72 Câu Vấn Đáp

Thiền Sư Bồ Tát Di Như trả lời 72 câu hỏi của ông Tạng Thân (2010)

1. Chìa khóa hoá giải tất cả mê lầm?
* Không chướng, không chấp là Chơn Pháp hóa giải tất cả mê lầm.

2. Bổn lai diện mục của Thiền Như Lai?
* Bổn lai diện mục của Thiền là Thiền Tánh, của Như Lai Thiền là Như Tánh, vào chân đế của Như Lai Thiền là Như Như.

3. Bổn lai diện mục Lục Đạo và giải quyết rốt ráo lục đạo? Tam giới?
* Bổn lai diện mục Lục Đạo: Mỗi chúng sanh có một chủng tánh tập nhiễm nặng nhất đó là bổn lai diện mục như: Thiên, Nhân, A Tu La, Súc Sanh, Ngạ Qủy, Địa Ngục.
* Giải quyết rốt ráo lục đạo:Mỗi môn giải quyết, cứu chữa rốt ráo một bệnh mê lầm:
- Pháp Thiền Định nhiếp độ giải quyết rốt ráo Thiên, Thần, Tiên.
- Pháp Trí Tuệ nhiếp độ giải quyết rốt ráo Nhân.
- Pháp Nhẫn Nhục nhiếp độ giải quyết rốt ráo A Tu La.
- Pháp Tinh Tấn nhiếp độ giải quyết rốt ráo Súc Sanh.
- Pháp Trì Giới nhiếp độ giải quyết rốt ráo Ngạ quỷ.
- Pháp Bố Thí nhiếp độ giải quyết rốt ráo Địa Ngục.
* Tam Giới: Bậc tu chưa giác ngộ thường không ra khỏi một trong ba cõi này: Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới.
* Không ham muốn giải quyết rốt ráo Dục giới.
* Không thọ chủng sắc tướng, âm thanh, giải quyết rốt ráo Sắc giới.
* Không chấp Không, nương khởi sanh, khởi diệt, giải quyết rốt ráo Vô sắc giới.

4. Bổn Lai diện mục Tiểu Ngã Giả Tưởng?
* Tiểu Ngã là chủng tánh của chúng sanh. Suy nghĩ là Tưởng là loạn tưởng, khi lầm nó giả không thật. Mỗi người có hằng hà sa số chủng tánh, nặng chủng tánh nào là bổn lai diện mục Tiểu ngã đó, sẽ bị thọ nghiệp về cảnh giới đó.

5. Làm cách nào giải quyết sanh tử?
* Nương vào vạn pháp hiện sanh, hóa giải, trực giác hiện sanh, giải quyết sanh tử. Vạn pháp là Nghe Thấy Biết.

6. Đức Phật ăn cái gì?
* Chư Phật mười Phương ăn Lòng Thành của chúng sanh.
- Chúng sanh tu Phật: cúng trên bàn Phật như: nhang mùi hương hôi, chua, hoa loại cây thường mọc ở ngoài đường, quả loại không được tươi, khô héo.
- Ma, Quỷ thọ nghiệp độc ác cũng tu Phật: họ mang tâm dã Thú, nhất là thời mạt pháp, họ nấu nướng cúng chay nhưng gọi đó là thịt, cá, dâng Chư Phật, cúng xong tổ chức ăn uống linh đình...
- Bậc tu chân chính dâng cúng Chư Phật nhang trầm loại thật qúi, hoa quả lựa chọn loại tươi tốt nhất.
- Nói chung bậc tu Thọ Báo, Phước Báo, Chánh Báo cũng tu Phật, họ đều dâng cúng Chư Phật. Tướng chính Tâm nên thể tánh dâng cúng, hoàn toàn thấp hèn và thanh cao khác nhau. Do vậy Chư Phật ăn lòng thành của chúng sanh bình đẳng mà Bất Bình Đẳng.

