nhãn Tưởng, Hương Tưởng, Pháp Tưởng cùng tất cả sự sự giao động đều tưởng đến XÚC TƯỞNG, nó đi mê mờ Chơn Tâm vượt đến DỊ BIỆT, sống trong hoài mơ vọng loạn BA CÕI SÁU ĐƯỜNG chạy theo Sanh Tử của TÂM.

SAU ĐÂY TA CÓ THỂ NÓI:

CÁC BẬC NGHE và TÙY THEO LÃNH LẤY GIÁC NGỘ TÂM.

Một trong Bốn giai đoạn. Khi Ta nói về TÂM PHÁP, TƯỚNG PHÁP hay TÂM THỨC cùng NHƯ LAI TẠNG, hoặc nhiều hơn thế nữa. Miễn các Bậc TIN-VÂNG thọ lãnh thì có thể biết TÂM. Tỏ Tánh được thông đạt các Pháp cùng Tâm cặn kẽ an vui khen tặng tán thán và đặng GIÁC NGỘ.

Đó chẳng phải là TA mà không phải TÂM. Nhưng cũng thật là TA, cũng thật là TÂM, nên mới có sự thể biết thông như thế.

ĐIỂM NHỨT: TA NÓI VỀ TÂM PHÁP.

Các Ông được nghe, liền mừng rỡ và tự nói rằng: Phải rồi, phải rồi. Do TÂM PHÁP nơi Ta, Ta lại nghi ngờ sự di chuyển nên mơ màng mà chẳng nhận ra sự hiện diện SƠN HÀ ĐẠI ĐIẠ chung cùng Cảnh Vật vốn nó đều là TA. Không khác mấy với kẻ nằm CHIÊM BAO, kẻ ấy thấy trong giấc mộng có những Chùa Tháp và Chư Tăng đang tế lễ. Đến khi tỉnh mộng thời tất cả đều tan mất, thì thử hỏi nó trở về đâu? Đối với Ta cùng Cảnh Vật cũng thế. Bởi Ta lầm không biết nhận nên trở thành Dị Biệt SƠN HÀ bên ngoài, không phải nó là Ta, nên Ta có nơi nghi, từ nghi ấy đâm ra tìm kiếm TÂM của Ta, mà chính TÂM Ta trước mặt không nhận. Phải tìm TÂM Ta trong hư không vô tận, cầu mong sự ban cho vô lối tín mê. Nay Ta được nghe mà Ta được biết Thân Tâm ngoại vật đều là TÂM, TÂM đó chính là Ta cùng là tất cả. Liền hết nghi Sở Đắc CHƠN TÂM BẤT NHỊ.

 

ĐIỂM NHÌ: TA NÓI VỀ TƯỚNG PHÁP.

Khi nghe Ta nói TƯỚNG PHÁP tỏ rõ. Các ông được Nghe liền mừng rỡ tự nói: Phải rồi, phải rồi. Do nơi chướng ngại ngăn biệt, cùng ái nịch Chấp Ngã của Ta, riêng dành nó tự trở thành đắm trong NGŨ DỤC Tham Sân Si nên thân tâm bị hèn yếu eo hẹp mà si mê, do đó mà Cái Thấy ngăn ngại Tốt Xấu Thuận Nghịch, Thiện và Bất Thiện để ưa thích cùng không ưa thích tạo nên NGHIỆP CẢM chướng đối, vì vậy mà đường tu hành chập chờn biếng trể. Tâm xao động đảo điên. Nay Ta được Nghe và được Biết TƯỚNG PHÁP và TÂM PHÁP vốn đều là TÂM, thì Ta chẳng chướng ngại trong ngoài Dị Biệt. Ta đã Phát Bồ Đề Tâm rộng rãi nay Ta hãy thực hành rộng rãi và phá chấp ngăn ngại đặng cho Lý Sự Đồng Song mà đến CHƠN TÂM rốt ráo vậy, nhờ thế mà Giác Ngộ.

 

ĐIỂM BA: TA NÓI VỀ TÂM THỨC.

Các ông được Nghe, liền mừng rỡ tự nói: Phải rồi, phải rồi. Do sự chưa biết lầm lẫn nên Ta khởi diệt TÂM THỨC, cho nó là pháp động vọng nào ngờ chính Tâm Thức vốn là Tâm Ta, Thể Tánh Tâm Thức sẵn có sự di chuyển cốt để đưa Ta đến hiểu biết Sáng Soi mà tìm đặng Chơn Tánh tu đến Tự Tánh thường còn. Thật tuyệt mỹ khó nghĩ bàn đến sự tác dụng của Tâm Thức. Nếu đối với Bậc biết nương nhờ sử dụng thì nó là cứu cánh Giải Thoát. Bằng chưa biết thì trái lại đi diệt trừ đã chẳng lợi chi mà tu hành phải chịu loanh quanh nơi mê lầm xó tối. Đó chính là điểm rất cần cho Ta công nhận để sử dụng Tâm Thức mà đoạt đến TÂM BẤT NHỊ vậy.

 

ĐIỂM TƯ: TA NÓI VỀ NHƯ LAI TẠNG.

Các Ông được Nghe, liền mừng rỡ mà tự nói rằng: Phải rồi, phải rồi. Như Lai Tạng chung gồm tất cả Tâm Pháp, Tướng Pháp cùng Tâm Thức điều động đụng chạm ngửi nếm mà đặng sanh ra NGHE THẤY BIẾT trùm khắp Bất Nhị. Do Ta lầm lẫn nên đem nó mà DỊ BIỆT đoạn phân từng phần mà Ta phải mê mờ nơi DỊ CHỦNG, vì vậy Ta công nhận Cái Ta nơi thân tâm nhỏ bé, vứt bỏ một Nguyên Thể Như Lai Tạng rộng lớn bao la trùm khắp. Nên PHẬT thường nói rằng: Ta bỏ biển cả không nhận mà đi nhận lấy bọt nước. Nay Ta được nghe và biết Như Lai Tạng cũng vốn là Tâm, đồng hợp đồng ứng tương sinh liên hệ với thân tâm sanh ra NGHE THẤY BIẾT nó không hai như Ta lầm tưởng. Bởi sự lầm ấy mà Ta ĐOẠN DỊ DIỆT, chớ thật ra trong ngoài đều sẵn, chẳng có DỊ DIỆT phân chia chung cùng Bất Nhị.

VÍ NHƯ: Ta nhìn THẤY con Chim Én trên hư không, thì Ta không nên hỏi, tại sao Ta thấy? Đó là điên đảo. Nếu Ta nói, tại cặp Mắt Ta thấy, hay tại con Chim én trên hư không mà Ta thấy? Đó chính Ta lộn xộn, vì sao? Vì có cặp con Mắt nơi Ta sẵn, mà chưa có con Chim én trên hư không thì làm chi Ta được thấy? Bằng có con Chim én trên hư không nhưng Ta chưa gặp nhìn thấy thì làm sao thấy?

Nên khi Ta đã nhìn thấy rồi, thì dù cho con Chim én bay nơi khác, hoặc Ta có bịt mắt chăng thì Cái Thấy ấy vẫn còn nơi tròng con mắt Ta. Cũng như: Có một người to lớn trắng trẻo uy nghi, đứng trước mặt Ta, Ta đã Thấy rồi, khi người ấy đi trong một hai năm chăng, nếu có kẻ nhắc lại thời Ta nhớ và vẫn nhìn thấy người to lớn trắng trẻo đứng trước mặt Ta. Như thế là cái Tánh Thấy của Ta không mất, vì sao lạ vậy? Vì nó chính là Tánh Thấy CHƠN TÂM DIỆU MINH Thường Tịch Như Lai Tạng, nó chẳng phải tự nhiên hay như nhiên, nó vốn bất nhị chung cùng đồng hợp lúc đụng chạm giao cảm mà có. Khi đã hợp rồi thì dù cho hư không kia hay con Chim én nọ nó không có trước mắt nữa thời Ta cũng có thể Thấy trước mắt trở lại không bao giờ mất là vậy.

Còn nói đến sự Đụng Chạm, Nếm Ngữi, nó cũng không phải là biệt hẳn bên ngoài, mà nó chẳng phải phần riêng hẵn bên trong Thân Tâm nơi Ta. Chính nó đều sẵn viên dung trong ngoài đồng hiệp thành ra Thấy-Biết, do đó từ một khẻ động trên đầu ngón tay của Ta nhịp hay cọ xát thì liền có Cái Biết nơi cọ xát. Như Ta vấp phải viên đá ở đầu ngón chân,thì giữa viên đá đồng cái vấp nơi chân nó liền có cái biết đau, Ta cùng viên đá.

Khi Ta nếm đến Cay Đắng, Ngọt Bùi, Chua Mặn thì giữa vật cùng Lưởi giao động đồng hợp tương ứng phát ngay Cái Biết. Cái Biết ấy nó sẵn có nơi toàn thân Ta và cùng khắp NHƯ LAI TẠNG, Cảnh cùng Vật ngoài chung trong không thiếu sót, đến sự Mưa Gío, Nóng Lạnh tê tái thanh thô nặng nhẹ, đến từ cảm nghĩ nhiều ít giữa Ta và Sơn Hà Đại Địa đồng nhất, không riêng khác cùng Ta với sự NGHE THẤY BIẾT đều là TÂM TA cũng là NHƯ LAI TẠNG bất biến không hai của Ta và cũng Ta tất cả.

 

TA CÓ THỂ NÓI: TÂM NÓ CHUNG GỒM

NGHE - THẤY - BIẾT.

TÂM PHÁP. TƯỚNG PHÁP. TÂM THỨC cùng NHƯ LAI TẠNG, từ một lời đến vạn lời hay các Môn tu hành, lớn nhỏ rộng hẹp và các phương tiện trong ngôn ngữ cử chỉ đến hành động hạnh nguyện trùm khắp, Ta có thể nói nó thảy đều là TÂM chung gồm NGHE - THẤY - BIẾT.

VÍ NHƯ: Một trong hai Bậc tu hành. Có Bậc tu, đã hiểu biết hay biết hơn thế nữa. Bậc ấy biết tận từ tuyệt mỹ thâm diệu rốt ráo Tâm Pháp và Tướng Pháp, Tâm Thức cùng Như Lai Tạng cặn kẽ tỉ mỉ, mà Vị đó hiện tại thi hành BỔN NGUYỆN Độ Sanh thì đều là TÂM. Đến Mãn Nguyện nhập ĐẠI NIẾT BÀN mới thành PHẬT.

Còn một kẻ kia chưa biết Bốn Pháp Tâm, Tướng Tâm, Thức Tâm và Như Lai Tạng. Nhưng kẻ ấy tin tưởng hết sức niệm danh hiệu: A DI ĐÀ PHẬT, thì vẫn được là TÂM chừng mãn kiếp cũng được Thành Phật. Vì sao? Vì lớn nhỏ rộng hẹp đều là TÂM. Duy chỉ có Công Năng tận biết Nguyện Lực rốt ráo trường tồn thôi.

Một trong hai Bậc trên thảy đều chung gồm có nơi NGHE THẤY BIẾT đều là TÂM cũng là NHƯ LAI TẠNG, Bậc chưa trọn biết nhưng vẫn Nhất Tâm mà thành Phật, thời PHẬT NƠI TÂM. Bậc rốt ráo biết tận cùng đều NGHE-THẤY-BIẾT chung khắp đoạt Bản Thể Chơn Tâm Thành Phật, thì PHẬT là PHẬT.

CŨNG NHƯ: Có một BIỂN CẢ, biển ấy của Vị TRƯỞNG GIẢ. Khi bấy giờ có một trăm ngàn người đến xin Nước Biển, kẻ thì đem chén để múc, Người thời đem gàu để múc, kẻ đem tô để múc họ đem đủ thứ dụng cụ để múc nước biển. Thì thử hỏi đồ họ đến múc xách mang về có phải chung một gốc nước biển không? Đối với Tâm rốt ráo và Tâm Niệm cũng thế, cùng với sự Thành Phật cũng vậy. Tuy nhất tâm chưa biết và đối với Bậc rốt ráo không sai khác, nhưng nó vẫn sai khác nơi Tận Hưởng và chưa được Tận Hưởng nhiều ít, bền hay không bền thôi. Bởi tùy theo Công Năng và Công Đức của mỗi Bậc trọn đến hoặc chưa trọn đến CHƠN TÂM VIÊN TỊCH mà ở nơi Tâm phiên diễn.

NÊN PHẬT NÓI: Tất cả Nhất Tâm thảy đều Thấy Phật và gặp Phật. Nhưng Phàm Phu thấy Phật, thì Phật của Phàm Phu. Tiên Thần thấy Phật thì Phật của Tiên Thần. La Hán thấy Phật thì Phật của La Hán. Bích Chi thấy Phật thì Phật của Bích Chi. Bồ Tát thấy Phật thì Phật của Bồ TÁt. Đến chừng Phật thấy Phật mới là PHẬT.

Lời nói trên thời Ta đủ biết. Tâm thì có một nhưng phần tu tập thành tựu lấy Tâm nhiều ít tùy theo TU CHỨNG mà đến nơi tận hưởng. Đối với Bản Thể Tâm trùm khắp Viên Dung Bình Đẳng. Chỗ nào nó cũng ở, mà nó không đâu chẳng ở, do thế mà TÂM chẳng có chỗ chỉ, đương nhiên sanh TÂM.

 

Nếu Ta vừa khởi TÂM PHÁP, liền có Tâm trong Tâm Pháp. Bằng Ta nghĩ Tướng Pháp liền có trong Tướng Pháp. Nếu Ta cho nó nơi Tâm Thức, liền sanh nơi Tâm Thức. Bằng Ta nhớ đến Như Lai Tạng trùm khắp, thì nó liền thung dung vô ngại, lúc đến khi không trong Như Lai Tạng. Từ một khởi niệm TÂM liền ứng theo khởi niệm, từ một Quán Tưởng Tâm liền đồng trong Quán Tưởng. Do đó các Bậc tu hành từng lớp như: TU TIÊN, TU THẦN, TU THÁNH, TU PHẬT nơi nơi cũng ngỡ mình Tu Phật, vì sao? Vì thờ Phật tưởng niệm Phật mà sự đòi hỏi nơi TÂM lại nặng về Tiên-Thần-Thánh hay Cô Bà, thời Tâm kia của mình nó phải vì mình mà ứng hiện theo CÁI MUỐN.

TÂM chính là của Mình, mà trái lại mình đi tìm TÂM? Nếu Mình mong muốn, thì Tâm mình nó phải tuân theo mình. Vì mình lầm chưa biết nó, nên mình phải cầu lụy van xin. Khi mình được biết, thời mình lại khen tặng thích thú, cho đó là vi diệu.

Tất cả sự phiên diễn, mình đã tạo biết bao cảnh để diễn tuồng hư thật và thật hư, nơi Tâm của mình mà mình chẳng hay biết, vậy mình phải cố gắng để đoạt đến Thật Biết, thì CHÂN-THIỆN-MỸ sẽ hoàn lại cho Ta vậy.

 

VỀ TÂM.

Tâm Ta, Ta chẳng rõ thông

Ta cùng Tâm diễn, bềnh bồng Giới Sinh

TÂM KHÔNG chưa phải lặng trong

Tỏ tường chu đáo, mới hòng Viên Minh

Cũng Ta khắp chốn, cũng Mình

Vẹn chung tận biết, Lộ Trình vốn TA.

NAM MÔ PHỔ HIỀN ĐẠI HẠNH VÔ TẬN BỒ TÁT MA HA TÁT

 

33. CHỈ QUÁN LUẬN

CHỈ là môn chỉ thẳng (trực chỉ). QUÁN tức là suy nghĩ quán xét sự di chuyển các Pháp, từ Thể Tánh ẩn hiện cho thật tỏ rõ khỏi lầm Sở Đắc Chân Lý, gọi là Minh Tâm Kiến Tánh Giác Ngộ.

CHỈ QUÁN có nhiều lớp, nhưng cũng đều là pháp môn Tối Thượng, tu thẳng đến Thanh Tịnh Tâm trọn thông đạt Nhất Tâm Bất Thối Chuyển. Do đó các TỔ thường áp dụng môn Chỉ Quán để Ấn Chỉ Khai Thị cho các Tín Đồ Đạo Chúng, từ điểm tựa phát Bồ Đề Tâm đến Thân Tâm thù thắng để cầu đến Thanh Tịnh Tâm mà hoàn toàn Tri Kiến Giải Thoát. Nếu bậc tu nào không có một ý chí Say Đạo phát Tâm để đoạt đến Thanh Tịnh Tâm thì làm sao tỏ ngộ?

CHỈ QUÁN rất nhiều lối tùy theo Trí Tuệ, tùy các Pháp Khởi Niệm mà Chỉ Quán, cốt cổi giải từng ngăn chấp, phá từng lối mê, trước hết bậc tu hành phải Chỉ Quán HỶ XẢ cùng tiếp đó BI CHÍ DŨNG lướt qua các pháp Tâm không chướng ngại, thời Tâm rỗng rang mới đến Thanh Tịnh Tâm chừng ấy các pháp chẳng còn mắc miếu được viên thông tỏ rõ tỉ mỉ khỏi lầm, sạch nghi mà rốt ráo.

Các TỔ xưa dùng nhiều lối để chỉ dạy, từ Tiệm Giáo đến Đốn Giáo cùng thoại đầu và Chỉ Quán. Có Bậc diễn nói như: CÁC PHÁP NHƯ HUYỂN hay THẾ GIAN LÀ CHIÊM BAO hoặc pháp môn NHẤT TÂM NIỆM PHẬT. Chủ yếu xa lìa Sở Chấp, niệm niệm để lướt qua các Pháp ngăn ngại làm cho Thân Tâm Thanh Tịnh, chừng ấy mới quán xét các pháp hư dối nhờ thế mà cổi giải thế gian Tâm rỗng chẳng mắc miếu được đến Thanh Tịnh Tâm Tri Kiến Giải Thoát.

Lại có Bậc Chỉ Quán, các pháp do Tâm Sanh nhìn nhận Pháp và Tâm đồng một, dụng Tâm tự chỉ để Quán Pháp tỏ pháp cùng phát nguyện cho Thù Thắng Tâm đi trong Hạnh Nguyện Độ Sanh qua các chướng đối Tâm chẳng quái ngại chấp nhiễm cốt thật biết Thanh Tịnh Tâm Sở Đắc Nhất Tâm hoàn toàn Giải Thoát.

Bậc tu Chỉ Quán thường có Trí Tuệ, Tâm rỗng vì Hỷ Xả nhờ Đức Hạnh thuần túy mà Tâm ít chướng đối qua các Pháp diễn hành soi biết con đường tu hành thanh tao thâm nhập. Khi Bậc tu hành đã ít chướng ngại Thân Tâm Thanh Tịnh, thời Thiện Trí Thức mới dùng Pháp Biệt Tôn Đốn Ngộ để Khai Thị làm cho Đạo Chúng Liễu Ngộ hoặc tiến bộ thêm vậy.

Môn Đốn Ngộ chính là môn khai thông hay vét sạch các sở chấp ngăn ngại, nên cần để khai cho các Bậc tu đặng vào nơi THANH TỊNH TÂM. Đối với môn nầy ít dùng, vì bậc lãnh hội đặng rất ít, dù cho có nghe được đôi chút chăng nữa cũng chưa thâm nhập nổi. Khi Bậc đã nhận được Pháp ĐỐN NGỘ thì NGHE THẤY BIẾT rỗng rang hào hứng hoặc Tỏ Tánh hay Sở Đắc Diện Mục Bổn Lai mà đến Nhất Tâm Bất Nhị.

Môn ĐỐN NGỘ rất có hại đối với bậc tu hành chưa sạch lý còn chướng ngại phân biệt đầy dẫy, khi nghe đến hoài nghi thoái bộ, lúc nghe được chút ít liền sanh thâm ý ĐỌC TỤNG ghi nhớ gọi là niệm niệm đó chính là Tâm tham vô kể, đôi khi vừa hiểu liền lầm tưởng mình Sở Đắc đem ra giảng giải tự ngã khoe khoan in tuồng một chiếc Máy vậy.

Giữa thời nầy thường vấp phải, hoặc nghe nhờn tai và đọc tụng ghi nhớ trong Thiền Sư Kinh Sách. Ngược lại chẳng tỏ rõ tí nào, do đó nên phát sanh tưởng vọng mơ cầu kỳ ảo đặng tìm ra một Chân Lý ước mơ nơi mình, lâu ngày trở thành Bất Tín đối với Đốn Môn coi như một trò đùa vô ý.

ĐỐN MÔN vẫn có lợi cho Bậc có ý thức để làm kim Chỉ Quán xét suy mà thi hành lúc bị Sở Chấp dùng nó tự giải, sau mới biết vi diệu thậm thâm ĐỐN NGỘ.

VÍ NHƯ: Bậc không có bệnh, nhìn thấy kẻ có bệnh sợ sệt lo âu, Bậc ấy nói rằng: Ông không có bệnh, vì vốn bệnh không có, chớ sợ chớ lo vô ích, hãy TIN tôi uống thuốc thì hết bệnh. Kẻ tin liền uống thuốc hết bệnh, mới Quán Xét thật biết vốn nó không có bệnh.

CŨNG NHƯ: VÔ MINH vốn nó không có, lầm nhận mà có VÔ MINH, tu hành cổi giải phá ngăn chấp vô minh tan dẹp vậy. Đó chính là bậc biết dùng phương Đốn Ngộ làm vị thuốc giải mê lầm.

Còn Bậc nghe mà chẳng thi hành uống thuốc, thực thi tu tập cho sạch nghiệp, lại dùng Tâm THAM SÂN SI đầy dẫy học thuộc ĐỐN MÔN cho mau Liễu Ngộ thì thử hỏi có phải liều lĩnh mang nuôi bệnh chăng?

Từ nơi Chơn Tâm Bất Nhị do bởi tham cầu mơ ước huyển ảo nên bị sai lạc mà trở nên vọng Tâm. Khi Bậc tu đã phát Bồ Đề Tâm tức là cổi mở Tâm từ nơi eo hẹp đến rộng rãi bao la trùm khắp, đồng thời phải biết tỏ rõ về TÂM, lúc được biết thời Tâm ấy liền đạt đến Bất Loạn, bằng chưa biết hay chẳng chịu biết thời thật khó Tỏ Tánh Minh Tâm Nhất Tâm Bất Loạn.

THẾ NÀO ĐỂ TỎ TÂM? ĐẾN NHẤT TÂM BẤT LOẠN?

Khi đã biết thế nào là TÂM, thì nên tu tập CHỈ QUÁN trong BẢY BÁU của Bản Thể Chơn Tâm, Bảy Báu ấy nó liên hệ giao kết với nhau chẳng sai chạy hoặc thiếu sót mảy may nào cả. Lúc đã thật biết trọn vẹn sự di chuyển giao kết liên hệ thời biết tỉ mỉ trùm khắp mà đoạt đến NHẤT TÂM BẤT LOẠN, nó Tròn Giác Nhất Tâm thì khó mà diễn giải hay ngôn thuyết, vì sao? -Vì nó vượt tầm lý luận, Bất đẳng Vô Thượng Giác.