7. Thế nào là Bồ Tát Ma Ha Tát? Trong 55 cảnh giới Bồ Tát, Bồ Tát Ma Ha Tát ở chỗ nào? Kể rõ 55 cảnh giới Bồ Tát.
* Bồ Tát Ma Ha Tát phải là bậc tu thấu đạt Bát Nhã Trí. Trí Bát Nhã là trí viên thông, ra vào vạn pháp viên giác. Đó chính thị Ma Ha Tát.
* "Y kinh thì Tam Thế Phật oan. Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết" nên chi bị biết, bị tu. Do đó không chỉ 55 cảnh giới mà trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, Bồ Tát không trụ cảnh giới nào mà trụ. Trụ mà không trụ, miễn sao Bồ Tát MHT ra vào vạn pháp thuận-nghịch, tịnh bất tịnh, hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, tâm không quái ngại, đặng tự tại thọ pháp Tổng Trì Đà la Ni Tạng đoạt Đại Bi, vô ngã nhiếp thâu Đại Ngã.

8. Trong Thập Địa Bồ Tát, địa thứ 7 khác địa thứ 8 chỗ nào? Làm sao thực hiện?
* Trong thập địa Bồ Tát:
- Địa thứ 7 là Viễn hành địa. Bồ Tát đã trực giác kiến diện Như Lai, đang chứng thị được như pháp. Hành dụng được vạn pháp. Thấu đạt phẩm xuất thế gian vào Nhứt Thừa.
- Địa thứ 8 là Bất động địa: Sạch chướng, chấp, nương vạn pháp bất tăng bất giảm, thành tựu Thực tướng Vô tướng tam muội. Nhận chân được thời gian, không gian vốn vô thủy vô chung.
- Khác nhau ở chỗ: Địa thứ 7 Bồ Tát Địa phẩm Nhứt Thừa. Địa thứ 8: Mở màn vào được phẩm Tối Thượng Thừa.
- Thực hiện: Chưa Sở đắc Thực tướng Vô tướng Tam muội, Pháp môn không thực hiện được. Bậc sở đắc 3 pháp Môn: Vô Sanh Pháp Nhẫn, Bình đẳng tánh Trí, Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội được Phật Vương chứng minh thật hiếm.

9. Con đường tu hành từ Tri Kiến Phật đến Phật Tri Kiến? Tri Kiến Phật khác Phật Tri Kiến?
* Tri kiến Phật: Tri là biết. Kiến là thấy. Tức thấy rồi hành mới biết Phật, là phải tu và hành từ Có đến Không. Sắc tức thị Không. Chúng sanh giới sạch. Ví như: Một người leo núi, đi từ chân núi vượt xong tất cả chướng ngại, hoàn cảnh, lên được đến đỉnh núi. Nhất Thiết Trí.
* Phật Tri kiến: Phật là Giác. Tri kiến là biết rồi hành thâm mới Thấy từ Không đến có. Không tức thị Sắc. Ví như: Đến đỉnh núi rồi người leo núi phải đi xuống tận chân núi để thương mến, sống chung, thân cận với tất cả chúng sanh đặng thâm nhập đường đi lối về chúng sanh giới. Nhất Thiết Chủng Trí.
- Tri Kiến Phật là giác ngộ, khác ở chỗ Phật Tri kiến là thành diệu qủa.
- Đúng nghĩa: Mất tất cả để Có tất cả. Giác chỉ giảng, nói giỏi nhưng chưa hưởng được chân lý. Thành đạo là Qủa mới hưởng được chân như. Lìa chân như, thấu đạt như như, tứ thời mỗi động tịnh đều Tương thông Phật Lực.
* Duy chỉ bậc tu tin vâng chư Phật, Chư Bồ Tát mới hành dụng, diệu dụng cho tùy công năng công đức chịu đựng cạn sâu, Sắc tức thị Không đến trước. Tự đi khó có ai biết lộ trình hành cho sạch. Sạch rồi tự biết Kính. Đây là kinh nghiệm. Ai có qua cầu mới hay.

10. Phật Tri Kiến đã rốt ráo chưa? Tại sao?
* Phật Tri Kiến nếu chịu đựng sạch đến chân đế chủng chủng chúng sanh thì rốt ráo. Còn sạch một phần nào, cạn hay sâu thì chưa rốt ráo.
- Ví như: A la Hán, Đại A la Hán, Sơ trụ Bồ Tát, Bồ Tát, Bồ Tát Ma Ha Tát Tóm lại, tự đi như người mù chưa sạch tận. Tại sao? Điều quan trọng khi thi hành vạn pháp, thử hỏi làm sao mình biết chắc, pháp này hành đúng, không đúng? Vì số đông bậc tu chưa tỏ thông đường đi lối về nơi vạn pháp.

11. Thần thông Pháp Tánh khác Thần thông Tam Muội?
* Thần thông Pháp Tánh chưa giải quyết được Sanh Tử. Do còn tập nhiễm: Không.
- Đắc Thần thông Tam Muội cũng còn sanh tử. Vận chuyễn rốt ráo Tam Muội. Bất tử. Vậy khác nhau xa ở chỗ còn Sanh tử và Bất tử.

12. Làm thế nào vào Chánh Định Tam Muội?
* Vào được Chánh Định Tam Muội phải qua thứ tự sau đây:
- Phải đắc Thiền Trí mới vào được Định. Định có nhiều cấp do Tịnh, Bất Tịnh cạn sâu.
- Phải sở đắc Vô Thượng Đẵng Chánh Giác. Lúc bấy giờ thể tánh chánh giác và thiền trí là một. Khi vận chuyễn tam muội liền vào Chánh định Tam muội.
* Phẩm của chư Bồ Tát, Ma Ha Tát, Chư Phật. Dù Đại A la Hán sở đắc liễu ngộ, chưa đến Chánh Giác, cũng không vào được Chánh Định Tam Muội.
* Kỳ Hạ Lai kiếp này 1918-1993, ngoài Đức Vô Thượng Tôn Di Lạc đào tạo được Bồ Tát Ma Ha Tát, trong đạo chưa có Chân Phật Tử thứ hai sở đắc Vô Thượng Đẵng Chánh Giác nên khó biết. Do đâu? Có tin Phật hiện tại, nhưng Vâng chưa cực điểm, để được chỉ đạo hành thâm rốt ráo chủng tử pháp giới.

13. Hàng phục cảnh giới bằng cách nào?
Sắc - Thinh - Hương - Vị - Xúc Pháp ra vào không nhiễm.

14. Giải thích "Nó vốn có nó sẵn không, sẵn nơi không đồng chốn có?"
* Các pháp vốn sẵn có trong vũ trụ, khi nó đồng hợp đồng hóa liền có, khi không hợp, không hóa nó sẵn không. Từ nơi chưa hợp hóa nó vốn không, khi hợp hóa nó hàm chứa sẵn có. Phẩm Bát Nhả Trí: Sắc tức thị Không, Không tức thị sắc.

15. Thế nào là Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội Pháp Môn? Chứng từ biện minh.
*Trong hội trường thời Đức Phật Thích Ca, một hôm Ngài đưa cành hoa lên. Tôn gỉa Ma Ha Ca Diếp mĩm cười. Đức Phật biết Ma ha Ca Diếp đắc Tam muội. Giao Tổ.
*Thực tướng mê. Vô tướng mê. Chính mình cũng mê. Giải ba pháp mê này thành ba pháp tỏ thông đến giác ngộ.
* Đó là Thực Tướng Vô Tướng tam muội Pháp Môn. Còn phải thi hành hàng bá thiên vạn pháp thần thông Tam Muội mới thực chứng lìa có lấy không đặng rốt ráo Chánh Đẵng Chánh Giác.
- Ví dụ cành hoa là chứng từ biện minh.