Tất cả thảy đều nằm nơi Nhất Tâm nguyên vẹn, bởi lầm lẫn đem Tâm Chân Như mà phân đoán, thời nó liền Bị Biệt ra từng mảnh biệt ngăn, do biệt ngăn sở chấp nên Tâm trở thành sa số giới hạn không thể nào nói hết được. Nhưng chung lại từ nơi mê lầm lẫn lộn, tu hành mong đạt lại Nhất Tâm thì nên cần biết như sau:

Vốn NHẤT TÂM cũng là: CHÂN NHƯ. PHẬT TÁNH. PHÁP THÂN. NHƯ LAI TẠNG. PHÁP GIỚI. PHÁP TÁNH. Trong bảy nghĩa ấy cũng đồng nơi Nhất Tâm. Nhưng mỗi một liền có một đặc điểm riêng mà sự liên kết lại chung gồm buông tỏa trùm khắp.

Về CHÂN NHƯ : Chân Như và Nhất Tâm không khác, nếu chẳng phân biệt thì nó vốn đồng, vì nó chân thật như như. Bởi năng phân thành thử nó nương theo Pháp mà có, nơi có ấy đảo lộn thuyên diễn nên mơ màng mà nói nó Bất Bình Đẳng. Chớ thật ra CHÂN NHƯ BÌNH ĐẲNG đặc điểm Tánh Trí chân thật. KHÁC NÀO: Vàng kia nguyên một khối, bị đem ra chẻ từng mảnh, tuy gọi nó là MẢNH, nhưng vàng y trong khối, Chân Như cũng thế.

VỀ PHẬT TÁNH: Phật chỉ nơi GIÁC. Tánh thuộc về TÂM. Phật Tánh không có MÊ GIÁC vốn VIÊN MINH (sáng sẳn). Khi bị lầm thì có VÔ MINH lẫn che Phật Tánh. Lúc tu hành Trọn Giác thì mới rõ Vô Minh thường Tự Diệt vì nó không Thực Thể. Phật Tánh thì không có Sanh hay Diệt, nó thường còn bất biến lại chẳng nhiễm Vô Minh. Khi đoạt đến Nhất Tâm, đến hoàn toàn CHÁNH GIÁC thời TÂM kia chẳng còn MÀ LÀ PHẬT.

TÓM LẠI ĐỂ CHỈ VÔ MINH VÀ PHẬT TÁNH

Phật Tánh chẳng khác một khối vàng bị chia ra từng mảnh mà có Tánh cùng Phật. Mảnh ấy làm thành Cà Rá, Bông Tai hoặc chiếc neo cùng chạm trỗ mọi hình thức như con Rồng chẳng hạn. Những hình thức chạm hay Bông Tai, Cà Rá đó là VÔ MINH.

Khi người thợ không còn cần dùng đem đi thét vào lửa thì những hình thức Chiếc Neo, Cà Rá, Bông Tai hay con Rồng chạm trỗ thảy đều tan chảy mất mà Vàng nọ vẫn còn như nguyên, Phật Tánh cũng thế.

VỀ PHÁP THÂN: Pháp vốn TÂM. Thân là một BIỂU TƯỢNG hình sắc khuôn khổ, do biểu tượng hình sắc lẫn lộn với VÔ MINH mà có Khởi, từ Khởi liền hóa THỂ hay THÂN lại chấp nhận Thân ấy trong mường tượng gọi là DUYÊN KHỞI bị sinh ra muôn Tướng Pháp, vì mê lầm nơi mường tượng cho đó là Chân Thật nương chạy cầu báo, nên có Chánh Báo và Thọ Báo như:Niết Bàn Tịnh Độ, Quốc Độ đến cùng khắp Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới kể cả Ngạ Quỷ, Súc Sanh, Địa Ngục, đó chính là biểu tượng lầm quán mong cầu lớn nhỏ cao thấp mà có từng ỨNG THÂN và PHÁP THÂN vậy.

Từ ỨNG THÂN hay HÓA THÂN, nếu bị mê lầm đóng trong Pháp Giới gọi là Chúng Sanh Giới, khi tu hành Tỏ Tánh đi trong Hạnh Nguyện để tỏ biết chân thật Giác Ngộ, thì Chúng Sanh Giới ấy đồng một THỂ TÁNH với PHÁP THÂN y như nhau, gọi là SỞ ĐẮC PHÁP THÂN PHẬT.

VỀ NHƯ LAI TẠNG: Đồng một với Chân Như, Phật Tánh và Pháp Thân nó liên hệ giao kết với nhau, nhưng vốn không khác, vì bị chia thành thử phải có một vài tập nhiễm của VÔ MINH nên có riêng mỗi THỂ TÁNH, từ có Thể Tánh thì có mỗi đặc điểm mà kết chung lại vẫn đồng NHẤT TÂM.

NHƯ LAI TẠNG có đặc điểm XÚC PHÁP (hợp biết) SẮC PHÁP và VÔ SẮC PHÁP, từ nơi có cũng có biết, mà chốn không vẫn có Sẵn Cái Biết, nó ẩn hiện giao tế tùy theo giữa Ứng Thân và Pháp Thân đến Phật Tánh và Chân Như. Thành thử ỨNG THÂN được cái NGHE THẤY BIẾT chung cùng mà CHÚNG SANH GIỚI thì Nghe Thấy Biết riêng biệt, vì sao? -Vì Chúng Sanh lầm theo TẠNG THỨC tạm gọi là TÂM HỒN, Tạng Thức chứa nhóm Vô Minh mật mờ tối sáng biết cùng không biết phân hai thành ra không nhận được NHƯ LAI TẠNG vốn là mình lại đi nhận Thân TỨ ĐẠI do đó PHẬT NÓI: -BIỂN CẢ KHÔNG NHẬN LẠI ĐI NHẬN BỌT NƯỚC.

VỀ PHÁP GIỚI: Từ nơi Nghe Thấy Biết DỊ BIỆT của Tứ Đại Thân, sinh ra huyền ảo tự ngã riêng tư của TA nên trở thành THAM SÂN SI Bản Ngã cách biệt mà Dị Biệt trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới cùng với Ba Cõi Sáu Đường phải chịu một đặc điểm như nhau trong Sanh Diệt chết sống. Pháp Giới là một nơi khuông khổ thọ chấp phải chịu làm Chúng Sanh Giới vậy.

VỀ PHÁP TÁNH: Pháp vốn là TÂM. Còn Tánh vẫn là TÂM, có thể nói là TÂM TÂM cùng khắp. Thật vậy, đối với tất cả trong Bản Thể Tâm hay các Thể Tánh từ: PHÁP GIỚI đến NHƯ LAI TẠNG. PHÁP THÂN. PHẬT TÁNH. CHÂN NHƯ đều chung một PHÁP TÁNH cũng là TÂM TÂM cùng khắp.

Đứng về mặt CHỈ QUÁN để tỏ ngộ thì Pháp Tánh vốn là BỔN LAI DIỆN MỤC. Pháp Tánh Viên Dung Bình Đẳng tùy theo từng khẽ động sơ khởi mà cung ứng cho tất cả Cảnh Giới thuận nghịch, Tịnh Bất Tịnh trong ngoài muôn phương vạn cõi, đến vô minh thọ chấp hoặc Toàn Giác khắp trùm, dị chủng biệt chủng đồng chủng nó không mảy may quái ngại Chánh Báo, Thọ Báo, Kỳ Báo thảy đều thị hiện ứng hiện thanh thô kỳ ảo, nhìn thấy rõ biết hay chưa tỏ biết đều có lý sự cung ứng của Pháp Tánh.

Đứng về nơi Lầm Mê mà nói, thì nó vốn sẵn NHẤT TÂM đủ cả BẢY BÁU. Nhưng Tai nghe theo Sở Cầu, Mắt thấy theo cái Ưa thích, Thân biết theo Tạng Thức của mình, nên chi có chướng ngại lúc không hợp theo Tạng Thức, chẳng hợp nơi ưa thích, không hợp theo sở cầu thành thử DỊ BIỆT khó NGHE, khó THẤY đồng khó BIẾT sai biệt tách rời Nhất Tâm mà tự đặt mình vào nơi DUYÊN LỰ TÂM vậy.

Khi đã Dị Biệt về THÂN, lúc đã lầm mê các Pháp thì phải chịu lầm với PHÁP TÁNH. Nên giải tỏa Bản Ngã theo ý muốn đồng tất cả sự hiểu biết của mình mà Phát Bồ Đề Tâm nghe theo Thiện Trí Thức chỉ bày để nương tựa Bản Giác nơi Thiện Trí Thức mà tròn Giác. Bằng chẳng vậy khó đạt được tỏ rõ tỉ mỉ nơi BẢY BÁU thật biết khỏi lầm Pháp Tánh.

Có nhiều bậc hiểu, liền thọ chấp như: CÁC PHÁP ĐỀU LÀ HƯ DỐI, nên bậc ấy sinh Tâm kiên sợ chẳng cho Pháp nhiễm mà động Tâm. Do đó sự tu hành gò bó dưỡng nuôi tư tưởng Tịnh Tâm. Thời được sự tán trợ cung đốn của PHÁP TÁNH, bậc ấy nhận thấy Tịnh Tâm của mình chân thật mà cố thủ.

Có nhiều Bậc tu theo quan niệm của mình, bờ Giác từ bên kia bên nọ, phải siêu hình vạn tượng, xuất Thánh ly phàm, nên gia công tu luyện ép thân khổ hạnh. Thì được sự tán trợ cung đốn của PHÁP TÁNH, Bậc ấy nhận thấy niềm vui thích in tuồng chân thật mà chấp thủ.

Có nhiều Bậc biết PHÁP là TÂM liền chấp nhận mỗi lần mình mở miệng ra đều là Tâm Mình, do Tâm mình sinh các Pháp mà phải đi trong Sanh Diệt. Bèn làm thinh không chấp mà vẫn bị PHÁP TÁNH cung đốn nơi CHẤP KHÔNG vậy.

Trên con đường tu phải lập BI TRÍ DŨNG, GIỚI ĐỊNH TUỆ cùng thi hành LỤC BA LA MẬT ĐA cho đầy đủ, chẳng có pháp nào là Pháp bỏ qua không tu, cần Trí Tuệ hiểu biết chừng nào quý chừng ấy, có công chịu đựng nhiều thì nơi hiểu biết càng nhiều, chớ vì Tâm cố tránh mà bỏ trôi, chớ sợ mình tu nhiều bị Chấp Pháp, nên sợ thả trôi tránh né hoặc tìm cách buông xuôi khi chưa đặng tỏ biết gọi là KHỞI CHẤP thì vô tình hay cố ý mình vẫn vướng vào PHÁP TÁNH CHẤP KHÔNG của PHÁP.

Đường tu cần phải tu trong vạn ngàn cái chấp của các Pháp đặng tỏ biết khỏi lầm mà Giác Ngộ thời không còn lấy một Chấp.

Nên vấn đề TẬN BIẾT rốt ráo đến NHẤT TÂM BẤT LOẠN thì chân thật rõ biết là: CHÁNH GIÁC chớ chẳng lấy đâu làm Giác cả. Nếu mong đạt đến như thế, thì phải nằm nơi Chấp, để tỏ rõ tận từ các Pháp Chấp. Khi tỏ đặng thì thật biết PHÁP TÁNH. PHÁP GIỚI. NHƯ LAI TẠNG. PHÁP THÂN. PHẬT TÁNH đồng với CHÂN NHƯ chung gồm được như thế thời đương nhiên NHẤT TÂM BẤT LOẠN. Bằng không như vậy thì dù cho không muốn loạn nó cũng phải loạn?

Khi đã toàn Giác thời thật biết sự liên kết của các Pháp linh động, sự di chuyển điều hành BỔN LAI của nó, không thể nào hỏi rằng: Tại sao nó phải di chuyển linh động điều hành, thật là vô ích của vô ích vậy.

CHỈ QUÁN

Nói đến TAM TẠNG KINH ĐIỂN của ĐỨC BỔN SƯ để lại đến ngày hôm nay đều là phương tiện Chỉ Quán đó là một điểm chân thật với bậc chưa hiểu biết. Còn đối với Bậc Đã Biết thì vẹn nguyên là Chân Lý thật sự không sai một mảy may nào cả.

Trong thời Ngài còn đang Hiện Thế, Ngài vẫn thường công nhận và nói năng rằng : Về CHÂN LÝ, CHÂN TÂM và BẢN GIÁC nó vượt tầm lý luận và ngôn thuyết qua bờ bên kia, khó chỉ và khó nói. Nếu có bậc Sở Đắc như TA mới biết đặng mà thôi.

Như vậy đủ biết CHÂN LÝ có chổ chỉ, CHÂN TÂM có nơi nói, BẢN GIÁC có quyết định, chớ chẳng phải vu vơ Thật Giả hay Giả Thật mới là Chân Lý, Chân Tâm, Bản Giác đâu. Nếu Bậc tu hành đã đến giai đoạn đó thì cũng nên cố gắng phá chấp tu tập cho đến nơi chốn căn bản hoàn toàn Chánh Giác vậy.

Bài CHỈ QUÁN về NHẤT TÂM bậc tu cần phải tỏ thông BẢY BÁU mà đoạt đến BẤT LOẠN. Nó cũng vượt tầm ngôn thuyết và lý luận không chỗ chỉ do Sở Đắc rốt ráo biết đặng thôi. Trong thời nào cũng vậy. Pháp nào nó cũng không hai hay sai khác gì do tại CHƯA BIẾT phải tu đến ĐƯỢC BIẾT.

Đối với nỗi niềm khó tả, khó nói. Nhưng bài nầy nói làm điểm tựa để CHỈ QUÁN như:

Đứng vào trạng thái hiện hữu có bậc tu hành rất Chánh Tín trọn TÍN TÂM, nhưng nó phải bị vọng tâm bất tín là vì sao?

- TÂM nào là VỌNG? TÂM nào lại CHƠN?

- PHÁP đồng với TÂM một gốc và chung với TƯỚNG một THỂ sao lìa Pháp bỏ Tướng cũng chẳng đoạt đến TÂM nổi?

- Vì sao phải nói đến Tâm, khi đã nói đến Tâm thì Tâm có thật, nếu Tâm thật thì sao lại có nơi TÂM THÔNG tu đến TÂM KHÔNG?

- TÂM nào là Tâm nghĩ đến Phật? TÂM nào là Tâm lìa Tướng Phật?

- PHẬT có quyền chăng? Nếu không có quyền thì làm sao đưa tất cả Chúng Sanh đến Giác Ngộ? Mà có quyền sao chẳng làm cho tất cả phải tu? Lại cần có TÍN mới tu đặng, bằng không TIN thì không tu đặng?

Những câu hỏi trên và trăm ngàn câu hỏi khác, không thể nào nói hết các thế chưa biết còn nghi. Hãy cố gắng nghe một cốt chuyện như sau: Nhờ cốt chuyện ấy may ra cổi giải được một phần nào để Trọn Biết mà đoạt đến NHẤT TÂM BẤT LOẠN chăng?

NGÀY XƯA THẬT XƯA:

Có một Bậc đã từng THẤY đồng BIẾT tỏ rõ tất cả BẢY BỘ. Nó không phải tự nhiên hay như nhiên gì mà nó vẫn liên tục câu kết giao chuyển trở thành Yến Sáng đủ màu sắc soi khắp, vì vốn sẵn nơi nó mà thôi.

Lúc bấy giờ có một số đâm nghi mà tự hỏi? TẠI SAO LẠI CÓ YẾN SÁNG KIA? Từ đó mới lập phương để tìm cho ra tận gốc của Yến Sáng mới thỏa mãn. Họ thảy đều nghi và DỰ ĐOÁN...? Kẻ thì nghĩ thế nầy. Người lại nghĩ thế kia. Bậc thời nghĩ thế nọ, trỗi lên trăm ngàn ức triệu, đến hằng hà sa số dự đoán cố chấp nhận không ai chịu kém ai. Bậc nào cũng công nhận mình đúng hay cao cống hơn cả...

Thế rồi tuần tự theo ý muốn chia phân: ĐÔNG TÂY NAM BẮC đến Tứ Hướng thành MƯỜI PHƯƠNG để xưng tụng cho họ. Họ lại dự đoán trong mỗi hướng Mười Phương có PHẬT TRỜI, THÁNH THẦN và CHƯ TIÊN lớn nhỏ ngự trị nhau, liền sanh mơ ước cầu mong thèm khát, trở thành Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới và hằng hà sa số Thế Giới vô kể. Từ đó giết nhau để bảo vệ sự cao cống của mình. Tranh nhau để cung đốn DỰ ĐOÁN nơi mình, sinh ra muôn ngàn triệu lối diễn mãi không ngừng.

Khi bấy giờ... Bậc đã THẬT BIẾT tận gốc mới nhìn đến! Bọn điên loạn chỉ biết nơi Dự Đoán Sở Cầu mong ước của mình mà phải tranh giành đua vạy chẳng biết bao nhiêu CÁI BÓNG dự đoán đòi bắt bóng. CÁI HÌNH mong cầu van xin. CÁI MUỐN vô lối phải than van cực khổ, tự mua chuốc lấy Cảnh Khổ vào mình. Vì đó mà thương hại nơi LẦM LẪN của họ, nên cốt đến giải mê để cho tất cả đều biết nơi lầm của mình.

Lúc đến nơi... Mới nhận NGHE sự khát vọng đòi cao cống, sự mong mỏi cầu kỳ theo Cái Muốn của mình lập ra. Bậc ấy thật biết rõ nơi nguyện vọng đảo điên nên nói rằng: Các ông mong cầu đến Tối Thượng, thì TA đây là Bậc VÔ THƯỢNG ĐẲNG CHÁNH GIÁC đây. Bọn mừng rỡ sung sướng liền thưa: Ông có phải là ĐỨC PHẬT chăng? ĐÚNG ĐÚNG TA LÀ PHẬT ĐÃ THÀNH. Rồi đây các Ông sẽ thành như TA.

Bọn ấy sung sướng liền kiểm điểm rằng: Từ lâu nay ta tự xưng là cao cống, chớ ta đã hiểu biết hơn ai nhưng chính thật đối với ta chưa có nơi toại nguyện tỏ rõ, chính chúng ta chỉ mong cầu cho gặp mặt được Đức Tối Thượng đẳng Phật đến ban cho chúng ta ân huệ mà ngày hôm nay gặp Phật ra đời, còn là Vô Thượng Chánh Giác nữa thật là phúc cho anh em chúng ta vô kể chắc chắn được toại nguyện.

Nghĩ xong đồng đảnh lễ cùng thưa: Bạch Ngài chúng con nơi Thế Gian người Phàm mắt thịt, xin TÔN NGÀI để chỉ giáo ban cho chúng con nhờ. Lúc bấy giờ Bậc Chánh Giác suy nghĩ rồi nói: TA nói thật với các Ông, TA cũng là THẾ TÔN HIỆN THẾ.

Từ đó Ngài thường giảng giải để cho bọn chúng được mau tỏ rõ. Nhưng chẳng ai nghe được tất cả lời của Ngài, vì sao? Vì mỗi người ngồi trước sự hiện diện của Bậc Chánh Giác mà họ vẫn nghĩ vơ vẩn theo niềm mong ước dự đoán khảo cứu tư riêng phần của họ, nên không nghe được. Khi mà có nghe được chút ít chăng là đúng với sở thích nguyện vọng nơi họ, thành thử Bậc Chánh Giác mới xuôi dòng để lần nói theo mọi người và cũng lần đưa cho họ được nơi TIN thật là rắc rối.

Có lắm bậc chúng đòi nhìn thấy CÕI TRỜI, có lắm người đòi NGHE tiếng nói trên hư không và BIẾT được huyền cơ trong Vũ Trụ Tam Thiên đến cố trợn mắt moi Tuệ làm đủ hình thức của khát vọng. Do đó Bậc Chánh Giác mới nói: TÂM CỦA CÁC ÔNG VỌNG ĐẢO. CẦN TU HÀNH ĐẾN THANH TỊNH TÂM mà đạt đến NHẤT TÂM BẤT LOẠN. Từ đó họ nhận lấy TÂM để tu. Đôi khi họ hỏi nơi nào thật, chốn nào giả, thì Chánh Giác nói : NÓ CŨNG THẬT MÀ NÓ CŨNG GIẢ.

Bậc Chánh Giác có nhiều lần nói các CÕI TRỜI trong TAM GIỚI. Nói CÕI PHẬT ở Tam Thiên, Nói CÕI RỒNG NGƯỜI ở nơi Ngoại Giáo, chỉ vì các Bậc Chúng đòi hỏi ước mơ. Đôi lúc nói CHÁNH BÁO, PHƯỚC THIỆN, nói THỌ BÁO của Ba đường ác, vì để tránh né sự hơn thua giành giựt xâu xé nhau. Khi nói ĐƯỢC lúc nói MẤT, khi nói ĐẮC, lúc nói KHÔNG, chính là một phương pháp Tối Diệu lần đưa về tận gốc của THẤT BỘ - BẢY BÁU. Từ lời nói của Bậc Chánh Giác đều Chân Thật, từ nơi nghe của Bậc Chúng đều vọng đảo mà bọn chúng vẫn cho mình chân thật nó mâu thuẩn giữa mâu thuẩn vậy.

Bậc Chánh Giác càng làm hay nói bao nhiêu thì Bậc Chúng lại càng THỌ CHẤP bấy nhiêu, do đó Bậc Chánh Giác mới nói: LỜI NÓI CỦA TA ĐÂY LÀ NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG, chớ chẳng phải ngón tay TA là Mặt Trăng, các Ông nên tự tìm lấy Bản Giác sẵn có nơi các Ông để Tỏ Ngộ.

Nội tình của Bậc Giác, cố đưa Bậc Chúng ra mọi sắc vọng bao nhiêu thì Bậc Chúng ghép Bậc Chánh Giác vào Hình Sắc bấy nhiêu thật là eo ngặt! Thế rồi Bậc Giác phải tùy thuận theo nhu cầu sở thích của mỗi Bậc mà làm tất cả các HẠNH, cốt cho CHỮ TIN để chỉ bày nên chi:CHÚNG SANH ĐA BỆNH THÌ PHẬT ĐA HẠNH.

Chúng đòi Quyền Uy thì Phật phải dùng quyền uy để nói. Chúng đòi TÂM, thì Phật phải giải BẢN THỂ TÂM. Chúng đòi thành Phật thời Bậc Chánh Giác phải LÀM PHẬT.

Chúng phân biệt nhiều, thì Phật phải nói TAM THÂN. TỨ TRÍ. NGŨ NHÃN. LỤC THÔNG cùng các Pháp TAM MUỘI. Chúng đòi bên kia bên nọ, thời Phật phải dùng bên kia, bên nọ mà giảng giải.

Khi Bậc Chúng mong biết nơi CÓ. Chỗ KHÔNG thời PHẬT nói: Nó cũng CÓ vì các Ông mơ ước thành tựu theo Sở Cầu mà nó phải CÓ, trở thành Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Lúc các ông Giác Ngộ thời Tam Thiên nọ đối với các Ông nó CÓ hay KHÔNG? Bậc chúng đồng thưa: BẠCH THẾ TÔN không.