16. Niết bàn khác Đại Niết Bàn? Niết bàn Chư Phật?
* Thanh tịnh là Niết bàn. Đại thanh tịnh là Đại Niết bàn. Không phải chết rồi mới vào niết bàn.
* Chư Phật đã thành qủa Bát Đại Niết bàn: Địa đại, Thủy đại, Phong đại, Hỏa đại. Hư không đại, Tạng thức đại, Như lai đại, Giác tướng đại.

17. Thể Tánh Pháp Tánh?
* Mỗi chúng sanh thọ chủng một Tánh gọi là Pháp tánh. Tất cả tánh tốt xấu, thiệc ác đều là Thể tánh.

18. Một chữ bao gồm tất cả Ấn Chỉ 1, Ấn Chỉ 2, Ấn Chỉ 3, Ấn Chỉ 4, Ấn Chỉ 5.
* Thành.
Ấn là ấn chứng, Chỉ là trực chỉ Tánh: Thành đạo.

19. Thế nào là Hư Không Không Tận? Làm sao đạt? Thế nào là rốt ráo Hư Không Không Tận?
* Hư không không tận là nơi thường trụ của Tam Thế Phật qúa khứ, hiện tại, vị lai đã diệu dụng Thành Qủa Phật. Chư Bồ Tát tạm trú thực hiện thấu đạt Tánh vào vô vô minh diệt. Rốt ráo là vô vô minh tận, tương thông Phật Lực.

20. Tu theo Chơn Tánh?
* Tu và hành sạch Ma tánh như nhiên Chơn tánh hiện. Đó là tu theo Chơn Tánh.

21. Thế nào là Minh Tâm Kiến Tánh?
* Tự mình thấy tánh mình là kiến tánh. Tánh chính Tâm. Hóa giải dung thông tánh. Minh tâm.

22. Trong con đường tu Tỏ Thông Đạt Tận Thành, Minh Tâm Kiến Tánh ở chỗ nào? Làm sao tu đạt Tỏ Thông Đạt Tận Thành?
* Bậc tu say đạo tỏ Tánh. Có Mật mới Thông, Không mật không Thông. Bồ Tát thấu đạt minh tâm kiến tánh, Chư Phật tận thành. Bậc tu duy chỉ tin vâng kính được Chư Bồ Tát hành Dụng mới Đạt, Chư Phật diệu dụng mới Thành.
* Ngay cả chư vị Tôn giả là A La Hán giác ngộ, đại ngộ. Liễu ngộä là Đại A La Hán, dù có nói hay, viết giỏi cũng chưa tự biết hành thâm vạn pháp sao cho đúng, cho sạch hết sanh tử.
- Vì sao? Vì trong hư không không tận chư vị này, chưa tìm được vết chân đường đi chư Phật qúa khứ, hiện tại, vị lai. Vì vậy chưa trực giác được đường đi vào long mạch của Chư Phật

23. Làm sao trọn quyền Ứng Hiện?
* Khi đã đến chánh đẵng chánh giác liền trọn quyền: có Đồng Ứng như nhiên Hiện viên dung suốt suốt.

24. Trong Kinh Đại Bửu Tích, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát dí kiếm vào Đức Bổn Sư ý nghĩa gì?
* Tôi chưa đọc kinh này, cũng không nghiêân cứu nhiều kinh, nhưng ý nghĩa câu này là:
- Pháp Tự Tại rốt ráo chư Đại Bồ Tát diệu hành dụng, thuận nghịch, tịnh bất tịnh dung thông, không những không có tội mà còn khai ngộ chư Bồ Tát tiến đến diệu qủa Bồ Đề.
* Hy hữu thay, bậc tu nào đương thời gặp được Bồ Tát Nhứt Sanh Bổn Xứ là Đức Di Lạc đang thành Diệu Qủa Phật, bậc tu dám đánh đổi hy sinh hết tất cả để cầu đạo, đó chính là tình thức, liền được diệu dụng đắc Tự Tại, được chứng minh hoàn tất rốt ráo danh hiệu đầu tiên Điều Ngự Trượng Phu.