Đúng như vậy khi ấy các ông đã đoạt đến BỔN LAI DIỆN MỤC CỦA BẢY BÁU thì nào có nơi Tâm mà Loạn Tâm?

Bậc Giác vì nơi lầm mà nói Pháp, nên chi Ngài nói: Vì các Ông nên TA nói Pháp, chớ chính TA không có Pháp. Nói như thế mà Bậc Chúng lại quan niệm PHẬT KHÔNG CÓ PHÁP. Nên thường làm thinh để Thành PHẬT.

Lúc Bậc Chúng nuôi ảo mộng cố định sở chấp thì Ngài nói:CÁC ÔNG LÌA BẢN NGÃ, thì Bậc Chúng lại tu về TỊNH PHÁP. Từ một phương nầy đến Pháp kia tùy thuận để chữa trị bệnh DỰ ĐOÁN, MƠ ƯỚC, VỌNG CẦU mà Ngài phải lập thành BI-CHÍ-DŨNG. GIỚI-ĐỊNH-TUỆ. Lục Ba La Mật Đa đến cuối cùng tu BÁT NHÃ để đoạt đến BẢY BỘ của NHẤT TÂM, nên có: TÂM đến TÂM THÔNG mà liền lạc Thật Giác đến TÂM KHÔNG sở chấp rốt ráo thật Giác BẢY BỘ liên tục có sẵn.

Hôm nay Hai Bốn tháng Mười Hai
Tôi viết bài NI chẳng Ái Hoài
PHẬT THÁNH an vui niềm diễn ảo
Phàm Phu mong đợi ánh NHƯ LAI
Nôm Na TAM THẾ xây hương khói
Nhộn nhịp TỨ TĂNG cố miệt mài
Nào hẳn đến, đi đâu có đặng?
Chung quy Tin Trọn đắc Hoàn Lai

TỊNH VƯƠNG KỶ NIỆM NGÀY 24 -12 CANH TUẤT

32. PHẬT PHÁP DO ĐÂU KHÓ NGHE KHÓ LÃNH HỘI?

PHẬT PHÁP trên con đường Giải Thoát, vì sao khó nghe khó lãnh hội? Vì chưa đủ căn bản nên khó nghe và khó lãnh hội. Nếu đủ điều kiện lập căn thì trái lại dễ lãnh hội và cũng dễ nghe Phật Pháp.

Trên con đường tu tập, cốt yếu là nghe Phật Pháp, lãnh hội được Phật Pháp, nó tạo ra rất nhiều phương thức và điều kiện để cho vẹn vừa với bậc nói Phật Pháp để mà nghe và lãnh hội. Nhưng chung lại có ba yếu điểm cho bậc tu trong buổi ban đầu phải có để mà nghe Pháp và lãnh hội Phật Pháp. Nếu chưa có hay thiếu khuyết thì vẫn khó nghe hiểu, khó lãnh hội đặng.

BA YẾU ĐIỂM ẤY LÀ: SAY ĐẠO - TIN ĐẠO - TINH TIẾN

VÌ SAO PHẢI SAY ĐẠO?

Nếu chưa Say Đạo phần nhiều nặng về ĐỜI hay CÁ TÁNH Bản Ngã. Đối với Thế Gian thì chìm đắm SẮC-THINH-HƯƠNG-VỊ cùng XÚC PHÁP ở nơi Ái Dục Ái Nịch kéo lôi nên không tu được, thì làm sao nghe Pháp mà thọ lãnh Phật Pháp?

Bằng không Say Đạo, tâm ý hoang mang nên nghe cạn cợt chỉ buông chìu theo ý muốn của Nghiệp làm sở thích, nên Nghiệp ngăn cản trở thành lười biếng, khi nghe Pháp không thích thú, buồn ngủ, uể oải, do đó khó nghe, khó lãnh hội Phật Pháp. Nên chi cần phải Say Đạo. Vì Say Đạo chính là lướt qua các trở lực của buổi ban đầu, cùng đi trên con đường Phật Pháp đến Giải Thoát Sanh Tử Luân Hồi vậy.

BẬC ĐÃ SAY ĐẠO:

Bậc ấy Mến Đạo rồi đến Hiểu Đạo cùng Biết Đạo. Khi Say Đạo, Mến Đạo trong thời gian đó đương nhiên hiền từ, biết suy xét những chuyện vặt mắc nhỏ nhen và dẹp bỏ Bản Ngã Tự Ái để Cầu Đạo , nên ít phân biệt giai cấp, thứ vị tuổi tác, miễn đồng bạn tu hành, đồng nghe Pháp và được hiểu biết Phật Pháp thì thú vị.

Nên chi phần nhiều trong lúc Say Đạo, các Trưởng Giả, đến Kỹ Sư, Bác Học, Văn Hào cùng Vua Chúa gạt bỏ tài sản, quyền uy mà đi Xuất Gia cầu nghe Pháp, lãnh hội Phật Pháp, thân tâm ái nịch ái dục họ chẳng mắc miếu chìm đắm, vì họ cho những vật dụng trong đời là miếng mồi Sanh Tử. Nhờ vậy mà Bậc Say Đạo gọi là Xuất Ly Thế Gian cầu Giác.

VÌ SAO PHẢI TIN ĐẠO:

Nếu chưa Tin Đạo hay Tin Phật thì không có đích để Tu trên con đường Phật Pháp. Nói đến Bậc chưa Tin còn có triển vọng một ngày nào sẽ Tin, họ còn hơn là đối với Bậc không Tin. Bậc không tin thường bị đi nơi đoạn kiến. Bậc đoạn kiến có quan niệm chấp nhận chẳng Sanh Tử Luân Hồi, không nhân quả. Ví như cái chén kia vỡ rồi thì vất, con người chết xong là mất, bậc ấy không tu được.

Còn đối với Bậc chưa Tin, hay chẳng vội Tin. Bậc nầy đã có một niềm Tin, nhưng bị Nghiệp thường cản, vì sao? Vì đôi lúc có gặp dịp để họ Tin, bởi họ thờ ơ buông trôi chưa Tin, cứ thế mãi lần lượt vì nặng ái nịch tình vợ chồng, con cái kéo lôi trôi chảy mãi, cứ thế dần dà theo lầm mê chìm đắm, nên gọi là có Tin nhưng chưa vội Tin cũng thế. Bậc đã Tin, cần nên có một căn bản để mà Tin, phải thực thi trong điều kiện đặng đến mức Tin vững chãi không ngừng mà nghe đặng Phật Pháp, lãnh hội Chân Lý của Phật Pháp. Khi có đầy đủ sự Tin thì nó liền tan dẹp các Nghiệp ngổn ngang nơi Thân Tâm để nghe đặng mà lãnh hội Phật Pháp. Chừng ấy mới tỏ biết cái giá trị Phật Pháp trên con đường Giải Thoát thật là vô giá, cứu cánh Giải Thoát không chi bằng. Buổi ban đầu tạo nên Đức Tin thường hay vấp phải mê tín, sau nhờ hiểu biết NHƯ PHÁP lãnh hội Phật Pháp, lần phá mê chấp mới đến trọn kính, Tin Vâng. Mấy ai buổi ban đầu đi đến đích đặng. Nhưng dù sao cũng gìn giữ Thiện Căn làm gốc là được.

VÌ SAO PHẢI TINH TIẾN

Tinh Tiến là một đích rất cần cho sự nghe Pháp và lãnh hội Phật Pháp để tu tập. Nếu không Tinh Tiến thì chẳng bao giờ thành tựu, đối với tất cả sự chi mà thiếu Tinh Tiến thời coi như sự đó bất thành thay, còn như Phật Pháp thì lại càng cần hơn nữa, vì vậy Bồ Tát cùng Thánh Tăng đều Phát Nguyện thù thắng để huân tập Tinh Tiến Bất Thối trên đường Phật Pháp đến TRI KIẾN GIẢI THOÁT. Tinh Tiến là yếu tố thành tựu quả vị. Tu không nhàm chán đến Bất Thối Bồ Tát. Nên chi Đức PHỔ HIỀN HẠNH mới tán thán khen tặng, đồng Phát Nguyện của Ngài Độ Sanh không ngừng nghỉ, còn hư không, còn vi trần, còn hơi thở là Hạnh Nguyện. Đời nầy hoặc đời sau, nếu ai tu hành Tinh Tiến chăm chỉ không ngừng thì Ngài sẽ Thị Hiện xoa đầu Khai Thị làm cho Trí Tuệ Viên Thông, Sở Đắc Chân Lý.

Đối với Tinh Tiến là một điểm cần thiết bậc nhất trong Ba Điểm trên vậy.

Ba điểm Say Đạo, Tin Đạo, Tinh Tiến mới liên quan mật thiết, nếu bậc tu hành nào thi hành thiếu khuyết hay áp dụng chênh lệch thì trên con đường tu hành nó bị sai biệt, khó nghe Pháp, khó lãnh hội Phật Pháp vô cùng. Bằng Bậc nào gìn giữ đều đặn, sửa chữa đứng đắn thì Phật Pháp trái lại dễ nghe dễ lãnh hội.

Ví như Say Đạo, Tin Đạo, nhưng thiếu Tinh Tiến thời làm sao tiến bộ được? Cũng như đến trường học mà không cần mẫn chăm chỉ khó thành tài. Bậc Tin Đạo-Say Đạo lại càng nuôi dưỡng dung túng biếng trễ. Chẳng khác nào mong đuổi kẻ trộm cướp mà chẳng hề mở miệng, chỉ lâm râm vái thì đời nào kẻ trộm cướp ra đi, nên chi thiếu Tinh Tiến thời sự nghe lãnh Phật Pháp chẳng sâu đậm, không sâu đậm tức là cạn cợt, đã cạn cợt liền sinh nhàm chán, thường bị về Tịnh Biệt mơ màng.

Bằng Tinh Tiến, nhưng không Say Đạo, Tin Đạo thì sự Tinh Tiến kia không thể gọi nó là Tinh Tiến, chỉ nói nó là kẻ siêng năng giỏi dắn thôi. Còn Tinh Tiến Đạo mà Tu chưa Say Đạo thì Bậc nầy tu Cầu Phước, chẳng phải bậc Tu mong nghe Pháp và lãnh hội Phật Pháp, hoặc Tu lấy lệ người Tu.

Khi bậc đã có đủ Ba yếu điểm trên thì Bậc ấy cũng đã từng gieo trồng Căn Duyên trong con đường Phật Pháp nhiều kiếp. Nhưng ban đầu vẫn khó nghe và nhận lãnh sai biệt, đến sau lần lượt hiểu biết mới lãnh hội đúng đắn, vì sao?

VÌ CON ĐƯỜNG PHẬT PHÁP LÀ CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO

Khi ĐỨC THẾ TÔN Ngài Thuyết Pháp đầu tiên cho Năm vị khổ Hạnh ở Ba La Nại Ngài nói: Nầy các Tỳ Kheo ở đời có hai cực đoan ta nên tránh:

THỨ NHẤT: Cực Đoan lấy lạc thú làm mục đích, điều ấy quá hèn và ngu xuẩn, chỉ dành riêng cho kẻ tiểu nhân.

THỨ HAI: Là Tu Khổ Hạnh, điều ấy làm cho con người thêm đau khổ, chỉ dành riêng cho kẻ mê muội.

Nầy các Tỳ Kheo, Phật Pháp chỉ tránh hai cực đoan ấy mà đi trên Trung Đạo, con đường ấy đoạt được Trí Tuệ, nâng cao Trí Giác đến tuyệt đích Giải Thoát hoàn toàn cho con người.

VẬY TRUNG ĐẠO LÀ GÌ?

Đó là con đường Chánh, không nghiêng ngã vào hai Cực Đoan nói trên, Ta đã từng kinh nghiệm hai cực đoan ấy. Trước kia Ta làm Thái Tử nếu đã khoái lạc ở đời, nhưng Ta nhận thấy những lạc thú ấy nhất thời, lại làm cho Ta hối hận băn khoăn mãi, sau Ta tu Khổ Hạnh nhưng lại thấy đớn đau và chẳng ích gì cho việc tìm Chân Lý, nên Ta thực hành vào Trung Đạo là con đường Kiến Thức tuyệt đích, nó giúp cho con người TRI KIẾN GIẢI THOÁT vậy.

Phật Pháp chủ đích đưa con người đến nơi Chánh Báo, nên lời nói Phật Pháp là lời nói Chân Thật. Do nơi nghe lãnh của từng lớp đảo vọng cực đoan nặng về một phía nên lời nói của BẬc nói Phật Pháp chúng sanh khó nghe, khó lãnh hội là vậy.

CŨNG NHƯ: Rất cần đến Say Đạo và Tin Phật, nhưng Tin Say nghiêng ngã quá trớn thì trở nên mê tín.

Như Tinh Tiến là cần mẫn để nghe Bậc Lãnh Đạo chỉ bày, phần Bậc Tu phải làm theo, nhưng nên tự lượng vẹn vừa chẳng chênh lệch nghiêng ngã về một bên quá nặng. Nếu cố gắng Tinh Tiến quá nhiều trở thành cố định Tu Luyện, thì vẫn khó nghe Pháp và khó lãnh hội Phật Pháp.

Con đường Trung Đạo là một con đường đi vào chính giữa Pháp Tương Đối đặng tỏ biết Pháp Tương Đối, không bỏ mà cũng chẳng lấy. Nếu nặng một bên gọi là Chấp Pháp, những sự kiện do đó mà khó nghe, khó lãnh Phật Pháp vì sao? Vì phần nhiều chỉ biết nghiêng ngã công nhận có một bên, thành ra cực đoan chìm đắm.

VÍ NHƯ: Say Đạo cực kỳ quá trớn, còn Tin Phật, Tin Pháp Môn cũng vô cùng, nên sự TIN SAY đó trở thành Cực Đoan Mê Tín. Cũng như sướng khổ, thương ghét, cao thấp đều là hai Pháp của Tương Đối. Nếu nhận bên sướng, thì có khi Thân Tâm sẽ khổ. Nặng bên thương có ngày vẫn ghét. Mong nghe Pháp cao thì chính Ta bị Tham trở thành Pháp thấp. Chi bằng tu hành cứ dung thông rằng: Ta chẳng sướng mà cũng không có khổ thì liền tìm được gốc của nó là sướng khổ do cái ham muốn mà thành. Cứ gìn giữ sự tu hành hay nghe Pháp có một độ lượng dung thông, tham cầu nhưng không quá trớn, tìm hiểu mong đến biết nghe chớ đừng nghĩ rằng nghe cho thật nhiều mà chính ta chẳng suy gẫm để hiểu biết.

Đối với sự nghe Phật Pháp trên con đường Trung Đạo chẳng khác nào như kẻ cầm sợi chỉ để xâu vào lổ kim. Ít nhất sợi chỉ phải se cho thật thẳng, mắt phải chăm vào lỗ cây kim, xâu vào giữa đích lỗ kim, nếu lệch qua một bên là sai, xâu không đặng. Nghe Pháp cùng lãnh hội Phật Pháp cũng thế.

Nghe Phật Pháp ta chớ đặt nơi mơ màng truy cứu cầu kỳ phán đoán. Ta chỉ cầu suy nghĩ Tự Tánh nơi ta để nhận thức Phật Pháp thì mới mong kết quả Chân Chánh.

Cũng như làm lành thì có Phước, làm dữ bị mang họa, thì Bậc tu nên tạo có Thiện Căn hơn là van vái cầu Phước mà chính mình hung dữ. Như Tu là sửa các đố tật ích kỷ thù ghét Tâm sanh sân hận, chớ chẳng phải Tu để cố luyện ngồi yên Niệm Phật mà ai động đến Bản Ngã nơi mình ích kỷ thù ghét sân hận làm cho Thân Tâm mắc miếu vào mê lầm. Đó chính là con đường CHƠN TÁNH TỰ TÁNH PHÁ MÊ CHẤP để nghe Pháp và để lãnh hội Pháp vậy.

TỊNH VƯƠNG KỶ NIỆM NGÀY 24 -12 CANH TUẤT

30. HÀNH THÂM PHÁP GIỚI

HÀNH THÂM PHÁP GIỚI là một MÔN chính yếu tu cốt để giải mê lầm, khi đặng thâm nhập các Pháp tỏ biết tỉ mỉ thời liền Trọn Giác, như vậy gọi là BÁT NHÃ TRÍ.

Hành Thâm Pháp Giới lại dành cho những Bậc tu hành có Thiện Chí đồng với Nhất Tâm, bậc ấy phát Đại Nguyện hay tìm đặng Chơn Tánh tu cầu TỎ TÁNH lướt qua các Nghịch Cảnh chẳng bao giờ vướng phải ba Pháp ĐOẠN-DỊ-DIỆT cốt nương theo TƯỚNG PHÁP đặng sở đắc CHÂN TƯỚNG nhờ vậy mà Trí Tuệ dung thông, Thân Tâm Tự Tại chiếm đặng Đại Bi thi hành Hạnh Nguyện trong Hành Thâm Pháp Giới cỗi giải tất cả Mê Lầm đặng Không Lầm trọn biết Tổng Trì Đà La Ni Tạng hoàn toàn Giải Thoát.

PHÁP GIỚI là một Pháp tất cả đều phải lầm nhận Thọ Chấp, nên tự mình đem buộc lấy mình mà chẳng hay biết đành chịu làm Chúng Sanh Giới.

PHÁP GIỚI là một Pháp do Khởi thọ chấp trở thành lòng THAM CẦU mong muốn, đến lúc tu hành lại trở qua đường tu luyện nên chi mới có Cảnh Giới TIÊN THẦN mà phát sinh TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI lại cùng nhau canh giữ cho đó là của mình an trụ , nên nó trở thành ĐỘC TÔN CAI QUẢN. Do như thế nên đương nhiên nó lại là Bờ Ngăn Kiên Cố, nó làm cho tất cả khó Tri Kiến Giải Thoát.

Bậc tu hành cầu Tri Kiến Giải Thoát nên lìa Tướng Thọ Chấp, chẳng vì PHƯỚC LỢI Hữu Vi nhỏ nhen để mong an trụ. Bậc ấy vì Tri Kiến nên Phát Bồ Đề Tâm cùng Năm Nguyện, cốt nương theo Vạn Pháp thấu tỏ thật biết chu đáo Vạn Pháp đặng khỏi lầm mà Giác Ngộ, lối đó gọi là HÀNH THÂM PHÁP GIỚI.

Khi thật biết Pháp Giới nó có từng giai đoạn, do sở chấp của mỗi Bậc tu chứng mà thành hình trong Pháp Giới, hay Chúng Sanh sở chấp thành hình Bản Ngã, hoặc Tiên Thần do năng chấp nó thành hình Cảnh Giới, từ thấp đến cao, từ nơi Tịnh đến Bất Tịnh trong Tam Thiên Lục Đạo. Lúc biết tỏ rõ như vậy liền sở đắc TAM THÂN, TỨ TRÍ, NGŨ NHÃN, LỤC THÔNG. Đó chính là một quyết định Không Hai đối với bậc tu Chứng Ngộ Thâm Nhập Pháp Giới vậy.

Thật ra PHÁP vốn nó không có Giới Hạn gút mắc, bởi phân biệt thọ chấp nên trở thành giới hạn vướng mắc, khi đã vướng gút mắc đương nhiên có PHÁP GIỚI. Từ Pháp Giới cố thủ để nhận chịu liền sinh Cảnh Giới an trụ.

PHẬT NÓI:Chúng Sanh duy chỉ lầm nhận một pháp liền có Vạn Pháp quay quần ràng buộc, nên phải chạy theo Vạn Pháp diễn biến Sanh Tử Luân Hồi.

Bồ Tát khi biết các Pháp di chuyển vì Thể Tánh nên xuôi dòng Hành Thâm đặng Tỏ Biết đến rốt ráo chân thật, gọi là Hành Nguyện Độ Sanh vậy.

PHÁP. Ví như một cuộn dây suôn sẻ, từ đầu đến cuối không có phân đoạn hay gút mắc.

Khi nó có Gút Mắc. Bởi kẻ kia đem nó thắt, thành gút để mắc nơi gút, lại thắt nên hình Con Hạt, Con Rít, Con Rồng hay Con Phượng cùng các con khác. Tùy theo sở thích của mỗi người, mỗi bậc, mỗi kẻ tự thắt lấy thọ chấp trở nên BẢN NGÃ, từ Bản Ngã nung đúc trở nên Cảnh Giới, chui vào Cảnh Giới Hình của mình thắt nhận là mình mà Sanh Tử.

Vì lầm PHÁP nay tu cốt thật biết đặng khỏi lầm. Nên Pháp Môn HÀNH TƯỚNG Pháp đặng thâm nhập các Pháp đến không lầm, gọi là Hành Thâm Pháp Giới. Bậc Hành Thâm để tỏ rõ mối giềng của mình trước kia đã lầm, cùng tất cả đang sai lầm phải bị đặt mình trong Pháp Giới đến Cảnh Giới.

Bậc tu rất cần thật biết các Pháp, đến biết THỂ TÁNH Pháp và biết sự di chuyển tác dụng ích lợi, không ích lợi mỗi Pháp. Lúc chấp nhận Pháp thì nó sẽ ra sao? Bằng không chấp nhận. Bị chấp nhận nó thế nào? Qua các Pháp cầu tu học Hành Thâm nó lợi ra sao? Nếu Pháp nó đứng về HỮU khi nó di chuyển thành TƯỚNG, nó trả nơi KHÔNG TƯỚNG thì nó về đâu? Bằng Pháp đang ở nơi VÔ thời nó yên trụ hay diễn hành nên Tướng, mà Tướng nó diễn những gì? Bậc ấy lại biết dùng đúng lúc, nói Pháp đúng chiều. Đó chính là những điểm tối cần đưa Bậc thi hành thâm nhập Pháp Giới đến Viên Thông BÁT NHÃ TRÍ vậy.

Bậc tu nên tìm hiểu sâu rộng, nghi chấp mà phá chấp, chớ vì BẢN NGÃ tu có một chiều. Cũng như: TỊNH thời gìn giữ có Tịnh thôi, ngoài ra chẳng dám nghĩ để hiểu biết thêm bên ngoài vì sợ Động thì thật khó Tỏ Thông các Pháp? Do đó thường bị Chướng Ngại đến DỊ DIỆT đâm ngỡ mình cao cống hay mơ màng.

Bởi lầm Pháp. Trở thành PHÁP GIỚI chịu làm trong Giới Hạn Chúng Sanh. Đến nay chủ đích tu đặng Tri Kiến Giải Thoát thì không ngoài phải HÀNH THÂM PHÁP GIỚI để phá mê mờ lầm chấp. Như có một người lầm uống Độc Dược thì phải uống thuốc Giải Độc. Lúc hết lầm tức là Khỏi Mê, do đó tu hành phải nương theo Vạn Pháp Vạn Hạnh cốt Tỏ Biết đoạt đến Giác Ngộ. Đó là một quyết định trọng yếu mà tất cả các Thánh Tăng từ ngàn xưa đến nay đã tu đến Sở Đắc CHÂN LÝ TRI KIẾN PHẬT.

Nhưng khi đến TRI KIẾN PHẬT chưa hẳn đã thành PHẬT. Còn Đắc CHÂN LÝ cũng chưa hẳn tận hưởng Chân Lý, Vì sao? Vì chưa tận dụng Chân Lý rốt ráo thời chưa thể nào Tận Hưởng. Cũng như: TRI KIẾN PHẬT chưa Hành Thâm PHẬT TRI KIẾN do đó mà chưa thành PHẬT.

Bậc Tri Kiến Phật tỏ rõ Phật Pháp, rất cần sự thu nhiếp các pháp cho được rõ thấu tỉ mỉ các Pháp thi hành Tròn Nguyện mà đoạt đến Phật Quả. Bằng nhìn các Pháp vốn KHÔNG vội Chấp Không an trụ vẫn vướng vào Pháp Giới, hay nó cũng Không mà cũng Có mơ màng chẳng quyết định tỏ rõ thời vẫn Pháp Giới Vô Minh che tủ.

CŨNG NHƯ: Một Vị Vua lên ngôi chẳng biết chi cả, các Nịnh Thần cai quản chủ trị, bảo sao nhà Vua kia cũng nghe theo thì có hơn chi Dân Giả chăng? Vì sao? Vì chưa thấu tận.

Bậc TRI KIẾN PHẬT Thâm Nhập Pháp Giới trọn vẹn Bát Nhã Trí trên đường tu PHẬT TRI KIẾN chu đáo thì CHẲNG KHÁC NÀO: VỊ TÂN VƯƠNG kia lên ngôi Cữu Ngũ, chưa được biết việc Bình Trị và chưa rõ tánh tình của các hàng Quan Chức Trung hay Bất Trung, lại chưa thật rõ chu đáo lòng Dân cùng công việc Quốc Nội và Đối Ngoại. Nên cần xem xét hay nhờ Quan Cận Thần Nhiếp Chánh dạy dỗ chỉ bày rành mạch, trong một thời gian biết rõ tỉ mỉ đúng đắn khỏi lầm mới Ngự Trị. Bậc Tri Kiến Phật nên Hành Thâm Pháp Giới gọi là Phật Tri Kiến cũng thế.

Hành Thâm Pháp Giới chính là một Pháp tối cần trong con đường tu BỒ TÁT HẠNH, khiến cho Tâm Thù Thắng biết giá trị Tự Tánh Tỏ Pháp. Nên chi Bồ Tát thường phát Đại Nguyện để vững vàng đến Tròn Nguyện, mỗi một Bậc tu có thể lập Vạn Hạnh, thực thi Vạn Nguyện, khi thanh tịnh, lúc chẳng thanh tịnh, khi thuận hành, lúc nghịch hành, cùng nơi ăn chốn ở với Chúng Sanh các cấp không chướng ngại phân biệt Thánh Phàm. Bậc ấy vào Phàm Phu nhưng không xa Thánh Ý, từ một có thể hóa ra vạn ức bậc trở về một bậc, mà chẳng mấy ai hay biết, từ yên tịch bậc ấy, qua muôn ngàn Cảnh Giới, vạn ức Cảnh Giới, vô lượng Cảnh Giới khi trở về yên tịch không một ai hay biết.

Lại có thể làm Bồ Tát Đạo trang nghiêm, đến Bồ Tát Hạnh Tinh Tấn, qua Bồ Tát Hải nói năng thông đạt cùng Bồ Tát Hùng, Bồ Tát Lực, Bồ Tát Nhẫn chẳng kiên sợ các chướng đối, nhẫn nhịn các nhỏ nhen Tâm không phiền trách, đến Bồ Tát Tuệ, Bồ Tát Dũng, Bồ Tát Nguyện, Bồ Tát Bất Thối, Bồ Tát Diệu Thắng, Bồ Tát Diệu Âm, và Bồ Tát Hành Thâm Tối Thắng, do đó mới đầy đủ sự Kiên dũng nghị lực qua từng lớp lang PHÁP GIỚI NGĂN BIỆT. Bậc ấy đối với các Pháp Giới như món đồ dùng, món ẩm thực, món y áo, món nhà cửa anh em mật thiết, vườn tược không còn chướng ngại, lại khỏi vui thú vì đặng trọn biết PHÁP GIỚI LÀ PHẨM TRỢ ĐẠO. Nhờ thế mà Sở Đắc NHÃN TỊNH thấu tỏ sự Kín Nhiệm của NHƯ LAI TẠNG cung kính, Cúng Dường Tán Thán NHƯ LAI chẳng ngớt.

Lúc bấy giờ thật biết vô số, vô lượng, vô biên Pháp Giới, từ LÝ Pháp Giới đến SỰ Pháp Giới thành Pháp Giới Bờ Ngăn lớp lang tỉ mỉ như Cát Sông Hằng. Nếu kẻ tu hành củng cố thọ chấp thời thật khó thành tựu, phải bị trong Pháp Giới đóng khuôn gọi là Chồi Khô Mộng Lép vậy. Nơi hàng Bồ Tát Hành Thâm Pháp Giới mới biết ích lợi đi trong các Pháp tỏ biết đến Chánh Giác, do đó nên chi:

THUỞ CÒN PHẬT. PHẬT BẢO VỊ BỒ TÁT RẰNG:

Ông nên đến xứ sở nọ đặng giúp cho dân xứ sở ấy đặng an lành. Lúc bấy giờ Vị Bồ Tát vâng lãnh.

PHẬT NÓI: Ông đến xứ sở thì dân xứ sở ấy họ hay cãi vã mắng nhiếc thịnh nộ, thì Ông nghĩ thế nào?

Vị Bồ Tát thưa: Bạch Thế Tôn. Con thích lắm, con còn biết ơn xứ sở ấy, vì sao? Vì họ cãi vã mắng nhiếc thịnh nộ con, con liền được tịch tịnh tâm không thù oán, do đó con biết ơn họ, vì họ chẳng đánh con.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn Ngài hỏi: Nếu xứ sở ấy họ đánh Ông thì Ông nghĩ thế nào? Bồ Tát thưa: Họ đánh con thì họ giúp cho con mau tiêu rỗi nghiệp, con còn biết ơn họ vì họ chưa giết con.

Phật hỏi: Bằng họ giết Ông thì Ông nghĩ thế nào? Bồ Tát thưa: Nếu họ giết con thời con vẫn biết ơn, vì nhờ họ mà con đặng tròn nguyện Nhập Niết Bàn.

Khi ấy Phật khen và nói: Phải, phải, Ông thật là có tâm chí căn bản cầu pháp để tỏ pháp, thêm Đại Nguyện rộng rãi vào các Pháp khó khăn chẳng sinh tâm nhàm chán thật là Tối Thượng, kẻ chửi mình sanh tâm Đại Hỷ, kẽ đánh mình sanh tâm Đại Bi, kẻ giết mình sanh tâm Đại xã thật là quý vô kể. Nầy Bồ Tát: Hạnh Nguyện Thù Thắng của Ông như vậy, thì dù cho PHÁP GIỚI nọ, có tăng lên gấp trăm lần cũng không thể nào cản ngăn Ông được, vì sao? Vì với đích Ông được biết mối lợi ích của sự tu tập HÀNH THÂM PHÁP GIỚI, thì các Giới kia chính là PHẨM TRỢ ĐẠO BỒ ĐỀ. TA khuyên từ đời nầy, đến đời sau nên noi gương Ông mà tu tập.

TA chỉ tiếc cho những bậc kém căn thiểu trí thường trụ vội chấp mà đã lầm lẫn bởi Pháp, khi tu lại nhận Pháp để Sa lụy Pháp Giới cho là ĐẶNG hay ĐẮC. Bậc như thế chẳng phải do họ, nhưng do tại Tâm nhỏ nhen eo hẹp mà đến nơi củng cố tu cầu mong muốn riêng biệt. Họ tự đem THỂ GIÁC bao la rộng rãi chẳng khác đem BIỂN kia để vào LỔ CHÂN TRÂU cho là GIÁC Chứng Đắc.

Ông nên biết có BA điểm lầm tai hại cho Bậc tu đáng kể:

THỨ NHẤT LÀ: Tránh né Pháp đòi xuất ly Thế Gian để thọ chấp nơi tu luyện PHÁP GIỚI thành tựu Pháp Giới Ảnh.

THỨ HAI LÀ: Máng danh cho PHÁP là Ô NHIỄM TRẦN CẤU ÁC THẾ nên thường bị Ô Nhiễm Trần Cấu Ác Thế trói buộc thân tâm
mà không hay biết.

THỨ BA LÀ: Gia Công Trừ Diệt các Pháp, chẳng chịu hiểu biết nên phải chịu Diệt. Những Bậc cố chấp như thế khó tìm Pháp sâu đậm vi diệu, chỉ diễn nói Thiện Căn cầu phước gieo duyên mà thôi, vì sao? Vì họ tu theo cái Muốn nên hay NGHI NGỜ cùng xa lánh yếu hèn, Ông nên nhớ lấy.

SO ĐOẠN TRÊN CỦA BỒ TÁT. HÀNH TƯỚNG TỎ PHÁP

Chứng tỏ con đường tu rất cần đến sự hiểu biết các Pháp ngăn biệt hay chẳng ngăn biệt, giới hạn của nó làm cho tất cả đều phải lầm nhận. Tuy nhiên ta hiểu biết các Pháp nó như thế, nhưng nó vẫn đứng trên mặt LÝ PHÁP GIỚI mà thọ chấp, khi ta thi hành Hạnh Nguyện đến nơi, đến chốn, tận từ thực thi SỰ SỰ PHÁP GIỚI, chừng ấy sự biết của ta có một giá trị Thật Biết vô kể. Nên Bồ Tát thường qua tất cả pháp ĐỘNG để GIÁC, còn về TỊNH của ĐỘ thôi.

Sự tu nó phải có công năng mới đem đến Cái Biết vững chãi, có Hạnh Nguyện Độ Sanh mới đưa đến LÝ SỰ diệu thâm. Bằng tu dùng sức TƯỞNG hay ĐỊNH hoặc ĐỊNH TƯỞNG để an trụ thì vẫn vướng vào SANH DIỆT PHÁP GIỚI, vì sao? Vì ĐỊNH hay ĐỊNH TƯỞNG SANH thì có ĐỊNH TƯỞNG DIỆT, đó cũng là sự lầm lẫn không nhỏ của các Bậc tu thường vấp phải. Chỉ có HÀNH THÂM PHÁP GIỚI Lý Sự Đồng Song Tự Tánh Tỏ Biết chân thật thì rốt ráo.

Khi chưa có sự biết tận từ, thân tâm chưa rốt ráo hãy còn nghi, thời nên nhớ vẫn còn Sở Chấp, mặc dù là không chấp, nhưng nó vẫn chấp. Do sự rốt cùng tỉ mỉ khó nhận của TÁNH PHÁP năng chấp của NGHIỆP SỞ TRI bậc tu phải vướng vào Pháp Giới, nên Bồ Tát mới nhất tâm tu mãi không ngừng, còn một hơi thở của ỨNG THÂN là còn phải hiểu biết, còn phải nương theo BỔN NGUYỆN chẳng dừng vậy.

PHÁP GIỚI thời nó muôn trùng vạn ức Na Do Tha, khó kể nổi. Từ khởi nghĩ hiểu biết LÝ PHÁP GIỚI trong Vũ Trụ trùm khắp gọi là PHÁP THÂN. Khi Bậc tu hành hiểu biết viên thông Đắc CHÂN LÝ PHÁP THÂN thì đối với tinh thần tự tại diễn nói vô ngại Thân Tâm tịch tịnh. Nhưng đối với hoàn cảnh hiện tại hãy còn mắc miếu gay cấn nó làm cho tự mình hồ nghi với sự SỞ ĐẮC của mình thành thử không công nhận được nơi TU CHỨNG PHÁP THÂN mơ màng vì NHỊ THỪA Chướng Đối.

Vì vậy mà ỨNG THÂN phải ĐẮC CHÂN LÝ: Nếu Ứng Thân Đắc Chân Lý thời phải làm thế nào thi hành Vạn Hạnh đi trong Vạn Pháp SỰ SỰ PHÁP GIỚI để THÂM NHẬP PHÁP GIỚI tỉ mỉ, lại làm cho tất cả chúng sanh có lợi, đồng với mình được lợi, đưa chúng sanh TRI KIẾN mình đặng TRI KIẾN, đem chúng sanh GIẢI THOÁT mình đặng Trọn GIẢI THOÁT, chừng ấy BA THÂN VIÊN MÃN mới rốt ráo ĐẠI NIẾT BÀN, đó chính là một điểm cần ghi nhớ.

Từ Ba ĐỜI PHẬT đến Chư Bồ Tát tất cả thảy đều đi nơi Hành Thâm Pháp Giới đến rốt ráo Chánh Giác Bất Nhị, nên chi Hành Thâm Pháp Giới chính là một Pháp Tối Thượng Vi Diệu khó nghĩ bàn một khi Bậc tu Đắc Pháp, ngộ chân từ Bậc, tỏ Lý diệu thâm qua Bờ Bỉ Ngạn rốt đến Bát Nhã Trí, thời đối với Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới bậc ấy chỉ khẻ đầu ngón tay thôi.

Bậc THÂM NHẬP PHÁP GIỚI có thể từ một cái ĐẦU hóa ra trăm ngàn vạn ức cái Đầu, từ hai tay có thể hóa ra muôn triệu cánh tay mà chẳng mấy ai hay biết, họ đều ngỡ là Bậc ấy ngồi yên tịch tịnh đi đứng ăn nằm như họ.

Bậc Thâm Nhập Pháp Giới tỉ mỉ rốt ráo, có thể đi trăm ngàn vạn ức triệu Thế Giới trong một Sát Na, có thể phân thân đi Cúng Dường TAM THẾ PHẬT trong một chốc lát đầy đủ các QUỐC ĐỘ, lúc trở về không mấy ai được hay biết, họ chỉ ngỡ bậc ấy ngồi yên Tĩnh Tọa như họ.

Bậc HÀNH THÂM PHÁP GIỚI Sở Đắc trọn vẹn các Pháp không thiếu sót. Bậc ấy chỉ đưa qua tầm mắt quan sát có thể nhìn thấy các Cảnh Giới đua chen, giành giựt dưng bông, lễ bái, hát xướng ca nhạc từ cõi Trời đến các từng Trời, từ Cõi Tiên đến các Chư Tiên, Sắc Giới đến Vô Sắc trùm khắp tỉ mỉ không thiếu một khẻ động Tam Giới vậy.

HÀNH THÂM PHÁP GIỚI nó có lợi tột đỉnh, nó có ích khó nghĩ bàn. Nó đưa bậc tu đến VÔ THƯỢNG, nó lại lừa kẻ thọ chấp đóng thành khuông đến Tỷ Kiếp khó thoát sanh, nó chính là tối diệu thậm thâm của Chư PHẬT tán thán, Chư BỒ TÁT Cúng Dường, Đảnh Lễ Chiêm Ngưỡng thật vô kể vô kể vậy.

NAM MÔ ĐẠI NHỰT NHƯ LAI PHẬT

29. TRÒN DUYÊN

TRÒN DUYÊN chính là một Pháp của TỐI THẮNG DIỆU ÂM PHẬT. Ngài đã từng chỉ bày nói năng cho tất cả TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI. Nhưng mấy ai nghe, làm đặng. Vì sao?

Vì tất cả chỉ mong muốn đòi hỏi: TĂNG.

Bởi TĂNG nên CẤU, Vì Cấu mà tạo thành Nghiệp để mê mờ, đồng nương theo mê ấy, đòi hỏi CHÂN THIỆN MỸ?

CHẲNG KHÁC NÀO: Có vị Trưởng Giả kia, giàu sang tột đỉnh của cải tiền bạc dinh dư vô số. Trưởng Giả có một đứa con tuổi còn thơ nên khờ khạo.

Một hôm Cậu Bé nghe ngoài thành có đám Hát, Cậu liền mon men đi xem. Khi xem xong Cậu trở về liền phát sinh mơ ước: Phải chi mình có được Bộ Áo và Cân Đai hay khuôn mặt HỒNG TÁO thời thích biết là bao. Cậu có ngờ đâu là Mặt Hồng Táo họ vẽ. Cậu có biết đâu Áo Giáp đóng tuồng, nên ngỡ thật Cậu ước ao đòi hỏi.

Thế rồi Cậu bỏ nhà ra đi để tìm cho được Mặt Hồng Táo và Áo Giáp Cân Đai. Cậu đi mãi ngày kia đến một Thành Phố Chợ Quán. Cậu nhìn thấy có bán Áo Giáp sặc sỡ, Cậu nào có biết nên Cậu nghĩ thầm... Ta đã tìm đặng Áo Giáp, chỉ còn cái mặt của Ta thay đổi là xong.

Cậu bèn vào xem, lúc xem xong theo ý nghĩ của Cậu, nên lấy Áo Giáp ra đi. Kẻ bán hàng đuổi theo bắt lấy lại bộ Áo Giáp. Cậu đâm ra phiền trách kẻ bán hàng đã ỷ thế cướp giật Áo Giáp của Cậu đã tìm ra, nhưng không được hưởng. Thế rồi Cậu nghĩ phải chi mình lớn mạnh thì người kia làm gì dám cướp đoạt Áo Giáp mình đã tìm ra. Từ đấy Cậu nuôi hy vọng lớn khôn tìm Áo Giáp và làm sao trở thành mặt HỒNG TÁO.

Ngày qua ngày.... Cậu quên mình là con của một vị Trưởng Giả. Cậu phải đi lang thang cầu thực, từ nơi nầy đến chốn nọ, khi ở Đình lúc nằm Chợ. Nhưng nào có quên sự mơ ước Áo Giáp Cân Đai mặt mày trở thành khác Chúng?

ĐÓ CHÍNH LÀ:

-Tất cả mong muốn đòi hỏi TĂNG gốc mê lầm sai biệt, nên từ BẢN THỂ CHÂN NHƯ Thường Còn Bất Biến, lại vọng khởi lần mơ theo mơ, tưởng thật, đòi thật chốn mơ. Chẳng khác câu chuyện Cậu Bé.

Nên Phật nói là Hư Vọng Điên đảo. Lầm nhận Huyển Hóa làm Chân Thật. Còn nơi Chân Thật không nhận, cho là Huyển Hóa.

VỀ PHẦN TRƯỞNG GIẢ:

Từ lúc cậu bé ra đi. Trưởng Giả cho tất cả những người hầu cận thân cận tìm khắp nơi không gặp. Ngày đêm năm tháng trôi... Trưởng Giả mong đợi, vì tuổi cao già đến, lại thêm phần giao Tài Sản cho Cậu Bé. Nhưng không gặp...

Thế rồi một hôm. Các người hầu cận và thân cận, tin cho Trưởng Giả biết đã gặp Cậu Bé. Trưởng Giả mừng rỡ sắp sửa đón con. Nhưng các hầu cận thân cận đồng thưa: Kính thưa Trưởng Giả chúng tôi gặp đặng Cậu, cùng nhau đến gần Cậu, thời Cậu sợ hãi xem chúng tôi như là bọn ĐỒ TỂ đến ví bắt con lợn. Cậu lẫn trốn la hét, không còn nhớ ra chúng tôi nữa, do đó không đem về được.

Trưởng Giả suy nghĩ và nói với các người. Phải rồi, phải rồi! Có lẽ, có lẽ: Con của Ta, vì xa cách Ta lâu ngày nên quên hẳn. Vậy Ta cùng các Ông đến gặp nó. Sau sẽ dùng phương Pháp đưa nó về. Nói xong Trưởng Giả cùng các Hầu Cận thân cận đồng đi...

Đến Làng Nhỏ xa Đô Thị, có một Chợ lá chòi tranh. Khi ấy các Hầu Cận mới thưa chỉ cùng Trưởng Giả nơi Cậu Bé ẩn náu. Trưởng Giả lần bước đến nhìn thấy Con thân thể tiều tụy. Trưởng Giả vội bước đến để nắm tay, thời Cậu Bé sợ hãi lùi bước, nét mặt xanh nhợt thất thanh hét và chạy lẫn trốn. Chẳng khác nào Trẻ thơ bị Voi rượt vậy. Trưởng Giả nhìn theo Con thương hại.

Sau khi ấy bèn nói với các Hầu Cận và Thân Cận: Con của Ta, nó lầm bị NGŨ ĐỘC nên chi sự NGHE THẤY BIẾT sai biệt mà quên hẳn Ta, quên hẳn các Ông, quên hẳn vườn tược đất đai của cải tài sản của nó. Vậy các ông nên vì Ta mà tìm tất cả phương pháp tùy thuận theo sự lầm lẫn của nó mà dìu dắt nó trở lại BỔN LAI cũ.

Các Ông cũng nên nhớ: TA chỉ vì con, nên lúc nó thơ ấu Ta sợ nó sai lạc, nên TA có khâu vào trong chéo áo của nó một tấm ngọc LƯU LY. Trên tấm ngọc có khắc bốn chữ: BỔN LAI HOÀN CHÂN. Lúc các Ông xem xét nếu con Ta bớt sự lầm mà nhận được TA, thời các Ông tháo tấm khảm ngọc để con TA TIN NHẬN cùng về với Ta. Dặn dò đâu đấy xong, Trưởng Giả bèn từ biệt Thân Cận Hầu Cận mà trở lại Gia Trang.

Còn phần các Thân Hầu Cận cùng nhau nghĩ bàn, sắp đặt lề lối ăn mặt cùng cử chỉ nghèo khổ hay đi lang thang, và tập nói năng thèm muốn, y như Cậu Bé để gần Cậu. Cậu khỏi sợ.

Đến ngày được gần, thời gian tìm hiểu, biết đích Cậu bị vọng đảo sai lạc mà mộng ước, ÁO GIÁP CÂN ĐAI với khuôn Mặt trở nên HỒNG TÁO. Khi ấy các Thân Hầu Cận mới bàn tính, đồng thời lập ra một GÁNH HÁT cốt cho vừa vẹn với sự mơ của Cậu để gần hoặc dạy dỗ Cậu cho thoát khỏi nơi lầm về chung cùng với Trưởng Giả.

Từ ngày CẬU BÉ được vào GÁNH HÁT, Cậu rất thích cố công tập HẠNH cùng các ĐIỆU BỘ như: Đi Đứng Nằm Ngồi uy nghi phải lối. Cậu nuôi tất cả niềm TIN để đoạt đến MẶT HỒNG ÁO GIÁP cùng là Phướng Lọng Tràng Phan sung sướng giàu sang theo chí nguyện của Cậu. Lúc Cậu đặng vui, là lúc các Thân Hầu Cận khen hay bày cho Bài Hát, hoặc đã thuộc được bài, khi Cậu buồn vì mộng ước chưa thành hay nôn nóng chưa cho mình có ĐỊA VỊ trong tuồng hát.