25. Làm sao giải sạch 4 tướng:
- Ngã tướng
- Nhơn tướng
- Chúng sanh tướng
- Thọ mạng tướng
* Duy nhất chỉ thực hiện Vô ngã, Vô sở hữu.
- Kinh nghiệm phải có Bồ Tát Ma Ha Tát, Chư Phật diệu dụng bậc tu cần có Tình Thức mới sạch.
- Có tình thâm được hành dụng để trực giác vô ngả.
- Tình thức chính là tình vô sở hữu, nó tuy hai mà một, tuy một mà hai với Đại Nguyện, liền được diệu dụng Sạch ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ mạng tướng.

26. Thế nào là phàm phu tùy thuận tánh Viên Giác? Thế nào là Bồ Tát Tam Hiền tùy thuận tánh Viên Giác? Thế nào là Bồ Tát lên Thánh Vị tùy thuận tánh Viên Giác? Thế nào là Như Lai tùy thuận tánh Viên Giác?
* Phàm phu là bậc lấy cá tánh tu nên viên giác còn tùy ý.
- Bồ Tát Tam Hiền tùy thuận tánh viên giác chỉ hạnh nguyện thiện căn, thiện chí.
- Bồ Tát xuất Thánh là Thánh Vị tùy thuận-nghịch, Tịnh- bất tịnh, hành dụng diệu dụng tánh viên giác để sạch tận chủng tánh chúng sanh.
- Như Lai tùy thuận Tánh viên giác: hàng Bồ Tát hành thâm sạch chúng sanh giới để tận thành, không tăng không giảm, không cấu không tịnh, đặng rốt ráo không sanh không diệt.

27. Phân biệt Chân Giác, Giác Chân - chân lý, lý chân - thường chơn, chơn thường - Phật Tánh, Tánh Phật - Phật Đạo, Đạo Phật - Đức Trí, Trí Đức - Phổ Chiếu Như Lai, Như Lai Phổ Chiếu.
* Chân Giác: Vốn sẵn có từ vô thủy vô chung, bậc tu đã sở đắc được chân lý là nguyên thể, chính là Chân Giác.
* Giác Chân là bậc tu khi đã sở đắc chân giác rồi, dùng nó hành thâm cho thành tựu Qủa Chánh Giác.
- Chân lý vốn sẵn có, bậc tu sở đắc được chân lý. Lý chân là dùng chân lý đã sở đắc tha độ đặng thâm nhập chủng tánh chúng sanh.
-Thường Chơn vốn sẵn thường còn, Bậc đạt được thường Chơn, dùng như pháp độ sinh đặng thâm nhập Chơn Thường.
- Phật Tánh vốn sẵn sáng tròn đầy, nhưng bậc tu thường nhiễm bị che. Tánh Phật: Bậc đắc Phật Tánh hành dụng, diệu dụng Tánh là Tánh Phật.
- Chư Phật dạy Đạo gọi là Phật Đạo. Chúng sanh tu và hành theo con đường của Phật là Đạo Phật.
* Bậc Thiện căn tu hành tạo Đức trước, sau được gặp Phật đào tạo Trí. Khi đức trí tương song đặng chân nguyên trực giác. Được chư Phật chứng minh làm Tổ.
* Bậc tu ác căn Trí vô ngại tạo sẵn trước, gặp Chư Phật đào tạo Đức. Khi Trí Đức tương song đặng trực giác chân nguyên. Do bổn lai diện mục Ác không sửa nổi Tánh, khó đào tạo.
* Được chư Phật làm đồ dùng, dụng nghịch hành đào tạo bậc tu Thiện Căn, Thiện Chí đạt Đức Trí tương song, lập thành chư Tổ.
- Hiện tại gặp Phật, bậc tu vừa đắc đạo được Chư Phật hiện thân Phổ chiếu Như lai chứng minh.
- Thời mạt pháp này, Khi Đức Di Lạc Tôn Phật đã không còn Kim Thân nơi thế gian, bậc tu vừa đắc đạo được Đức Ngài hiện thân Như lai chứng minh, gọi là Như Lai Phổ Chiếu.
* Kinh nghiệm chỉ Chư Bồ Tát đã kiến diện Như Lai mới nghe, thấy và thọ lãnh được.
- Chưa sở đắc kiến diện như lai, Đức Ngài có hiện thân trước mặt cũng không nghe thấy nên không biết lãnh hội được.
- Bởi vậy, Đức Di Lạc Tôn Phật mới đào tạo cho được Bồ Tát MHT, là bậc Thừa Kế Nhất Tôn, tức chân truyền để cứu độ cho Chân Phật Tử nào của Đức Ngài, trực giác được đặng thọ lãnh.