Những trạng thái ấy, làm cho Thân Hầu Cận phải tùy lúc dạy dỗ, tùy khi nói năng, lại tùy theo kiểu cách để lần đưa hiểu biết cho Cậu được giải mê lầm. Nhưng Cậu nào có biết sự nhọc nhằn của Thân Hầu Cận, nên đôi lúc oán thương lẫn cùng thương oán, sự nghi ngờ ấy có hàng vạn lần triệu lớp, cứ thế mãi đến khi Cậu được hiểu biết rằng:

ÁO GIÁP MẶT HỒNG. Chính là thứ lớp diễn tuồng chẳng phải là Mục Đích. Từ đó Cậu sinh ra suy nghĩ: TA SẼ VỀ ĐÂU? Với bao suy nghĩ khác. Nhưng lạ thay! Cậu muốn xa lìa GÁNH HÁT, khỏi chỗ đóng tuồng mà chẳng đặng. Vì nó cứ lãng vãng khuôn mặt HỒNG TÁO ở chốn CÂN ĐAI. Cậu in tuồng đứng giữa cảnh phân vân. Chính Cậu thời Cậu cũng khó mà hiểu Cậu. Thế rồi một ngày Quyết Định của Cậu...

Mới đến Thân Hầu Cận kính thưa: Tôi không còn ưa thích MẶT HỒNG hay ÁO GIÁP. Tôi chỉ mong sao được như Quý Ông. Ngày dạo chơi thư thả, sắc mặt dung thông bình dị. Khi đóng tuồng lại thực hay, thực khéo chẳng cần học ai mà biết Hát, không cần hỏi ai lại đặng sự tỏ thông chỉ bày thêm cặn kẽ.

Lúc bấy giờ các Thân Hầu Cận mới thử thách và vặn hỏi: Cậu có TIN Ta không? Cậu thích ÁO GIÁP hay MẶT HỒNG Ta sẽ cho Cậu? Khi ấy Cậu Bé kính thưa: Tôi rất Tin các Ông. Nhưng đối với chiếc Áo hay khuôn Mặt vẽ kia, nó không thực, nó là tấm tuồng hư vọng, nếu nói nó là thực chăng cũng thực trong Sân Khấu HÁT CA mà thôi. Bởi tại tôi một thời lầm nó để nuôi ảo mộng mà sống theo KỲ VỌNG ĐẢO ĐIÊN. Tôi đến xin các ông giúp cho tôi được yên hay bình dị y như các ông, ấy mới là Chí Nguyện ngày nay.

Khi bấy giờ các Thân Hầu Cận xem xét đâu đó mới lần lượt đem sự thật ra nói cặn kẻ tỉ mỉ cho Cậu Bé biết và lấy trong chéo áo của Cậu Bé một tấm KHÁNH NGỌC. Cậu Bé nghe đâu nhớ đó chẳng thiếu sót và được xem tấm ngọc LƯU LY: BỔN LAI HOÀN CHÂN Cậu ta mừng rỡ cảm tạ Thân Hầu Cận đồng cùng với các ông về với Trưởng Giả.

Đó chính là một sự lầm TĂNG. Để chỉ nơi mê mờ sai biệt thành thử CẤU TẠO nghiệp VỌNG ĐẢO gọi là Chúng Sanh. Cùng để chứng tỏ sự sáng suốt không lầm của Chư BỒ TÁT, PHẬT.

CHẲNG KHÁC: Cậu Bé lầm mơ MẶT HỒNG ÁO GIÁP. Còn Thân Hầu Cận và TRƯỞNG GIẢ. Biểu Dương cho BỒ TÁT, PHẬT. Nên chi làm Chúng Sanh thường theo KỲ VỌNG mà Bị Biến Đảo Điên trở thành THAM MUỐN, chỉ vì Sự Muốn không phải lối, để mà Muốn, nó cũng gọi là ngược chiều nên có THAM SÂN SI. Trong Tham Sân Si có BỐN TƯỚNG quan trọng nên trở thành TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI, lại làm cho tất cả Tam Thiên khó thoát TRẦN LAO hoàn toàn Giải Thoát.

BỐN TƯỚNG ẤY LÀ:

THỨ NHẤT: THIÊN TƯỚNG:

Nơi Thiên Tướng là một Tướng ưa thích CẦU KỲ NGƯỢC CHIỀU. Cũng như: CẬU BÉ nói trên mơ MẶT của TUỒNG HÁT trở thành Mặt mình. Hay kẻ xem ẢO THUẬT lầm cho là thật, mà mong muốn Ảo Thuật trở thành Chơn Thật.

Vì THIÊN TƯỚNG mà có các Cõi: THIÊN TIÊN-THẦN THÁNH. Vì Thiên Tướng mà có tất cả ưa thích THẦN THÔNG TÀI PHÉP. Còn Chư Bậc GIÁC NGỘ đối với trên là một TRÒ ĐỂ DIỄN, cũng gọi là DỤNG ĐỘ chớ chẳng phải là CHÂN LÝ.

THỨ HAI: NHÂN TƯỚNG:

Nơi Nhân Tướng là một Tướng Ưa Khen Thích Tặng, Nhận phải, cho Đúng về phần mình, hay được kẻ nói theo nâng muốn hợp mình như : Ông Đạo Đức, Nhơn Từ, Qúi Phái, Hạnh Tốt và Khôn Ngoan liền sinh Tâm mừng rỡ. Bằng ngược lại thời giận hờn ghét bỏ. Nơi Nhân Tướng lại Cố Thủ, Năng Chấp Thường Trụ, nó là một Pháp CẤU TẠO Ghét Thương Phải Quấy năng phân biệt Giai Cấp. Nếu chẳng hiểu đặng sự nguy hại của Nhân Tướng vội chấp nhận mình Đúng, hơn ai cả thì khó tu, khó đoạt đến CHÂN LÝ vậy.

THỨ BA: CHÚNG SANH TƯỚNG:

Nơi Chúng Sanh Tướng là một Tướng THƯỜNG TĂNG HAY GIẢM. Khi Tăng thời TỰ CAO KIÊU MẠNG nhận mình là: THÁNH. TÀI ĐỨC Tập Quán cố thủ thành BẢN NGÃ CẦU KỲ.

Lúc GIẢM thì cho mình là: NGU DỐT NGHIỆP NẶNG PHÀM PHU hay CHÚNG SANH MỜ MỊT. Chúng Sanh Tướng nó có trạng thái lạ lùng không chừng chẳng đổi. Vì lẽ ấy mới thành hình TAM GIỚI và SƠN HÀ ĐẠI ĐỊA

CŨNG NHƯ:

TỰ CAO thích lớn thành SƠN (Núi)

TỰ HẠ cho thấp thỏi thành HÀ (Sông)

TỰ RỘNG RÃI nghêng ngang thành ĐẠI (Lớn)

XẤU XA GANH TỴ phân biệt thành ĐỊA (Đất)

Từ Sơn Hà Đại Địa Giới Hạn phân chia mà có TIỂU ĐỊA. Nơi Tiểu Địa tức là THÂN Giả Hợp, lầm nhận Thân chịu làm CHÚNG SANH sống trong Giới Hạn gọi là Chúng sanh Giới. Nếu chẳng hiểu thì nguy hại Sanh Tử. Bằng hiểu biết nương nhờ nó mà tu đặng cứu cánh Giải Thoát vậy.

THỨ TƯ: THỌ GIẢ TƯỚNG:

Nơi Tướng Thọ Giả là một Tướng. Khi lầm thì nó dễ lầm. Lúc Giác thời nó dễ Giác. Vì nó linh động tùy thuận thường tưởng nó là THẬT. Lại thường cho nó là GIẢ. Nó chính là VÔ MINH, mà nó cũng là ĐẠI GIÁC. Kẻ mê nếu sơ xuất một khởi chẳng suy nghĩ kịp nhận trong cái Mê tưởng Ngộ. Còn Bậc tu hành khá ngỡ NGỘ chấp nhận thành MÊ. Nó là một Pháp phải rốt ráo thời, nó rốt ráo. Còn mê lầm thời, nó vẫn mê lầm. Bằng đứng trong BỐN TƯỚNG thì nó là GIẢ TƯỚNG. Nếu thoát Trần Lao vượt BỐN TƯỚNG thời nó lại là THẬT TƯỚNG vậy.

BỐN TƯỚNG hiện sanh không ngoài một KHỞI TĂNG buổi ban đầu. Còn CẤU TẠO thành NGHIỆP là hậu quả TĂNG SAI. Do đó ngày nay mới mắc miếu mê lầm. Nếu không KHỞI TĂNG, nào bị GIẢM? Bằng không Cấu Nghiệp nào nó ĐỘNG? Đã không Động đâu có TỊNH? Do Tăng mà Cấu, bởi Cấu thành Nghiệp, có Nghiệp có Động, đã Động phải TỊNH. CŨNG NHƯ: Có LỬA thời có KHÓI, mà KHÓI cũng do LỬA. Nếu không Lửa cũng không Khói.

Vì lầm nên bị Bốn Tướng. Nay tu hành để Tỏ Biết chu đáo, đặng chốn KHÔNG LẦM. Chớ chẳng phải tu mà đến chỗ Không của VÔ VI hay PHI PHI TƯỞNG.

Theo bài nầy để chỉ: Từ cái TĂNG mê lầm của CẬU BÉ, nên có gánh hát. Nếu cậu không sai lầm thời chẳng có Gánh Hát làm chi. Đó chính là một Biện Minh CHỮ KHÔNG sai lạc và nơi KHÔNG vì hết Vọng, gọi là không còn Vọng, may ra có phần giúp cho Bậc tu tránh chỗ lầm KHÔNG mà KINH BÁT NHÃ bị oan.

TRÒN DUYÊN:

Tròn Duyên là một Pháp Tối Diệu Trùm Khắp, nó có đầy đủ từng lớp, nếu Bậc tu hành Tích Cực công dụng Pháp Tròn Duyên, thời nó lại cung đốn vẹn vừa từng sự Hiểu Biết Toàn Mỹ Tuyệt Đích. Nhờ nó mà đặng TRÒN NGUYỆN cùng rốt BA THÂN VIÊN MÃN.

Tròn duyên chính là một Pháp, không đòi hỏi sự lặng lẽ của TĂNG GIẢM CẤU TỊNH hay CỘNG, BẤT CỘNG. Vì sao? -Vì nó không có dùng CÁI MUỐN của nó, nó chỉ duy nhất Tròn Duyên là đặng.

Tròn Duyên là một Pháp dung thông bình đẳng bất nhị, ai có Tâm Chí cố gắng thảy đều làm đặng. Từ ĐỜI thi hành Tròn Duyên thì trong Nước được Âu Ca Thái Bình, mỗi gia đình mà lập Pháp Tròn Duyên thì đặng Hạnh Phúc, xóm làng gìn giữ Tròn Duyên thời chẳng có Trộm Cướp. Về ĐẠO lập Pháp Tròn Duyên Thân Tâm thanh bình đoạt đến Chân Lý hoặc vào Tịnh Độ. Nếu một Người biết, một Nhà biết, một Nước biết. Cứ thế chuyền nhau cùng khắp TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI để thi hành Pháp Tròn Duyên thời tất cả liền biến thành TỊNH ĐỘ

Tròn Duyên bảo tồn từng giai đoạn PhẨm NguyỆn, từng Pháp soi biết, từng mỗi NHÂN VỊ cùng THỂ CÁCH của mỗi Bậc, mỗi Người đã lập chí làm, hay tu học mà thực hiện nó.

Từ Bậc TÍN HẠNH NGUYỆN biết giữ vẹn. Bậc thi hành BI TRÍ DŨNG hoặc LỤC BA LA hay BA LA MẬT ĐA, cùng với Bậc lìa NGÃ, SỞ NGÃ đặng tu với mục tiêu Tròn Duyên không chán thì tỏ đặng PHÁP MÔN KHÔNG HAI mà rõ Pháp TỐI THƯỢNG đến SỞ ĐẮC gọi là GIÁC NGỘ.

Cho đến Bậc GIÁC, Bậc ấy: vì tất cả còn lầm mê nên mới phát sinh BỔN NGUYỆN, do lẽ đó nên đem BẢN GIÁC cung đốn cho tất cả. Vì vậy Bậc GIÁC NGỘ mới nương theo mê để Tận Độ thành thử chỉ dạy giảng nói, làm cho tất cả được TRI KIẾN GIẢI THOÁT, như thế gọi là: CHƠN SƯ.

Còn Bậc tu hành lìa NGÃ, NGÃ SỞ đồng nương theo VÔ NGÃ đặng khỏi Cấu Nghiệp, mắc miếu mà cầu nhận BẢN GIÁC của THIỆN TRÍ THỨC được Tròn Duyên cùng TIN VÂNG KÍNH gọi là: CHÂN TỬ. Bằng chưa phải, hay chưa đặng như trên thời nên cố gắng cho được một CHƠN SƯ, cho đồng một CHÂN TỬ.

Pháp Tròn Duyên là một Pháp trùm khắp dung thông vượt tầm Bất Tăng Giảm, lại tạo nên ĐỨC HẠNH song toàn. Nếu tu hành cùng chung ĐẠO HỮU, mỗi Bậc đều lấy đích Tròn Duyên đối xử hay giúp đỡ với nhau, thời hiện tại chốn Đạo Tràng ấy trở nên LỤC HÒA CHÁNH PHÁP. Từ hàng THÁNH TĂNG xưa và Chư BỒ TÁT vẫn gìn giữ Thể Cách Tròn Duyên đặng Tròn Nguyện... nên mỗi lần nói ra một lời thì phải CUỐN LƯỞI BẢY LẦN mới nói. Vì sao? -Vì Khơi Duyên phải thi hành cho Tròn Duyên. Nhờ thế mà đi trong Vạn Hạnh HÀNH THÂM BÁT NHÃ, đến LỤC BA LA MẬT ĐA không thọ chấp sự vui- buồn-mừng-phiền-được-mất-phải-quấy,chỉ mục tiêu Tròn Nguyện. So như ĐỨC DUY MA cùng với ĐỨC DI LẠC các Ngài vẫn nhắm Tròn Duyên trên với ĐỨC THẾ TÔN dưới với Bậc lãnh Pháp do lẽ ấy mà ĐỨC DUY MA Ngài nói: (nơi mục Xuất Gia) như: Các Ngươi nay ở trong Chánh Pháp, nên cùng nhau Xuất Gia. Vì sao? -VÌ PHẬT RA ĐỜI KHÓ GẶP.

Lúc bấy giờ Trưởng Giả Tử nói: Thưa Cư Sĩ, Chúng tôi nghe PHẬT dạy. CHA MẸ KHÔNG CHO -KHÔNG ĐƯỢC XUẤT GIA.

Ngài nói: Phải. Các Ngươi Phát Tâm Vô Thượng BỒ ĐỀ đó chính là Xuất Gia, đó chính là đầy đủ GIỚI PHÁP.

Thật là lời nói vẹn toàn, kính trên nâng dưới của Ngài DUY MA. Còn về thời Hiện Kiếp của Họ Lý. BỐ ĐẠO HÒA THƯỢNG (Di Lạc) trong quyển Nhì TỪ BI ÂM trang 21, Ngài cho Ông họ TRẦN CƯ SĨ tám câu THI, nơi câu thứ tư trở xuống rằng:

Nếu Người Tri kỷ nên an phận

Dẫu kẻ Oan Gia cũng Cộng Hòa

Miễn tấm lòng nầy không Quái Ngại.

Mười Phương chứng đặng Lục Ba La.

So lời Đức Duy Ma và Hòa Thượng Bố Đạo hai Ngài dạy thật là Tấm Gương đầy đủ khó bàn. Nhưng dù có trích dịch ra đây chỗ Đúng Sai chăng, cũng là lời Tinh Hoa đẹp.

Bậc mà đã cố tâm thi hành lập Pháp Tròn Duyên, Bậc ấy không thể nào dùng TĂNG GIẢM chênh lệch gọi là Tròn Duyên đặng. Vì sao? Vì nếu TĂNG có quy định Hạnh Nguyện là: GIEO DUYÊN. Bằng quá tầm thời TĂNG DUYÊN, Nếu Tăng theo CÁI MUỐN của mình buộc kẻ khác phải tu thì SI MÊ. Còn Giảm trong lúc bị Tăng dùng Giảm để ngự chế cho đặng viên dung, đó chính là khéo tu Tròn Duyên. Nếu Giảm đi quá mức liền đến VÔ VI PHÁP hoặc buông trôi tự sinh ra biếng trễ.

Cùng Bậc tu dùng BI TRÍ DŨNG, tuy Bi Trí Dũng như thế nhưng nó có BA BẬC. Từ Sơ Khởi dùng lòng TỪ BI. Bậc khá hơn thì TẬP sự BI TRÍ DŨNG. Bậc Hạnh Nguyện thi hành BI TRÍ DŨNG. Bậc đã từng thi hành mới nhận thấy BI phải có TRÍ mà TRÍ cần DŨNG nó rất liên kết nhau, bằng thiếu sót một trong ba hay Nặng Nhẹ sự TĂNG GIẢM cũng không thành tựu Tròn Duyên vậy.

Về phần LỤC BA LA MẬT ĐA không thể nào mà chẳng soi biết sự dung thông vẹn vừa ở nơi BẤT TĂNG GIẢM đặng thi hành Pháp Tròn Duyên mà tiêu CẤU NGHIỆP. Nếu TĂNG bị CẤU, còn GIẢM mắc phải VÔ đó là điễm Tối Thắng nhứt của Pháp Tròn Duyên. So như sau để biết:

BỐ THÍ: NGHE THẤY BIẾT người khổ. Nếu cần TIỀN, nên TÀI THÍ. Không quá BA LẦN, thì dùng Trí Tuệ xét soi, lại tùy nơi sự trợ giúp. Chớ nên quá lắm nó trở thành NGHIỆP để THÍ.

PHÁP THÍ: Có Bậc đến cầu pháp hay cầu tu. Tùy thuận cầu của họ, hay Bậc tu thời chỉ dạy. Họ cần bao nhiêu nói bấy nhiêu. Chớ nên vì mình mà ép, cũng chẳng nên biếng GIẢM nơi chỉ bày. Họ càng gieo duyên bao nhiêu thời chỉ bày bấy nhiêu. Đôi lúc vì Nghiệp Đảo hay các Pháp thử thách của Ngoại Cảnh làm cho họ chẳng biết để gieo duyên. Thì nên nâng họ quá BA LẦN bằng chẳng nghe thì để yên, chớ nên dùng Tăng Quá mà chẳng Tròn Duyên.

TRÌ GIỚI: Trì Giới Tròn Duyên thời Bậc ĐẠI TRÍ mới dùng để QUÁN CHUNG đồng SOI BIẾT RIÊNG. Khi CHUNG QUÁN nó thuộc về Bình Đẳng. Còn soi biết thuộc phần kiểm điểm riêng từng lớp, từng Bậc tỉ mỉ rành rẽ đặng Trọn Biết viên dung Tròn Duyên Rốt Nguyện.

VÍ NHƯ: QUÁN CHUNG thì NHẤT THỂ, mà SOI RIÊNG thời từng PHÁP GIỚI. Bằng QUÁN CHUNG thì VŨ TRỤ , mà SOI RIÊNG thời gọi là Chúng Sanh hay BỐN LOÀI, mà soi riêng từng Loài, từng Vật, từng Người đều có một BẢN NGÃ. Tuy nhiên Bản Ngã nói chung, nhưng Soi Biết đến nó thì mỗi Người, mỗi Bậc riêng khác không đồng từ Tánh Tình đến Cử Chỉ cùng sự Hiểu Biết ít nhiều nặng nhẹ trở thành nhiều thứ bậc. Đó chính là những ưu điểm cho Bậc Trì Giới, sau nầy làm Tròn Duyên mới Tỏ Thấu : CHUNG mà RIÊNG, RIÊNG mà CHUNG đến CHẲNG CHUNG CŨNG KHÔNG RIÊNG.

TRÌ GIỚI: Đặng thật biết Mình và CHƠN BIẾT Người để CHUNG QUÁN, thời tất cả Sẵn Có Chủ Quyền Tự Tin nơi Chủ Quyền đó họ có một căn bản để Tin cùng Chưa Tin là quyền của họ, dù cho một ĐỨC PHẬT hay THÁNH TIÊN, lúc họ chưa TIN cũng đành chịu.

NHƯNG NGƯỢC LẠI: Khi họ ĐÃ TIN thời làm cách nào họ VẪN TIN. Đó chính là một then chốt Bình Đẳng của Muôn Loài Vạn Vật như nhau. Nếu Bậc tu TRÌ GIỚI mà biết QUÁN và biết SOI như thế mới gọi là: TRÌ GIỚI MÌNH, cùng TÔN TRỌNG GIỚI HẠN KẺ KHÁC, để thi hành Tròn Duyên đặng Tròn Nguyện mà SỞ ĐẮC: TỔNG TRÌ ĐÀ LA NI TẠNG.

Bằng Chưa Biết cố ép họ làm, ép tu, ép để đồng hiểu một chủ đích như mình. Dù rằng: THIỆN, BẤT THIỆN đều ép buộc. Nếu họ chưa TIN, chưa theo mình thì liền giận giữ chê bai hay phỉnh báng. Hoặc giả những Người ấy là: Bà-Con Giòng-Họ Con-Cái hay Cha-Mẹ cũng thế. Vì sao? Vì Mình chưa Tròn Duyên, chưa Trì Giới đúng đắn, chỉ dùng CÁI MUỐN ÁI NỊCH ràng buộc làm sao cỗi giải cho kẻ khác?

Pháp Trì Giới Tròn Duyên là một trọng yếu để thi hành đầy đủ LỤC BA LA MẬT ĐA. Nếu Bậc biết dùng thời bậc ấy đi trong Vạn Pháp chẳng chướng ngại, không xâm phạm, lìa hẵn BỐN TƯỚNG mà đặng Trọn Biết Bốn Tướng. Không bỏ chỗ ĐỘNG vì thật Biết ĐỘNG của DỤNG, chẳng thích nơi TỊNH thật Biết TỊNH của ĐỘNG để xây dựng TỊNH mà ĐỘ, trọn dùng ĐỘNG mà DỤNG GIÁC.

NAM MÔ HIỆN GIÁC TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT

28. CÁC PHÁP

CÁC PHÁP khó giảng giải tận từ hay nói năng hết đặng. Vì sao lại khó giảng nói tận hết? Vì so như:

Có một thuở ĐỨC THẾ TÔN, Ngài thuyết pháp tại khu rừng Ngài đồng hỏi: TA nói Pháp với các Ông có nhiều chăng? Lúc bấy giờ Chư Đệ Tử kính thưa: BẠCH THẾ TÔN thật nhiều.

Ngài gật đầu và nói. Pháp TA nói, nếu đem suy với tầm hiểu biết của các ông, thì nó thật có nhiều. Nhưng đối với NHƯ LAI chẳng thấm vào đâu cả. Vì sao vậy? Vì nó chẳng khác mấy CÂY LÁ trong rừng nầy. Nếu đem kiểm điểm từng Cây Lá thì thật khó kể hết, khó đếm đặng, các Pháp của NHƯ LAI cũng thế.