28. Làm sao phá vỡ tạng thức? Nói rõ từng chi tiết.
* Tạng thức là pháp giới. Bậc tu nương theo pháp giới, tỏ thông, thâm nhập pháp giới thì phá vỡ được pháp giới.
- Bậc tu tin vâng kính cực điểm được Chư Phật diệu dụng, hay Chư Bồ Tát hành dụng, mới đủ công năng công đức phá vở Tạng Thức.

29. Bảy báu trong Bản Thể Chơn Tâm?
* Chơn Như, Như Lai Tạng, Nhất Tâm, Pháp Giới, Pháp Tánh, Pháp Thân, Phật Tánh.
- Một pháp chính duy nhất tu sở đắc Bảy Báu trong Bản Thể Chơn Tâm là gì lại không hỏi?
* Duy nhất chỉ một pháp Nhất Tâm càng lên cao càng khó, vẫn chí dũng niệm niệm Nhất Tâm, sở đắc Nhất tâm là đắc cả bảy báu. Pháp của chư Bồ Tát tiến đến thành Phật.

30. Hành Dụng? Diệu Dụng?
* Bồ Tát đã sở đắc Chánh Đẵng Chánh Giác nhưng tánh chưa hoàn toàn diệu gọi là Hành Dụng. Chư Phật đã tận thành con đường tận độ chúng sanh, gọi là Diệu Dụng.

31. Ý nghĩa câu: "Quán Tự Tại Bồ Tát Hành Thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa"
* Nếu thích, đến Thiền Viện Saigon xin CD11: Trí Cứu Cánh. CD12: Bát Nhả Trí.

32. Then chốt Hạnh Nguyện?
* Hạnh Nguyện: Then chốt là giữ Thiện Căn Thiện Chí để tu hành theo pháp thuận và tịnh. Hàng Thánh Hiền.
* Hành Nguyện: Thuận Nghịch, Tịnh Bất Tịnh dung thông. Hàng Phật Giác.

33. Làm thế nào Trăm Sông về một biển cả?
* Biết hóa giải thì vạn pháp trở về một pháp. Gọi là Trăm sông về một biển cả. Pháp Vô sanh.

34. Giải khổ ách bằng cách nào?
* Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không nhiễm là Ngủ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

35. Thế nào là Vô Thượng Đẳng?
* Vô Thượng Đẳng là Chánh Giác phẩm thứ 9, cao nhất hàng Bồ Tát sở đắc. Trong kinh Phật khai thị: Cửu Phẫm Liên Hoa vi phụ mẫu, nghĩa: Bậc sở đắc Vô Thượng Đẵng ví như cha mẹ của chúng sanh.
- Trong kinh long Hoa, nhân ngày 30 tháng 9 âm lịch năm 1987, đại lễ Đức Di Lạc Tôn Phật chứng minh, hiện diện đông đủ Tứ chúng Pháp Tạng, Tôi đã trình tỉ mỉ, bài diễn văn đắc đạo, phẩm Vô Thượng Đẵng Chánh Giác.
- Xem Đức Di Lạc và Long Hoa Kinh.