Lời TA đang thuyết, hay đã từng thuyết, với các ông chẳng khác nào số lá TA đang nắm nơi tay đây. Chớ không thể nói tận từ hay hết đặng. Đó chính là lời chân thật. Vậy các ông cần phải TU CẦU, để mong lãnh các Pháp của NHƯ LAI mới tận hết. Trước tiên cầu Pháp thì các ông phải: TÍN-HẠNH- NGUYỆN. Bằng không Tín Hạnh Nguyện hay thiếu sót khó thành tựu. Vì sao? Vì Tín để nghe trọn lãnh Pháp. Vì HẠNH được Ngộ mà nhận Pháp. Còn NGUYỆN thâm nhập các Pháp mà vào BIỂN PHÁP, các ông nhớ lấy đặng thọ lãnh Pháp của NHƯ LAI.

PHẬT nói trên, thì đủ chứng tỏ các Pháp nó vô biên khó mà nói hết. Còn Bậc cầu Pháp để lãnh hội cũng không dể gì, duy chỉ TÍN TÂM Thề Nguyện Học, gọi là PHẬT PHÁP VÔ BIÊN THỀ NGUYỆN HỌC, nếu không TÍN khó mà nghe để thâm nhập các Pháp.

CHẲNG KHÁC NÀO: Kẻ TÍN vị LƯƠNG Y, vị ấy hái Cây Lá trước mặt làm thành món thuốc cho bệnh nhân uống. Kẻ bệnh TÍN mà uống không ngăn ngại nghi ngờ, bệnh liền khỏi.

Bằng không Tín thời chẳng uống, làm sao được khỏi bệnh? Bậc cầu nghe Pháp cũng vậy. Mà các Pháp nó vẫn ở ngay trước mặt, không Tin khó nghe, khó lãnh.

Nếu Bậc Tu mà nghe cho đặng Pháp là một sự khó. Còn nhận lãnh hay thâm nhập lại càng khó hơn. Bậc như vậy phải là Bậc TÍN TÂM bằng chẳng Tín Tâm thời khó mà nghe đồng khó lãnh.

Do đó nên Thời HIỀN KIẾP các Bậc tu chuyên chính mới rộng phát BA TÂM NĂM NGUYỆN đặng có TỰ LỰC để tu tập VẠN HẠNH làm cho say mến Đạo Tràng và Thân Tâm thuần túy, để TÍN TÂM BẤT THỐI mà kiên cố nhận nghe lời chỉ giáo của THIỆN TRI THỨC lãnh lấy một Pháp, liền Sở Đắc các Pháp. Đó chính là Tấm Gương không ngoài Tín Hạnh Nguyện.

Đến ngày nay vẫn có nhiều Bậc y Tôn chỉ ấy lần đến nơi NHỨT NGUYỆN TÍN TÂM để tiêu dẹp Nghiệp Đảo tu tập, chẳng còn nghi ngờ được trọn lãnh Pháp TRI KIẾN.

Các Pháp nó có nhiều trạng thái lạ lùng, đối với những kẻ mê lầm. Nó lại rõ rệt đối với Bậc ĐÃ BIẾT nó, Bởi khác lạ vì mơ màng chưa chu đáo, nên dễ bị thường ngăn mà chấp, trở thành căn bản GIỚI HẠN. Nếu tu hành không dùng đến TÍN TÂM thì làm thế nào Phá nổi các Bờ Ngăn Chấp ấy? Vì vậy Tín Tâm chính là một lợi khí lần tỏ thông các Pháp. Còn không Tín Tâm chẳng nghe được Pháp? Nên gọi là CHẤP PHÁP. Vì lầm nơi BỜ NGĂN CỦNG CỐ nên chẳng thoát Trần Lao, mà phải trở thành TAM GIỚI SƠN HÀ ĐẠI ĐỊA

Đứng tầm Quan Sát các BỜ NGĂN nơi PHÁP GIỚI từng lớp Người trong THẾ GIAN và các Bậc tu hành. Nếu cầu Tín đặng thì nó trợ giúp cho Bậc tu hành hay Thế Gian tiến bộ lần biết. Bằng Củng Cố thời bị trong vòng PHÁP GIỚI mà an trụ.

Từ THẾ GIAN GIỚI: Nếu có NGƯỜI ẤN TƯỢNG hay QUAN NIỆM trong SÁT-ĐẠO-DÂM cùng HỶ NỘ ÁI Ố và DANH GIẢ hay THƯỜNG LẠC và NGÃ TỊNH đều các thú vui Hạnh Phúc của mỗi NGƯỜI. Theo nguyện vọng của họ mà Thọ Chấp thì làm thế nào?

BẰNG TỪNG BẬC TU: Nếu nói Pháp. XUẤT LY THẾ GIAN hay các Pháp đều Huyển Hóa. Thì sẵn có nhiều Bậc chấp nhận Xuất Ly Thế Gian, các Pháp đều Huyển Hóa?

Bằng nói các Pháp nó: KHÔNG DỪNG TRỤ. VÔ LAI KHỨ hay VIÊN TỊCH. Thì sẵn có nhiều bậc chấp nhận như thế thì làm sao?

Nếu nói Pháp không thể chỉ, chẳng thể bàn, Bình Đẳng Bất Nhị, không hai hay sai khác mà LẶNG THINH cũng không Hình chẳng TƯỚNG mà LY hẵn gọi là rốt ráo thì thế nào?

Các Pháp rất Tinh Nhuệ chỉ vì CHƯA BIẾT vội chấp nhận nó. Nên mới có từng BỜ NGĂN GIỚI HẠN sự hiểu biết khác nhau, thành nơi TU CHỨNG cao thấp.

Khi chưa tu, hãy còn ở nơi THẾ GIAN GIỚI thì mỗi Người họ vẫn có mỗi cách Tự Hào, là Khôn ngoan chánh đáng hiền lành. Lúc đặng tu thì đã có sẵn Tánh cho mình là CHƠN CHÁNH Hiểu Biết. Đó chính là BỜ NGĂN GIỚI HẠN để thường chấp pháp.

Bằng nương theo TÍN HẠNH NGUYỆN thuần túy, có một ĐỨC TIN vững vàng nơi TAM THẾ hay Bậc THIỆN TRÍ THỨC để lãnh hội lời chỉ giáo tu hành, thì các Nghiệp TỰ NHẬN bờ ngăn trên tan dẹp đặng LÝ SỰ KHÔNG CHƯỚNG để tu, lần đến TỎ PHÁP ĐẮC PHÁP viên dung Toàn Giác. Chừng ấy mới CHƠN BIẾT các Pháp nó sẵn có mạch lạc thứ tự, liền khỏi chỗ NGHI lại tránh được nơi nói năng bừa bãi.

CHẲNG KHÁC NÀO: Buổi ban đầu, mới vào Trường Học, thời học chữ A. chữ B. chữ C phải học cho thuộc 24 chữ . Xong tập ráp vần, đến biết đọc và biết viết. Khi đã học giỏi thật biết sắp xếp đúng sai trong 24 chữ. Không còn nghi ngờ có thể làm THƠ hay viết văn trôi chảy. Các Pháp nó cũng là BÀI VĂN chung gồm 24 CHỮ thay qua đổi lại mà thôi. Nó cũng là một BÀI TOÁN chưa giải đặng trong 10 con số. Khi đã làm được THI

THƠ hay viết qua Cốt Truyện, thời khỏi lầm nhận sống trong tưởng tượng mê mờ. Lúc đã giải xong một BÀI TOÁN VŨ TRỤ, thời Sở Đắc Chân Lý Hiện Tiền.

ĐẾN CHƠN BIẾT CÁC PHÁP THÌ NÓ:

Từng giai đoạn nào gọi là: HUYỂN. Lúc nào KHÔNG HUYỂN. Quán thế nào? KHÔNG DỪNG TRỤ. Không Quán thế nào? NÓ DỪNG TRỤ. Sao gọi KHÔNG TRỤ MÀ TRỤ. Thời nào VÔ KHỨ LAI. Lúc nào CÓ LAI KHỨ, Lối nào KHÔNG THỂ CHỈ, Việc gì CÓ NƠI CHỈ, Khúc nào nó KHÔNG HAI, tận chi là KHÔNG PHÁP, Lúc nào là lúc LẶNG THINH, Khi nào là khi PHẢI NÓI, Thời nào là thời VIÊN TỊCH. Các Pháp nó không bỏ, cũng chẳng lấy TOÀN GIÁC mà ĐẮC.

Các pháp tu học không ngoài ra CHỮ TÍN để lãnh pháp. HẠNH NGUYỆN ĐỘ SINH đi trong VẠN PHÁP không ngoài TRÒN DUYÊN-TRÒN NGUYỆN. Nếu không thi hành Tròn Duyên và Tròn Nguyện để Tỏ Pháp thời thua kẻ Phàm Nhơn họ biết làm TRÒN BỔN PHẬN?

Sự TÍN HẠNH NGUYỆN Tròn Duyên và Tròn Nguyện, chính là con đường của Chư TỔ cùng BỒ TÁT, PHẬT dùng để độ sinh lại tỏ rõ tuần tự và các đường tu ngăn chấp của các Bậc TU CHỨNG.

Khi đã biết tác dụng các Pháp, vì TRI ĐẠO mà THUYẾT ĐẠO. Nếu gặp phải từng Bậc Tu Chướng: mình không chướng, lại có thể dùng đủ phương tiện giúp họ được TRI KIẾN, miễn là Bậc đó KHỞI TÍN. Nếu chẳng KHỞI TÍN gọi là: VÔ DUYÊN thì không nói năng bàn cãi. Vì sao? VÌ PHẬT BẤT HÓA ĐỘ VÔ DUYÊN, nên bậc TRI ĐẠO chẳng THUYẾT ĐẠO.

Những lời ƯU TÚ TRÒN DUYÊN không ngoài TÍN HẠNH NGUYỆN đặng tu đến TRỌN BIẾT từng lớp của các Pháp. Khi ĐẮC các Pháp thời không còn Nghi Sợ Pháp, dùng đúng lúc, nói đúng chiều, KHÔNG BỎ CHẲNG LẤY. Nhưng hoàn toàn sử dụng.

CHẲNG KHÁC NÀO: Rừng kia có nhiều CÂY LÁ, Cây Lá ấy đều là vị thuốc. BIỂN PHÁP cũng thế. Mỗi cây và lá đều sẵn có một TÁNH DƯỢC, nên có thể hái hết đem về làm thuốc. Các Pháp cũng thế, mỗi Pháp có một ĐẶC TÁNH cứu mê lầm đặng TRI KIẾN.

NÊN VĂN THÙ NGÀI NÓI: Các hương vị ngọt bùi, nơi rừng cây Biển Pháp, của NHƯ LAI mà tất cả CHÚNG SANH chẳng chịu dùng. Lại đi tìm xa xuôi ảo vọng cao siêu huyền bí thật là lạ.

Các Pháp hiện hữu đoạt đến khỏi lầm gọi là: CHÂN LÝ chớ chẳng chi là Chân Lý. Đối với Bậc ĐÃ BIẾT tỏ rõ Biển Pháp gọi là ĐẠI LƯƠNG Y. Biết chữa các ngăn chấp gọi là ĐIỀU NGỰ. HẠNH NGUYỆN TRỌN gọi là THIÊN NHƠN SƯ, làm cho tất cả tăng trưởng trí tuệ phá mê lầm, đó chính là điểm các Bậc Tu Chứng TÔN SÙNG. Bằng Bậc chưa Tỏ Biết hay lưng chừng biết, nếu chẳng cẩn thận dùng phải mà thọ chấp, thời nó chính là ĐỘC DƯỢC.

Đối với ĐỨC THẾ TÔN. Ngài thật biết chỗ nguy hại của các hàng tu chứng, khi chưa hết các NGHIỆP ĐẢO ĐIÊN vội chấp Pháp, hay sợ không chấp, để mà chấp của hàng: PHI PHI TƯỞNG hoặc ở hàng TAM THỪA, TẬN DIỆT để đến NHỊ THỪA Thọ Chấp TU CHỨNG.

NÊN NGÀI NÓI: Thà chưa Tu, khi có lỗi lầm ở nơi ĐỊA NGỤC còn có ngày gặp PHẬT. Bằng tu mà ĐOẠN DỊ DIỆT để lầm chấp sa nơi PHI PHI TƯỞNG thật nguy hại vô kể.

Theo lời dặn ấy. Đến thời sau có nhiều Bậc tu y PHÁP MÔN TIỆM GIÁO CẤP THỦ. Có nghĩa là: Tự sữa Tánh để tìm hiểu các Pháp trên căn bản lìa THAM SÂN SI đặng tỏ biết đến mức nào thì tu theo với trình độ nấy. Mục tiêu tạo ĐỨC HẠNH mà thôi. Tuy nhiên có một đôi phần chậm tiến, nhưng được đa số vào hàng HIỀN NHÂN hoặc THÁNH TĂNG.

Giữa thời ấy vẫn còn trong Tôn Chỉ nương theo CẤP THỦ để mà TIẾN, dùng sự THỦ TIẾN làm mực thước, lấy TRÍ TUỆ xét soi cẩn thận, nên đường tu hành ít bừa bãi. Lại tự nêu ĐẠO TRÀNG là mục đích GƯƠNG MẪU lấy nền GIÁO HÓA hòa hợp để độ sanh lập DI TRUYỀN CỔ ĐIỂN làm ĐẠO HẠNH, nhờ vậy mà THÂN TÂM thuần túy tham muốn ít vọng khởi hưởng được nơi tu tập Bất thối, thọ lãnh các Pháp rõ ràng TỎ TÁNH ĐẮC PHÁP vững chãi. Nên ngày nay vẫn còn TÔN CHỈ chép ghi.

SAU NỮA: PHÁP MÔN TIỆM GIÁO CẤP TIẾN và CẤP THỦ không thiếu. Nhưng lạc hướng trở thành KHÔNG THỦ ĐỂ MÀ THỦ. Có nghĩa là: CŨNG CỐ Y KINH ĐỂ TU. Nhưng: Trong đoạn kinh nào của bậc tu thích hợp thời theo đó mà tu, gọi là: TU THEO CÁI MUỐN. HAI NỮA: Nếu nhìn bên ngoài thì TÔN CHỈNH ĐẠO TRÀNG Y CỔ CỰU. Hạnh kiểm tốt. Nhưng thâm tâm vọng khởi mong mõi mau thành. Vì sao? Vì muốn THẦN THÔNG TÀI PHÉP, vì chỉ lấy đó làm mục tiêu mức tiến. Chớ chẳng kiểm điểm tan dẹp NGHIỆP CĂN cầu TỎ TÁNH đặng rốt ráo các Pháp.

Lắm Bậc chăm chỉ Khảo Cứu KINH để tu, hay cốt PHÁ CHẤP gọi là KHÔNG CHẤP, dùng chuyên Luận Giải thì được phần TRÍ TUỆ khá. Nhưng thiếu về mọi mặt GIỚI HẠNH ĐẠO TRÀNG để Dung Hòa các Pháp xuôi dòng đến Toàn Giác. Do lẻ thiếu khuyết mà dễ sa vào BA ĐƯỜNG ÁC thành thử có hiểu biết nhưng vẫn mơ màng nơi CHÂN LÝ.

Một trong hai điểm sai lạc lầm tưởng chẳng rõ biết nơi: KHÔNG CHẤP, để mà CHẤP LẤY PHI ĐẠO. Chớ chưa hẳn: TRỌN BIẾT PHI ĐẠO LÀ SUỐT ĐẠO. Vì sao ? Vì CẤP TIẾN Phá Chấp thì duy chỉ BIẾT có mỗi một phần Mình, nên thường vào các Pháp BẤT TỊNH nói năng Bất Tín, liền bị chướng đối ngỡ ngàng mà chẳng Trọn Biết Suốt Đạo, phải đi Ba Đường Ác. Bằng Cố Thủ để tu chăng, thì chỉ biết một Pháp Môn mà thôi.

Nếu y Tôn Chỉ TÍN HẠNH NGUYỆN để lần tiến lãnh hội các Pháp rành rẽ. ĐẠO HẠNH thâm nhập chung tròn Tỏ Biết Toàn Mỹ Pháp Giới đoạt đến Chánh Giác.

Chừng ấy mới BIẾT đặng nơi RỪNG CÂY BIỂN PHÁP chính là NHƯ LAI PHÁP TẠNG chân thiện PHÁP THÂN. Thì thử hỏi: Nó có DƯ THIẾU TĂNG GIẢM được không? Lúc tu chẳng tu cho trọn thì sự lãnh pháp cũng thế, nào vẹn đâu? Do lẻ ấy nên ĐỨC THẾ TÔN Ngài mới chỉ bày TÍN TÂM HẠNH NGUYỆN đặng nương theo các Pháp THỀ NGUYỆN HỌC .

Đối với ĐẠO TRÀNG GIÁO PHÁP, thời trước của THẾ TÔN và hiện nay không khác mấy. Vì sao? Vì ở nơi Mực Thước TÍN TÂM. Cầu lãnh các pháp.

ĐỨC THÍCH CA đương thời, Ngài chỉ giáo 1.200 vị đệ tử, tuy rằng có một ĐỨC THẾ TÔN CHƠN SƯ. Nhưng các hàng đệ tử nào có mấy vị được TÍN đầy đủ. Bậc thì tin Ngài TÀI PHÉP, Bậc thì tin 32 tướng tốt. Bậc Tin Giáo Pháp hay, trong muôn ngàn vạn ức lối Tin sai biệt. Trở thành: Muôn ngàn vạn ức Chơn Sư. Do đó mỗi lần Ngài thuyết Pháp, có then chốt Quyết Định thì Ngài nói: CÁC ÔNG HÃY TIN TA. LỜI TA NÓI RẤT CHÂN THẬT. Đến nay cũng thế. Nếu Bậc nào TÍN TÂM sẽ đặng TỎ PHÁP, chớ nên vọng đảo. Thời xưa và hiện nay mà uổng phí đường tu, trong cơ hội có Chí Nguyện TRI KIẾN GIẢI THOÁT, khi mà gặp đặng Bậc THIỆN TRI THỨC trọn dùng các Pháp mà diễm nói được TRÍ TUỆ TĂNG TRƯỞNG không mắc vào một Pháp. Đó chính là: PHÁP MÔN TỐI THƯỢNG không bỏ chẳng lấy vậy.

Đoạn trên nói về TÍN HẠNH NGUYỆN cầu lãnh pháp. Đoạn dưới đây nói về Giáo Pháp: Không ngoài làm cho kẻ nghe pháp Khởi Tín.

Bước đường GIÁO PHÁP chỉ dạy, nói năng Thuyết Giải làm cho kẻ nghe Pháp hào hứng TIN VÂNG mà tránh nổi sai lạc thật là KHÓ. Do khó nên mới vừa tu lại vừa HẠNH NGUYỆN ĐỘ SINH để cho Chúng Sinh BỜ NGĂN PHÁP CHẤP của mình và của kẻ khác được giải tỏa. Từ lúc Bậc GIÁO PHÁP đã TRI ĐẠO đến tỏ rõ các Pháp khỏi lầm lẫn theo nó thì phải HẠNH NGUYỆN tỉ mỉ đặng thâm nhập PHÁP GIỚI mới thông đạt thứ lớp tuần tự mà THUYẾT ĐẠO.

Trong GIÁO PHÁP chia ra nhiều Bậc. Bậc vừa tu gọi là Bậc HẠNH NGUYỆN ĐỘ MÌNH và GIÚP NGƯỜI, bậc ấy chưa có một quyết định nương vào VÔ NGÃ để Giáo Pháp, cho mình hiểu và kẻ được nghe hiểu. Đó chính là GIÁO PHÁP để TỰ LỢI LỢI THA vậy. Bậc nầy khi Giáo Pháp chưa thể nhận định rành rẽ chỗ Đúng Sai. Nhưng nhắm đích là mong kẻ nghe được tu hành như mình. Nên HẠNH NGUYỆN rất thù thắng hơn cả.

Nhờ thế mà ưa Thuyết Pháp, thích giúp đỡ cho kẻ tu, chỉ vì Say Đạo, Mến Đạo để Biết Đạo gọi là : NƯƠNG VÀO HẠNH NGUYỆN CÔNG ĐỨC, CẦU PHÁP NHƯ LAI Tỏ Tánh. Do đó nên đối với Bậc nầy. Trên thì đặng CHỮ TÍN dưới thì đặng HẠNH NGUYỆN ĐỘ SINH. Thành thử khi Giáo Pháp chính Bậc nói ra các Pháp cốt cho kẻ nghe, nhưng mình lại được nghe trước thật nó có lợi vô kể đối với Bậc Tín Hạnh Nguyện trọn.

Nhưng cũng có cái hại, vì trường hợp lầm tưởng mình Sở Đắc. Vì sao? Vì đôi lúc Bộc Thuyết thật hay chưa bao giờ có y như lời PHẬT rồi ngỡ mình là PHẬT mà tự sanh Bản Ngã Tăng Thượng thật nguy hại, điểm ấy nên chú ý.

Nếu Bậc tu hành mà tạo đặng ĐỨC HẠNH cho vững, thì qua những giai đoạn trên, lại được sự học hỏi tiến bộ mà lần đến nơi TRI ĐẠO TRỌN BIẾT mà THUYẾT ĐẠO.

BẬC TRI ĐẠO GIÁO PHÁP:

CÓ NGHĨA LÀ: Biết các Pháp, hay Pháp Môn tu tập chốn ĐẠO TRÀNG thảy đều là phương tiện cứu cánh đến GIẢI THOÁT, do đó đối với sự tu hành không mắc miếu. Nên chẳng sợ sệt nơi ĐÚNG SAI. Nhưng phải HẠNH NGUYỆN. Tròn Nguyện mà hoàn toàn Giải Thoát, thâm nhập rành mạch THUYẾT ĐẠO.

CŨNG NHƯ: Bậc biết rằng: Sắm THUYỀN để qua BỜ GIÁC, khi đặng đến bờ giác thì bỏ thuyền lại. Đến Thật Biết như thế cũng là khó chớ chẳng dễ gì.

Tuy lắm Bậc biết thế, nhưng nào ai có rành rẻ mối giềng chỗ Sở Đắc các Pháp mà TRI ĐẠO? Thành thử nơi Tri Đạo Giáo Pháp có nhiều Bậc, ở chổ mới Tri Đạo, hay đã Tri Đạo hoặc Trọn Tri Đạo Giáo Pháp.

BẬC TRI ĐẠO GIÁO PHÁP có tự lượng theo kẻ nghe Pháp mà thuyết. Bậc ấy có một căn bản diễn nói chỉ giáo cho kẻ nghe Pháp được cỗi giải các Nghiệp bằng phương tiện TÌM CHƠN TÁNH để tu. Sau mới lần lượt đưa các Pháp đặng hiểu biết để phá mê lầm ngăn chấp, từ Tín Hạnh Nguyện đến Lục Ba La và Tứ Nhiếp Pháp thảy đều chỉ bày tu tập đúng lúc chẳng thiếu sót, vì biết mối nguy hại là:CHỈ THẲNG SAU BỊ QUANH. THÀ TU QUANH SAU ĐẶNG ĐẾN THẲNG. Nên mới Giáo Pháp căn bản chẳng sợ lớn nhỏ đúng sai của chấp Pháp, vì chu đáo tỏ biết các Pháp mà TRI ĐẠO GIÁO PHÁP. Đó chính là Bậc Giáo Pháp khá.

CÒN BẬC: TRI ĐẠO GIÁO PHÁP vẫn biết các Pháp và các môn tu tập đều là phương tiện cứu cánh đến Giải Thoát. Nhưng lại có một Quyết Định GIÁO PHÁP TỎ TÁNH quá sớm. Nên Bậc ấy thuyết giải chuyên ròng PHÁ CHẤP. Làm cho kẻ nghe lãnh hội thiếu căn bản ĐẠO TRÀNG ĐỨC HẠNH. Khi tu tập Phá Chấp đến Tri Đạo thường lâm vào NGHỊCH HÀNH PHÁP khó chỉnh cho vẹn để thọ lãnh Chân Lý mà tỏ biết rốt ráo, phải hồ nghi bất tín. Đó gọi là chỉ thẳng mà bị quanh. Còn Bậc trên chỉ quanh nhưng sau đến thẳng.

BẬC TRI ĐẠO THUYẾT ĐẠO:

Bậc nầy không vội nói chỗ Đúng Sai hay Mau Chậm. Chỉ làm cho kẻ nghe được chỗ: KHỞI TÍN. Nếu kẻ nghe chưa đến lúc Khởi Tín thời vẫn vui vẻ để yên. Do lẽ ấy nên Bậc Tri Đạo khéo Thuyết mới nương chìu đủ cách đối với tất cả mọi người. Khi HÀNH lúc DỤNG cốt làm cho họ được thân cận kính mến. Gọi là: DIỆU DỤNG. Bậc như thế đủ phương giúp: Trong TÌNH THẦY, lúc TÌNH BẠN, hoặc giả tình BÀ CON XÓM LÀNG. Nếu đa số được KHỞI TÍN. Bậc Thuyết Đạo mới GIÁO PHÁP chỉ dạy. Nói đến sự Giáo Pháp của Bậc ấy khó nghĩ bàn. Vì sao? Vì tùy thuận mỗi kẻ mà nói. tùy theo sự điều động dắt dẫn. Làm cho tất cả kẻ nghe Pháp đặng hào hứng tranh nhau để tu, ngó nhau cùng tiến bộ, nhìn nhau mà phát Đại Nguyện. Lại có một THỂ CÁCH chung hưởng Tình Duy Nhứt Đạo Tràng, để Tỏ Biết Pháp Môn KHÔNG HAI mà Tu Chứng.

CÁC PHÁP DUY CHỈ CÓ:

ĐỨC VĂN THÙ SƯ LỢI PHÁP VƯƠNG TỬ mới nói tận .

ĐỨC ĐẠI LỰC DI LẶC TÔN PHẬT mới chịu tận.

Còn kỳ dư khó mà nói tận từ hay giảng giải hết đặng.

DUY CHỈ: TÍN HẠNH NGUYỆN mà lãnh các Pháp.

DUY CHỈ: Làm cho tất cả được: KHỞI TÍN, mà Thuyết Pháp.

NAM MÔ PHÁP TẠNG HỘI THƯỢNG PHẬT
BỒ TÁT MA HA TÁT

27. TU CHỨNG hay CHỨNG TU?

VẤN ĐỀ TU CHỨNG không nên giảng giải đối với những Bậc Tâm Chí hẹp hòi, sự Tham Cầu động vọng chưa GIẢM. Mà TƯƠNG SANH trạng thái XIỂM ĐỀ, mắc phải TĂNG THƯỢNG CHỨNG TU.

TU CHỨNG khi đem giảng nói hay áp dụng, đối với Bậc tu đã thuần túy ĐẠO TRÀNG, chung gồm ĐỨC HẠNH lẫn TRÍ TUỆ. Vì Bậc ấy đã từng thi hành LÝ SỰ dung hòa tu tập không chướng ngại, nên được biết rõ mối quan hệ NẶNG NHẸ đường tu và các SỞ TRI để thọ lãnh Pháp rốt ráo hoặc chưa rốt ráo.

Do đó Thân Tâm rổng rang điều hòa. Chí Nguyện thù thắng phù hợp Chơn Như Tánh mà nương theo BẤT TĂNG GIẢM. Lại cùng con đường BI TRÍ DŨNG. GIỚI ĐỊNH TUỆ HÀNH NGUYỆN cho được TRÒN DUYÊN không nhàm chán. Bậc như thế có một trạng thái hiểu biết chẳng tham để xét soi lần tiến, thì TU CHỨNG kia là: MỤC TIÊU đến đích vậy.

Giữa thời nầy Bậc TU CHỨNG vẫn có nhưng hiếm hoi. Còn Bậc CHỨNG TU lại nhiều, vì còn thiếu sót vội chấp nhận.

NẾU BẬC TU HÀNH MÀ ĐƯỢC BIẾT: TU PHẬT ĐẠO là một việc. Còn TU CHỨNG là một việc. Nó là Hai nhưng gồm không BỎ LẤY. Vì sao? -Vì TU CHỨNG vượt tầm Lý Luận, Ngôn Thuyết, Đạo Đức cùng Hạnh Nguyện.

NHƯNG NGƯỢC LẠI: Phải TU cho đầy đủ các MÔN: LÝ LUẬN, NGÔN THUYẾT, ĐẠO ĐỨC và HẠNH NGUYỆN cho vẹn mà SỞ ĐẮC lấy TU CHỨNG. Bằng thiếu sót, ngăn ngại cũng chẳng đến. Hay vội chấp nhận trong lúc mơ màng lý bí cùng với ròng biết trong một MÔN cũng chẳng đặng nó liền sanh in tuồng mình SỞ ĐẮC để nhận lãnh phải vướng vào CHỨNG TU.

Do lẽ ấy các Bậc tu thường lầm nhận, mặc dù không muốn, nhưng vì Nghiệp động vọng chưa sạch nên làm cho Bậc Tu phải lầm nơi Sở Tri của nó, để nhận lãnh là mình mà chưa trọn đến rốt ráo vậy.

Nếu nhận định xét soi hay kiểm điểm, thời mới thấy rõ ĐƯỜNG TU LÀ PHƯƠNG TIỆN, bởi phương tiện như thế nên chưa có Quyết Định. Bậc đang tu dù vô tình hay cố ý mà nói hay nhận có Quyết Định liền bị trong vòng Pháp Chấp.

Trước kia PHẬT vẫn thường nhắc cho các

Bậc đang tu hành mong chấp trước như câu: “NẾU CÁC ÔNG NGHĨ HAY NÓI ĐẾN SỰ: TU-CHỨNG LÀ KHÔNG CHỨNG.” Vì sao? -Vì nó vượt tầm Ngôn Thuyết tu cho trọn vẹn chẳng thiếu sót mà SỞ ĐẮC. Lúc ĐÃ ĐẮC thì chẳng còn NÓI ĐẮC.

Đó chính là lời chỉ minh bạch đối với Bậc đang tu. Cũng có sự Minh Định cho Bậc đến Đích. Bậc đã TU CHỨNG, thời BẬC ấy rất Trọn Biết tỏ rỏ tỉ mỉ không thiếu sót. Do đó có một Quyết Định CHƠN CHÁNH không lầm, để đưa các bậc đang tu tập vào TRI KIẾN GIẢI THOÁT.

Đối với Bậc đã Sở ĐẮc, thì Thâm Nhập thấu đáo các PHÁP MÔN tu hành, đồng biết sự NẶNG NHẸ ngăn chấp chỗ ĐÚNG-SAI do nghiệp đảo của các Bậc đang tu. Lại tỏ thấu HÀNH DỤNG của NHƯ LAI TẠNG nên mới ĐỒNG ỨNG lúc ẨN, khi THỊ HIỆN các TÁNH THUẬN và NGHỊCH, TỊNH cùng BẤT TỊNH, THIỆN hay BẤT THIỆN để gánh chịu cho tất cả chúng sanh. Miễn duy nhất đưa Chúng Sanh đến TRI KIẾN GIẢI THOÁT mà các CHÚNG không hay biết ngỡ Mình tu đặng.

Đối với Bậc như thế khó nghĩ bàn, khó biết đặng. Nếu Bậc đang tu mà biết đặng, hay bàn đặng, việc làm của BẬc CHƠN GIÁC, thì Bậc ấy cần gì phải tu?

Điểm ấy Bậc đang tu nhớ để cầu lấy BIẾT. Nên chi lúc gặp đặng Bậc THIỆN TRÍ THỨC chỉ dạy tu tập, thời nghe theo lời Giáo Pháp Huấn Từ để mà tu. Chớ đem sự nghe đó mà hòa chung chỗ phê phán nghi ngờ từng Hành Vi của THIỆN TRÍ THỨC thì nó làm cho LÝ CHƯỚNG. Khi LÝ đã Chướng, SỰ cũng cản ngăn, không Tu lấy đâu để TỎ NGỘ? Gọi là LÝ SỰ Đồng Chướng vậy.

Bằng Bậc Thượng Thặng cầu Chơn Giác hiện tại có một trạng thái đánh đổi để lướt qua các Chướng Ngại của Hành vi TƯỚNG PHÁP. Bậc ấy không lấy đó làm quan hệ đường tu. Mà chỉ cầu lấy GIÁC NGỘ TU CHỨNG làm đích căn bản nên chẳng chỉ trích, trọn TIN VÂNG KÍNH THIỆN TRÍ THỨC, thời đối với TU CHỨNG không xa mấy của Bậc thượng thặng.

Trong thời nầy nói đến tu hành thì chẳng thiếu. Nhưng đối với Bậc tu TRÒN DUYÊN chu đáo hay Biết Tu. Từ Trí Tuệ lẫn Đức Hạnh và Ngôn Ngữ thì rất sút kém. Chỉ NẶNG NHẸ có một bên, lại khi Tiến lúc Thủ không rõ ràng nên chẳng Quân Bình lối tu mà phải chênh lệch thiếu sót. Thành thử TU CHỨNG hiếm hoi, còn thành tâm tu thì vượt mức trở nên tình trạng MÊ TÍN.

NHỮNG ĐIỂM NẶNG NHẸ VÀ THIẾU SÓT NHƯ SAU:

NẶNG NGHỊCH HÀNH: Nếu Bậc tu dùng TRÍ TUỆ Phá Chấp chuyên ròng. Thì vẫn thiếu CĂN BẢN ĐẠO TRÀNG, kém về ĐỨC HẠNH. Nên sanh lối lung lạc hay TĂNG MẠNG mà đánh giá tu hành trở thành Dễ Dãi. Liền có sự NGHI nơi TU CHỨNG là một Lý Luận Thông Giải. Mà lâm vào NGHỊCH HÀNH BẤT TỊNH sa nơi ÁC CĂN Dụng Độ.

NẶNG THUẬN HÀNH: Còn Bậc dùng CÔNG PHU tu tập căn bản ĐẠO TRÀNG, và ĐỨC HẠNH chuyên ròng về THIÊN PHÁP. Vẫn thiếu đường TRÍ TUỆ phá chấp VÔ MINH, nên tu lâu phải nhàm chán. Do đó liền đánh giá tu hành KHÓ KHĂN, nghi TU CHỨNG chẳng đến hiện tại phải chờ kiếp sau mới thành tựu. Mà lâm vào yếu mềm thờ ơ chỉ đặng có THANH TỊNH THUẬN HÀNH, sa nơi THIỆN CĂN Dụng Độ.

Lại có Bậc hiểu biết thêm tí nữa, thời Bậc ấy tu chung gồm CÔNG NĂNG ĐỨC HẠNH lẫn TRÍ TUỆ, thuận nghịch đều tu, nên xem KINH học hỏi luận giải chuyên ròng theo ý muốn phù hợp của mình quanh quẩn nơi TU LUYỆN, mà lâm vào TIÊN ĐẠO Dụng Độ.

MỘT trong BA điểm trên về sự tu hành NẶNG NHẸ. Tu theo Sở Thích phù hợp với mình trở thành thiếu sót và dư dả, chẳng có một căn bản nào để tiến đến trọn vẹn SỞ ĐẮC rốt ráo nơi TU CHỨNG. Vì sao? Vì thiếu sự chỉ dạy đường tu, thiếu sự đưa đón khai thông từng lớp, Đó chính là lời nói chân thật vậy.

Trong bài nầy. TÔI và các BẠN so vào KINH SÁCH. Nơi thời GIÁO CHỦ THẾ TÔN, Ngài dùng đủ phương dìu dắt các Bậc tu hành, có căn bản khi TIẾN lúc THỦ mực thước và tôn chỉnh, vì Ngài là Bậc Tri ĐẠo THUYẾT ĐẠO khéo nên: TÙY NGHI THUYẾT PHÁP. TÙY NGĂN CHẤP mà PHÁ CHẤP. TÙY SỰ ĐƯA. TÙY NƠI ĐÓN. Làm cho thuần túy BẤT TĂNG GIẢM trong LÝ SỰ Đồng Song.

NGÀI CHẲNG KHÁC NÀO: ĐẠI LƯƠNG Y cứu chữa bệnh TOÀN THÂN, chỉ vì Tham mà TĂNG, ưa GIẢM mà Mê Lầm thọ chấp. Ngài là Bậc ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU cùng THIÊN NHƠN SƯ hay ỨNG CÚNG và CHÁNH BIẾN TRI hoặc NHƯ LAI, PHẬT và THẾ TÔN có đầy đủ 10 DANH HIỆU do trọn vẹn Hoàn tất mà đặng như thế.

Giữa thời ĐỨC THÍCH CA Ngài KHAI ĐẠO. Tất cả Chư vị Bồ Tát đang tu, hoặc TU CHỨNG. Từ trên đến dưới trong HỘI TRƯỜNG đồng theo đồng học hỏi tu tập không thiếu sót. Ngài lại thường nhắc nhở: CÁC PHÁP KHÔNG BỎ và cũng CHẲNG LẤY CHỈ CẦN THÂM NHẬP RỐT RÁO LÀ SỞ ĐẮC.

NẾU CÓ: Bậc nặng về PHẨM HẠNH ĐẠO TRÀNG công phu tu tập không chán. Nhưng thiếu về đường TRÍ TUỆ xét suy để phá chấp.

NGÀI LIỀN NÓI: TRÍ TUỆ là Cứu Cánh cuả TU CHỨNG. Nếu các Ông dùng Công Năng củng cố để mà tu thì chẳng thành tựu đặng. Vì sao? -Vì VÔ MINH không thể lấy sức mà phá nó, bằng dùng sức mà phá VÔ MINH thì chẳng khác nào CON KIẾN kia cố đục xuyên qua núi TU DI, núi ấy không lay chuyển mà lại phí công. Nếu dùng TRÍ TUỆ phá VÔ MINH. Ví như: GƯƠM BÁU chém thủng THẠCH XOA vậy.

BẰNG CÓ: Bậc tu THIỀN ĐỊNH chuyên Trí Tuệ xét suy. Nhưng thiếu sót PHẨM HẠNH NGÔN NGỮ ĐẠO TRÀNG CÔNG PHU tu tập.

NGÀI LIỀN NÓI: Chớ ngồi yên mà suy nghĩ. Có bao giờ không làm mà đặng tỏ thấu chu đáo? Cũng như kẻ kia không chịu đi qua BỜ GIÁC mà bảo Bờ Giác kia đến? Nếu không đi mà bảo đến, thì chẳng khác nào Xây Cất TÒA LÂU ĐÀI trên hư không. Nếu tu mà ngồi yên để TƯỞNG, thì không hơn mấy KẺ XÂY MỘNG ĐỂ VÀO MỘNG.

So trên con đường TU PHẬT, có một hệ thống không thiếu sót nếu NƠI nào cùng PHÁP nào bê trể thiếu sót thảy đều QUAN TRỌNG cả. Nó lại vẹn vừa chẳng NẶNG NHẸ nên gọi là VIÊN DUNG để đến TU CHỨNG. Bằng chênh lệch Nặng Nhẹ thì gọi là CHỨNG TU vậy.

TU CHỨNG hay CHỨNG TU chính là TRỌN GIÁC cùng chưa TRỌN GIÁC.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Kỷ niệm: ngày 8 tháng 4 KỶ DẬU
1969

26. TỰ TÁNH

TỰ TÁNH là Bậc VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC, Bậc ấy Trọn Biết chân thật trong TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI rất rõ ràng tỉ mỉ không thiếu sót nghi ngờ gì cả.

KHÁC NÀO: TRƯỞNG GIẢ kia biết rõ từng món đồ dùng trong LÂU ĐÀI của mình, khi cần đến chẳng chút ái ngại. Lúc hết dùng đem sắp xếp không nghi ngờ. Thân Tâm đã biết nên trơn liền chẳng vướng đọng ĐÚNG-SAI.

Đối với Bậc Toàn Giác thật biết các Pháp chân thật cũng thế. Nên dù các trường hợp Hành Dụng THUẬN-NGHỊCH, TỊNH BẤT TỊNH chăng vẫn vẹn vừa đúng lúc. Lại có một Quyết Định đưa các Bậc nằm trong BẢN NGÃ thoát khỏi TRẦN LAO mà đặng TRI KIẾN hoàn toàn GIẢI THOÁT, không còn Tập Khí Sanh Tử. Lại Bậc ấy chẳng có lấy một NGHI.

Nói đến Bậc như thế thật khó nghĩ bàn, thì làm sao đem so tính với Bậc hiện hữu mê mờ lầm lẫn? Hay các hàng TU CHỨNG từ thấp đến cao, hoặc trong lúc còn tu, hay Bậc đã ĐẮC PHÁP nhưng chưa rốt ráo? Cùng HẠNH NGUYỆN ĐỘ SANH hãy còn lý bí, sự hiểu biết lưng chừng như:

- Chưa tỏ rõ phân định thế nào là CÓ? Thế nào lại KHÔNG? Đó gọi là Bậc NỬA CÓ NỬA KHÔNG. Còn Bậc đã TỎ PHÁP TRI KIẾN nhưng chưa rành mạch thật biết sự dùn-thẳng, chung-riêng đường lối TỐI THƯỢNG? Khi đi lúc về các Pháp. Dù cho những Bậc ấy có đem Luận Giải in tuồng Thật Biết Thông Đạt chăng, nhưng chưa thể nào sắp xếp các Pháp như: MÓN ĐỒ DÙNG của mình để HIỆN GIÁC an trụ rốt ráo. Nên mơ màng dùng TƯỞNG hay KHÔNG TƯỞNG. Nghi ngờ CHƠN GIẢ GIẢ CHƠN?

- Bằng có Bậc Tỏ Biết nơi chốn TÂM SANH PHÁP. Chính mình tạo chốn CHÁNH BÁO hay CHỊU BÁO. Các lý giải in tuồng thật biết chốn ĐIỀU NGỰ Pháp, nhưng lúc thi hành bị Pháp Điều Khiển nó Tương Phản nhau làm cho rời rợt ngẩn ngơ Không lối thoát. Vì sao?

Vì BẢN NGÃ còn chứa đọng chưa trơn liền rốt ráo. Lại tự lầm nâng mình Trọn Biết Chơn Như Tự Tánh. Vô Tình hay cố ý tu PHÁ CHẤP, lại tạo Pháp để mà CHẤP.

BẢN NGÃ và TỰ TÁNH khi chưa biết cho nó không sai khác. Đến lúc biết thời mới nhận định đặng nó sai khác muôn trùng. Vì sao? -Vì Bậc trong khi mê mờ đến thời tu tập lần biết ĐANG BIẾT là BẢN NGÃ. Còn Bậc GIÁC NGỘ THẬT BIẾT hoàn toàn là TỰ TÁNH. Đó chính điểm sai khác.

Khi ĐỨC A DI ĐÀ Ngài đã trọn vẹn TỰ TÁNH Ngài nói: TỰ TÁNH DI ĐÀ. MUÔN PHƯƠNG TỊNH ĐỘ. Chính thực đối với Đức A DI ĐÀ mới đặng như thế. Bằng những Bậc nằm nơi BẢN NGÃ, nếu vang nói câu trên hoặc lầm tưởng mình đã trọn đến Tự Tánh, thì Bậc ấy phải đành chịu: BẢN NGÃ QÚA ĐÀ -MUÔN PHƯƠNG PHÁP GIỚI.

ĐỨC THÍCH CA MÂU NI PHẬT. Khi Ngài đoạt VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC. Ngài cũng nói: THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ. DUY NGÃ ĐỘC TÔN.

Tuy hai lời nói của Hai VỊ PHẬT khác nhau, nhưng chung gồm một chỗ chỉ: CHƠN NGÃ TỰ TÁNH, thật hoàn toàn rốt ráo vậy.

BẢN NGÃ nếu dùng đến QUÁN chung cùng và trùm khắp, thì nó lại có sẵn nơi BỐN LOÀI (Thấp-Noản-Thai và Hóa Sinh) không thiếu. Mà quán riêng từng Bậc thì MỖI BẬC MỖI LOÀI, từ Hạ đến Thượng từng trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, Lục Đạo hay Tinh Trùng thảy đều có Bản Ngã.

BẢN NGÃ lại vốn có Đặc Tánh của nó là: THƯỜNG TRÚ THƯỜNG ĐI gọi là VÃNG LAI DI CHUYỂN. Nên bậc soi biết thì mới nhận thấy nó: CÓ ĐI, CÓ LẠI. Khi tu hành đoạt đến Viên Tịch thì không thấy nó ĐI-LẠI

Do lẽ ấy nên Bậc TỰ TÁNH CHƠN NHƯ nói với Bậc nằm trong BẢN NGÃ để quyết định lìa nó, bậc ấy chỉ thẳng nó là: KHÁCH chẳng thật, chớ nên chấp nhận lấy nó mà lầm mê. Hãy nương vào VÔ NGÃ lìa BẢN NGÃ Trần Lao đặng tu tập mà đoạt Chánh Giác vậy.

BẢN NGÃ thường trú như thế, nên không có chổ nào mà chẳng đến, lại chẳng có nơi nào mà không đi. Nó liên tục thay đổi nên dễ bị lầm nhận nó là: MÌNH. Còn BỔN LAI TỰ TÁNH của mình lại chẳng nhận, trở nên lầm lẫn. PHẬT gọi là Mê lẦm Điên Đảo vậy.

Khi đã trót theo BẢN NGÃ, tưởng nó chính Mình, thời rất khó biết được sự lầm nhận để mà soi nó, nên ngỡ Tự Tánh Bổn Lai, vì vậy phải cuồng quay sai biệt, ý nguyện của mình bị Tương Phản. KHÁC NÀO: CÂY MONG LẶNG. GIÓ CỨ THỔI.

Chính Bậc tu hành nào cũng vậy. Họ rất mong cải tạo trừ mê, nhất tâm cầu TRI KIẾN đến chốn THƯỜNG CÒN BẤT BIẾN. Nhưng nào có đặng toại nguyện đâu? Vì sao? -Vì đã bị lầm lấy KHÁCH làm CHỦ còn CHỦ làm TÔI TỚ thì làm sao có một chủ quyền lập Pháp? -Có một chân chánh để trọn lãnh PHÁP ĐẢNH NHƯ LAI TẠNG? Mà đặng THỌ KÝ. BỔN LAI TOÀN MỸ? Đó cũng là một sự sai lầm của TRUYỀN KIẾP. Một sự tu tập ĐÚNG-SAI vậy.