36. Làm thế nào Sở Đắc Tự Tánh Pháp Thân? Nói rõ tiến trình tu hành?
* Tự mình thấy chủng tánh mình nơi nghe-thấy-biết vạn pháp thuận nghịch, tịnh bất tịnh tu cho sạch, chẳng thiếu sót một pháp nào, sở đắc Tự Tánh Pháp Thân.
- Tiến trình tu hành duy nhất chỉ Chư Phật diệu dụng bậc tu Tin vâng kính cực điểm, còn phải Tín hạnh nguyện cực điểm, đủ công năng công đức bổng nhiên sở đắc Tự Tánh Pháp Thân.
- Chúng sanh bổn nhiên vốn sẵn có Phật tánh nên chư Phật diệu dụng mới thọ lãnh được. Tự đi không được diệu dụng khó sở đắc lắm. Gặp chư Bồ Tát MHT, Chư Bồ Tát, Đại A la Hán, A la Hán pháp thân cạn sâu, rộng hẹp tùy cấp. Chỉ chư Phật vào chân đế vạn pháp, Pháp Thân tròn đầy.

37. Như Huyễn Văn Huân Văn Tu Kim Cang Tam Muội Pháp Môn?
* Tôi không thuộc kinh nhưng có thể nói: Bậc tu biết vạn pháp như huyễn, dù có khổ cùng cực, có phải hy sinh ngay cả thân mạng cũng không bỏ tu, cũng còn tin Phật chỉ đạo là Kim cang. Tam muội đã giãi thích ở trên.
* Kim Cang Tam Muội: Đi đứng nằm ngồi trong tứ thời đều biết vận chuyễn Tam Muội. Không còn sanh tử.
- Đừng nhầm lẫn Kim Cang Thủ là bậc tu chấp một pháp giới thuộc định nghiệp, chư Phật cũng không cứu độ được. Ví như: Tiên, Thần…tu định tưởng, tu thọ chủng nguyên cứu.

38. Tự Tánh Tỏ Tánh? Tại sao Ngài dạy Duy chỉ Tự Tánh Tỏ Tánh đầy đủ tinh thần bất thối là hơn cả? Ấn Chỉ V bài 40.
* Pháp thuận, pháp Tịnh chúng sanh ưa thích. Cũng do Tánh hiền lành làm chủ. Thánh Hiền.
- Pháp nghịch, pháp bất tịnh, chúng sanh không chịu bài bác cũng do tánh.
- Thuận-nghịch. Tịnh bất tịnh dung thông. Không hiền cũng chẳng ác. Bậc tu làm chủ Tánh. Kim Cang Tạng. Đại Bồ tát.
- Pháp càng khó, càng động loạn, bậc tu vào chân đế cực khó cũng Tự Tánh lướt qua, hóa giải thắng được hoàn cảnh, viên dung không thối chuyễn cầu Chánh Giác. Đó là do bậc tu đặt tinh thần bất thối là hơn cả. Phật Giác.

39. Làm sao sử dụng Vạn Pháp?
* Đang tu nhẫn nhục, nhẫn nhịn, nhẫn nại là Điều ngự vạn pháp. Điều ngự xong, không nhiễm pháp mới sử dụng vạn pháp được.

40. Thế nào là Chơn Tâm Bất Nhị?
* Tánh chính Tâm là một. Chơn Tánh chính Chơn Tâm. Không hai chính Chơn Tâm Bất Nhị.

41. Thế nào là SẠCH DỤNG?
* Khi bậc tu đoạt đến Chánh giác thì mỗi Tánh là một cái dụngï. Diệu dụngTánh cho rốt ráo là Sạch Dụng.