Bậc tu hành cần nhất TỎ PHÁP cùng ĐẮC PHÁP gọi là THẬT THẤY Rõ Chân cũng là TRI KIẾN. Điểm thứ hai lại cần đến sáng soi Sự LƯU HÀNH BẢN NGÃ đặng khỏi lầm vì nó mà đoạt đến GIẢI THOÁT. Điểm thứ Ba cần đến HẠNH NGUYỆN ĐỘ SANH mà đến CHÁNH GIÁC TỰ TÁNH.

BẰNG CHƯA BIẾT. HOẶC KHÔNG CHỊU BIẾT HAY CHẲNG CẦU BIẾT thì dù có tu gấp mấy chăng cũng không ngoài BẢN NGÃ để tu vậy.

Càng HÀNH mà không chịu Tỏ Biết, thì lại càng dung túng nuôi dưỡng Bản Ngã thật lớn to. Nếu hiểu biết mà không Làm lại đúc nung BẢN NGÃ cho thật chắc cứng. Đó là lời ưu tú Di Truyền của Chư PHẬT, đem lại sự TRÒN DUYÊN TRỌN NGUYỆN để Thật Biết tỉ mỉ chẳng còn Tập Khí Sanh Tử mà hoàn toàn Giải Thoát. Nên nhớ lấy.

BẢN NGÃ là nguồn gốc phát sanh Cõi Trời và Người lại tạo thành LỤC ĐẠO, Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới do chấp nhận lầm lẫn mà thành.

NÊN PHẬT NÓI: Nó muốn thế nào, nó đặng thế ấy. Do BẢN NGÃ hương vị ngọt bùi Thường Chấp thành tựu các Cảnh giới. Chính nó tự tạo Cảnh Giới, rồi cũng chính nó mong van cầu khẩn cho đặng Cảnh Giới của nó tạo mà an trụ. NHƯ LAI thật biết và biết hơn thế nữa, nhưng NHƯ LAI không Tập Nhiễm Thụ Chấp, nên hoàn toàn Giải Thoát chẳng còn Tập Khí Sanh Tử vậy.

Bậc tu hành nên so lời nói trên để hiểu. Nhưng khi chưa biết đến BẢN NGẢ nó là: KHÁCH, thì dù có đem hết toàn lực để tu hay chiêm ngưởng củng cố đánh đổi mong nhận đặng sự TRI KIẾN GIẢI THOÁT chăng, thì nó cũng là Tri Kiến, cũng là Giải Thoát. Nhưng chẳng đặng hoàn toàn. VÌ sao? Vì nó còn mộng đảo Tập Nhiễm thanh thô hương vị Tập khí Sanh tử.

Bằng THẾ GIAN GIỚI, BẢN NGÃ nó chính là NGHIỆP. Nghiệp nặng nhẹ do nơi Ngăn Chấp nhiều ít mà thành ra muôn trùng vạn lối trở nên Nghiệp Tương Phản và Tương ứng, Đồng Nghiệp và Biệt Nghiệp nên có THƯƠNG GHÉT, PHẢI QUẤY, RIÊNG TƯ cùng HỶ NỘ ÁI Ố đến THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH. Đều là Thế Gian Pháp để vay trả, trả vay nơi Sanh Tử Luân Hồi không ngừng nghỉ.

BẢN NGÃ NÓ CÓ HAI ĐƯỜNG LỐI:

Một là: Xa lià, củng cố, Tận Diệt, TẬN DIỆT ĐỊNH. Đó thuộc về hàng NHỊ THỪA TU CHỨNG.

Hai là: Nương theo VẠN PHÁP VIÊN THÔNG. Dùng phương tiện Hạnh Nguyện Độ Sanh như: BI CHÍ DŨNG, GIỚI ĐỊNH TUỆ cùng LỤC BA LA MẬT ĐA, TỨ NHIẾP PHÁP và BÁT NHÃ để thâm nhập Pháp Giới. Bậc ấy cần tỏ biết BẢN NGÃ là: KHÁCH LƯU HÀNH để Trọn Biết tỉ mỉ khỏi lầm hết MÊ. Khi hết mê đặng CHÁNH GIÁC, gọi là HIỆN GIÁC của hàng TU CHỨNG TỐI THƯỢNG vậy.

CŨNG NHƯ: Có Hai TRƯỞNG GIẢ nọ, thảy đều trọn quyền làm CHỦ tòa LÂU ĐÀI. Nhưng cả Hai ông đều một cảnh LẦM. Do sự lầm nhận KHÁCH là CHỦ của tòa Lâu Đài, còn mình làm TÔI TỚ. Nên phải chịu tất cả quyền điều khiển của VẠN KHÁCH. Đó Vạn Cảnh của Luân Hồi cũng thế.

Sau chỉ vì sự nhọc nhằn khổ cực, sự đòi hỏi không ngừng của KHÁCH mà hai vị Trưởng Giả đồng chán nản, lòng hằng mong ước thoát sanh ra khỏi nơi ao tù TỨ KHỔ. NĂM ẤM -TRẦN LAO. MƯỜI ĐIỀU RÀNG BUỘC.

- Một ông thì quyết chí diệt ly, xa lìa bọn KHÁCH chẳng nói năng với chúng, không để chúng đụng đến Thân Tâm. Bọn KHÁCH bèn để yên cho TRƯỞNG GIẢ vài Căn Phòng AN TRỤ. Đó là hàng NHỊ THỪA đến chốn HỮU hoặc VÔ mà an trụ lấy Một.

Còn TRƯỞNG GIẢ kia cũng có một chí mong ước thoát khỏi chỗ khổ cực nhọc nhằn, chẳng khác với TRƯỞNG GIẢ trên. Nhưng thường Nghi Hoặc và cũng thường TỰ hỏi lấy mình, tại sao bọn CHỦ lại đông thế? Nếu là CHỦ sao lại chẳng ở mà cứ đi về thay đổi? Lâu ngày liền TỰ BIẾT MÌNH LẦM. Cũng nhờ có Nghi Chấp mà rõ biết sự lầm nhận của Mình.

Nhưng TRƯỞNG GIẢ còn bình tĩnh và rộng rãi hơn, không vội gì đuổi KHÁCH, để nhìn xem và rõ biết từ cử chỉ đến Hành Động ngôn ngữ từng mỗi một KHÁCH đến trăm nghìn vạn ức triệu, đồng rõ biết tận cùng toàn bộ của KHÁCH không thiếu sót.

Khi đã THẬT BIẾT thì chẳng còn sợ hãi rụt rè và không còn lấy MỘT NGHI, nên Trưởng Giả làm vẹn vừa đúng đắn và có một Quyết Định quá ư Thù Thắng. Trưởng Giả bèn ăn mặc y áo chỉnh tề, tựa ngồi nơi Toà SƯ TỬ. Trưởng Giả cho mời tất cả KHÁCH không thiếu sót một ai, Trưởng Giả tuyên đọc tỏ rõ tỉ mỉ tuần tự theo thứ lớp làm cho tất cả Khách đều kính nể tôn trọng CÔNG ĐỨC cao dày của Trưởng Giả.

Đồng thời KHÁCH cũng Nhất Nguyện thân cận gần gủi bên TRƯỞNG GIẢ đặng tạo lập chung hưởng sự giàu có, do dưới quyền của Trưởng Giả điều khiển. Từ đó Trưởng Giả trọn quyền làm chỦ TÒA LÂU ĐÀI, lại trọn quyền sai khiến tất cả KHÁCH, thật là TOÀN VẸN DUY NHẤT.

Một LẦM NHẬN của Hai vị TRƯỞNG GIẢ, và các Bậc TU CHỨNG cùng khắp trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, trở thành có trạng thái TU HÀNH trong hai lối TRI KIẾN và GIẢI THOÁT khác nhau.

MỘT BÊN: -TẬN DIỆT thì rốt cùng vào VÔ DƯ NIẾT BÀN.

-Còn TẬN DIỆT ĐỊNH thời đến HỮU DƯ NIẾT BÀN.

MỘT LỐI NỮA: -HIỆN GIÁC TỎ BIẾT SỞ ĐẮC TỰ TÁNH VIÊN MINH MUÔN PHƯƠNG TỊNH ĐỘ RỐT RÁO ĐẠI NIẾT BÀN vậy.

NAM MÔ ĐÔNG ĐỘ HIỆN GIÁC
DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI

25. TÁNH TƯỚNG

TÁNH VỐN VIÊN MINH TỊCH TỊNH BÌNH ĐẲNG TƯỚNG thời sai khác, vì sao? Vì TƯỚNG chính TÂM. Do Tâm năng KHỞI năng BIẾN nên BỊ BIẾN. Tâm vốn chẳng Dừng Trụ trở thành không nhứt định bởi nơi mong cầu Điên Đảo. Khi thì Thích muốn, lúc lại không.

Nó có nhiều chứng tật, vì hay Năng Biệt nên Bị Biệt phải vướng mắc vào Pháp TƯƠNG ĐỐI, lại dành chịu tư riêng ĐƯỢC MỪNG, MẤT BUỒN. Việc THÍCH thì HỢP, CHẲNG THÍCH không HỢP. Chung gọi nó là DUYÊN KHỞI, bởi Khởi mà Tự Sanh PHÁP. Nhận lầm từng Sở Thích, lìa bỏ từng Không Thích, Mong từng sự Muốn, chẳng chờ những gì không Muốn. Trở thành: CÓ-KHÔNG, KHÔNG và CÓ. Nơi CÓ chính là TƯỚNG. Chỗ KHÔNG đó lại TÂM.

Khi đã CỐ THỦ lầm lẫn bên TRONG là TÂM, còn bên NGOÀI thì TƯỚNG. Chớ nào ngờ TRONG NGOÀI là nơi phân biệt của VỌNG trở nên Ngăn cách.

Khi có Công Năng tu tập, tìm hiểu sâu đậm đặng Tỏ Biết BẢN THỂ CHƠN TÂM vốn có Một, thì TƯỚNG chính TÂM mình.

TÂM Khởi bên trong: Tiêu Biểu cho Vô Tướng. TƯỚNG Hiện Diện: Đó chính Thực Thể của THỰC TƯỚNG.

Từ VÔ TƯỚNG đến THỰC TƯỚNG tuy rằng một THỂ TÂM nhưng Hai TÁC DỤNG khác nhau. Đó chính là điểm Tuyệt Mỹ Viên Dung Tự Tại Vô Ngại Hành Dụng cho Bậc GIÁC NGỘ. Bậc ấy thật Sở Đắc không sai của TƯỚNG. Vì sao? Vì đã thực hành TỨ NHIẾP PHÁP cùng LỤC BA LA MẬT ĐA, trên những LÝ SỰ ĐỒNG SONG mà đặng Tỏ Ngộ NHẤT TƯỚNG. Còn kỳ dư lầm lẫn TƯỚNG, thời TƯỚNG sai khác vậy.

TÁNH vốn Viên Minh Tịch Tịnh, Bất Biến do Bình Đẳng. Thường Còn bởi Bất Nhị. Gọi là THỂ TÁNH CHÂN NHƯ. Không Tập Nhiễm vọng khởi thanh thô phân biệt, nên gọi là TÁNH PHẬT.

NGƯỢC LẠI: Lầm mê mờ tối vọng loạn năng phân thời gọi là PHẬT TÁNH. Vì sao? -Vì TÁNH ấy vốn đứng yên. Nhưng kẻ lầm mê tưởng TÁNH hay Nhiễm, hoặc Thường Nhiễm, cùng bị Nhiễm. Chớ thật ra TÁNH vẫn y nguyên.

Do một Khởi của TÂM, trở thành muôn trùng vạn pháp, lại chấp nhận những Pháp ấy mà bị Nhiễm Pháp, rồi tự sanh các chứng nghiệp hoài mong vọng đảo, lầm tưởng là TÁNH nhiễm, chớ kỳ thật TÂM nhiễm mà đảo, phải chịu làm chúng sanh theo Giới Hạn của Sanh Tử Luân Hồi thuyên diễn.

Đứng nơi trạng thái của kẻ TƯỚNG TÂM thường nhiễm hay bị nhiễm nơi phân biệt Bản Năng cùng Sở Ngã, thời rất khó biết được Bậc THÂN TÂM Viên tịch, TÁNH TƯỚNG Đồng Song. Vì sao? Vì VÔ MINH che lấp, làm sao rõ biết được TỰ TẠI CHÁNH GIÁC?

NÊN PHẬT NÓI: Cái Hiểu Biết đặng TƯỚNG TÂM thật là khó vô vạn, còn sự tập nhiễm hay không tập nhiễm lại còn khó hơn thế nữa. Vì vậy: PHẬT chỉ biết PHẬT, BỒ TÁT biết BỒ TÁT. A LA HÁN biết A LA HÁN. Do đó Bồ Tát nói một câu thời Bậc A La Hán ngồi suy nghĩ để biết, đến hàng kiếp chưa thấu hiểu đặng. Thì làm sao chúng sanh Tâm thường nhiễm, bị nhiễm, mà biết đặng TƯỚNG TÂM của bậc Viên Giác.

Ngoài ra Bậc phát Bồ Đề Tâm tu hành cầu Đạo. Bậc ấy lìa hẳn CÁI BIẾT của mình, mà cầu lấy cái Tỏ Biết của bậc khác. Đó chính là: CẦu ĐẠo Chánh Tâm.

Còn bậc THÂN TÂM Viên Tịch, TÁNH TƯỚNG Viên Minh Chánh Giác, Bậc ấy đứng trước mọi hoàn cảnh thật CHƠN BIẾT tỉ mỉ tận cùng, lại soi khắp các Giới chẳng thiếu sót mảy may nào cả. Nhưng chẳng nhiễm, vẫn trơn liền tỏ rõ.

CHẲNG KHÁC NÀO: Ngọc Ma Ni kia, có Sẵn sự soi sáng của Ngọc, lại thu nhiếp được tất cả Cảnh Giới Tam Thiên, nó rất tinh vi tỉ mỉ, từ một khẽ động đến muôn ngàn khẽ động, chỉ nhiếp thâu không đầy nửa Sát na, liền có đầy đủ hình bóng chẳng sai khác. Nhưng trái lại: Ngọc Ma Ni không bao giờ nhiễm các Cảnh Giới. Vì chính nó trơn liền sáng soi Viên Tịch.

VÍ NHƯ: Tấm GƯƠNG Thủy Tinh kia, nó vẫn Sẵn sự soi và thu nhiếp các Cảnh vật bên ngoài một cách chu đáo tỉ mỉ từ sự di chuyển như: Gió đẩy đưa các cành lá, hay loài vật bay ngang qua nó liền nhiếp thâu không thiếu sót. Nhưng vẫn không tập nhiễm tí nào cả. Bậc CHÁNH GIÁC cũng thế.

Bậc Tịch Tịnh Viên Minh đã tỏ rõ tận biết các Pháp, thì TƯỚNG cũng tận biết. TƯỚNG tận biết thời TÂM nào quái ngại mà nhiễm với không nhiễm?

Nhờ chẳng nhiễm nên đoạt đến THƯỜNG CHÂN Trọn Biết, lại chỉ bày cho các Bậc tu tập rành mạch từng chi tiết của các Pháp không thiếu sót. Khi Thuận, lúc Nghịch cùng đến giai đoạn QUYẾT ĐỊNH, chỉ thẳng rõ ràng từng hành vi và sự liên hệ tương quan của nó. Khiến cho Bậc tu được nhiều ích lợi, làm cho Trí Tuệ TĂNG TRƯỞNG Tri Kiến Giải Thoát.

Những điểm trên Bậc CHÂN THIỆN có thể giúp được cả. Nhưng đối với Tự Nhiễm cùng Chấp Thủ, thật là khó khăn. Chính Bậc dưới lãnh hội TIN VÂNG để nghe lìa bỏ KHÔNG NHIỄM thì đặng đấy, nhưng một thời gian TÂM-Ý rỗng rang, nếu chẳng chịu y theo HẠNH NGUYỆN mà làm, thời lọt vào TƯ DUY nhiễm TỊNH, sinh thờ ơ các Pháp, buông xuôi các TƯỚNG mà chẳng tròn HẠNH NGUYỆN.

DO LẼ ẤY NÊN: ĐỨC THÍCH CA, Ngài mới nói cùng Chư BỒ TÁT: nếu các ông: -Vì Tịnh mà nhiễm, -Vì Không Tịnh Không Nhiễm, -hay vì một Pháp để Tỏ Chân, mà Thật Biết, đều là mơ màng để biết. Bằng HẠNH NGUYỆN không tròn thời chẳng bao giờ đoạt đến VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC. Vì sao? Vì sự nhiễm của Nội Tâm và Ngoại Cảnh chưa đặng Tỏ Biết chu đáo, thì làm thế nào Viên Tịch mà dừng trụ?

Ngài mới chỉ lên MẶT TRĂNG mà nói: MẶT TRĂNG kia nó ở xa đám MÂY muôn trùng dặm. Nhưng các ông ở dưới nhìn lên, ngỡ Mây nọ sát liền với Trăng. Bằng có trăm ông ở vào trăm xứ sở cách nhau, đồng nhìn lên Mặt Trăng, thì mỗi ông một xứ sở sự nhìn thấy đều khác nhau giữa TRĂNG và Mây. Có ông nói Mây dính liền với Trăng. Có ông nói Mây xa hơn Trăng. Có ông nói xa hẳn Mặt Trăng, và có ông nói nó không có Mây. Tùy theo lúc thấy mà nói ở chiều ngang, nhưng chung lại Đồng Tưởng mơ màng mà ước đoán chớ chưa Thật Biết MẶT TRĂNG xa muôn trùng với MÂY.

Còn đối với việc làm của NHƯ LAI, cũng như Mặt Trăng kia nó vượt tầm lý luận ngôn thuyết. Nó chẳng có đám mây nào ở gần Trăng cả, thời làm sao có sự NHIỄM của NHƯ LAI?

Dù cho NHƯ LAI có ngồi chung với các ông nơi đây chẳng hạn, nhưng đã Trọn Biết các Nghiệp Nhiễm chẳng khác nào biết tỏ rõ MẶT TRĂNG và MÂY kia xa cách không bao giờ gặp nhau mà làm sao nói đến sự Lầm của NHƯ LAI được?

Nếu đời nầy và đời sau, các ông tu hành chỉ nặng về LÝ và TRÍ, không thi hành HẠNH-NGUYỆN ĐỘ SANH, thì chẳng bao giờ thâm nhập TÁNH TƯỚNG để Tỏ Tánh Chân Thật mà HIỆN GIÁC. Vì sao? -Vì Lý Lẽ và Trí Tuệ của các ông suy nghĩ mà đoạt đến chỗ suy nghĩ thôi. Dù cho việc suy nghĩ Lý Lẽ ấy có Chân Thật chăng, cũng Chân Thật đối với các ông. Chớ đứng về CHÂN LÝ TRỌN VẸN, thì nó là một khía cạnh, Lý Luận Giải gọi là: THẾ GIAN GIẢI vậy.

Theo lời của ĐỨC THẾ TÔN trên, vì lầm
lẫn phân chia TƯỚNG TÂM sai khác nên TÁNH TƯỚNG chẳng ĐỒNG, mà theo DUYÊN KHỞI bị nhiễm vướng mắc Sanh Tử Luân Hồi chịu làm CHÚNG SANH hay CHÚNG SANH GIỚI.

CHỚ NÀO NGỜ: TƯỚNG chính TÂM. Còn TÁNH vốn BÌNH ĐẲNG VIÊN TỊCH. Nơi Hai điểm ấy: Bậc tu hành nên đi nơi các TƯỚNG cần có thi hành HẠNH NGUYỆN để thu nhiếp TƯỚNG TÂM mà Tỏ Biết. Miễn sao LÝ SỰ ĐỒNG SONG BẤT TĂNG BẤT GIẢM, rõ thấu tỉ mỉ các Pháp mà đặng TƯỚNG TÂM BẤT NHỊ.

Đến khi TỎ TƯỚNG liền thấu đặng cùng khắp, thời lo chi chẳng VIÊN DUNG TỊCH TỊNH? Bậc đã làm theo TƯỚNG PHÁP, thì nên lấy TƯỚNG PHÁP tu để tỏ CHƠN GIÁC.

CHẲNG KHÁC NÀO: Có một Bậc đến hỏi vị Bồ tát: “TÌM ĐÂU KHỎI SANH TỬ?” -Bồ Tát trả lời: “TÌM TRONG SANH TỬ SẼ KHỎI SANH TỬ”.

CŨNG NHƯ: Trong kinh DUY MA, có một đoạn nói về Bị Biệt mắc miếu từ NHƯ hóa HUYỂN PHÁP, còn chẳng Phân Biệt là NHƯ PHÁP.

Bấy giờ trong nhà Ông DUY MA CẬT, có một THIÊN NỮ thấy có các vị TRỜI-NGƯỜI, BỒ TÁT và hàng ĐẠI ĐỆ TỬ đến nghe Pháp. Thiên Nữ bèn hiện thân tung Hoa Trời để rãi trên mình các Vị. Khi Hoa vừa đến nơi Bồ Tát liền rơi hết, mà đến các hàng TRỜI NGƯỜI cùng ĐẠI ĐỆ TỬ đều mắc lại. Các Vị dùng Thần Lực phủi Hoa mà Hoa cũng không rớt.

- Lúc ấy Thiên Nữ hỏi Ngài Xá Lợi Phất: Tại sao phủi Hoa?

- Xá Lợi Phất nói: Hoa nầy không NHƯ PHÁP nên phủi.

- Thiên Nữ nói: Nầy Ngài Xá Lợi Phất, chớ bảo Hoa nầy là không NHƯ PHÁP. Vì sao? -Vì Hoa nầy vốn nó không Phân Biệt, tại Nhân Giả Phân Biệt đó thôi.

Bằng người Xuất Gia ở trong Phật Pháp có phân biệt, thì nó liền không NHƯ PHÁP. Mà ngược lại không phân biệt thời nó đặng NHƯ PHÁP. Đấy ông xem: Các Bồ Tát Hoa nào có dính. Vì sao? Vì đã đoạn hết TƯỚNG phân biệt. Ví như: Người hồi hộp sợ thời PHI NHÂN mới thừa cơ mà hại đặng.

Nó chẳng khác các vị ĐẠI ĐỆ TỬ cùng TRỜI NGƯỜI vì sợ nên: SẮC-THINH-HƯƠNG-VỊ-XÚC mới thừa cơ đặng. Còn có bậc đã lìa được sợ sệt thì tất cả NĂM MÓN DỤC không làm chi đặng. Do Tập Khí và Kiết Sử chưa dứt nên Hoa mới mắc nơi Thân thôi. Còn Bậc Kiết-Tập hết rồi Hoa không mắc được vậy.

Hai đoạn KINH trên thảy đều chỉ thẳng nơi Phân Biệt Sở Chấp của NHÂN GIẢ nên mê mờ sợ sệt chẳng dám nhận TƯỚNG chính TÂM để cầu VI DIỆU PHÁP, mà tất cả Bậc qua các PHÁP chẳng chướng ngại để Tỏ Pháp TÂM, cùng thi hành HẠNH NGUYỆN chẳng nhàm chán đoạt VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC.

NAM MÔ TỰ TẠI VƯƠNG BỒ TÁT MA HA TÁT