42. Thiền Tánh?
* Tu thiền không còn loạn tưởng đắc Thiền Trí. Bậc tu đạt đến Trí không, dụng được Tánh . Gọi là Thiền Tánh.

43. Phật Thừa? Nói tiến trình tu tập?

Tiểu Thừa + Đại Thừa = Phật Thừa

- Tiến trình tu hành: Tiểu Thừa cúng lạy, cầu xin.
- Đại Thừa Hỹ xã. Cao là Hướng Thượng. Phật Thừa tùy thuận: Không bỏ cũng chẵng lấy.

44. Hàng Bất Thối Bồ Tát?
* Hàng Bồ Tát tu thấu đạt nhất tâmgọi là Bất thối Bồ Tát. Bát Nhã Trí.

45. Thế nào là hàng Ma Ha Tát đã thấu đạt Pháp Tánh?
* Hàng Ma Ha Tát là bậc đã tận thấu Bổn Lai Diện Mục Pháp Tánh của mỗi chúng sanh giới tự nơi mình.

46. Pháp môn Phật Pháp Bất Ly Thế Gian Giác?
* Nghe Thấy Biết là chuyện thế gian, khi tu hành ngộ được Nghe Thấy Biết chính nó cũng là vạn Pháp. Được gọi là phật pháp bất ly thế gian giác.

47. Cõi Trời Sắc Cứu Cánh?
* Cỏi Trời này còn lấy hình Tướng là sắc giới làm chính để tu hành. Gọi là Cõi Trời Sắc Cứu Cánh.

48. Làm sao thấu đạt Bổn Lai Diện Mục Pháp Giới?
* Hạnh nguyện, hành nguyện rốt ráo chúng sanh tánh diễn hành là thấu đạt Bổn lai diện mục Pháp Giới. Pháp của chư Bồ Tát.

49. Nói rõ tiến trình tu tập 3 thân Viên Mãn?
* Tu và hành cho sạch chủng tánh chúng sanh, đắc Pháp Thân.
* Tiếp đến nghiêm túc hạnh cho sở đắc Ứng Thân. Đủ công năng công đức hai thân trên, Chánh báo Thân liền hiện.

50. Tịnh Giác? Giác Tịnh?
* Tu nơi thanh vắng như chùa, cốc, núi rừng, tránh xa thế gian để được tịnh gọi là Tịnh Giác. Còn Mê.
- Tu tại gia, tu chợ, đủ tiếng nói ngang dọc, thuận nghịch gọi là Động, sạch nghiệp thì Giác Tịnh.

51. Thế nào là Bồ Tát chớ làm ra Tướng Phật vì PHẬT KHÔNG TƯỚNG?
* Không Tướng mà Thấy là Tướng Phật. Chư Phật thị hiện viên dung suốt suốt để tận độ Chân Phật Tử. Bồ Tát ưa thích làm ra Tướng Phật, ví như lúc nào cũng đi đứng nằm ngồi trang nghiêm, nói năng từ tốn, để chúng sinh ưa thích, bị thọ giới là Bồ Tát giả.

52. Sơ Thiền? Nhị Thiền? Tam Thiền? Tứ Không Thiền? Chỉ gút 4 chữ nói 4 lối Thiền?
* Trong kinh Ấn Chỉ: Biệt Tôn Vô Thượng Đẵng, Đức Di Lạc Tôn Phật đã có khai thị , tôi chỉ gút
- Sơ Thiền: Triền miên Định.
- Nhị Thiền: Tỏ Thông Tánh. Định.
- Tam Thiền: Nhiếp thu. Định.
- Tứ không Thiền: Đi đứng nằm ngồi Tứ thời viên tịnh, lìa viên tịnh tức lìa Định. Chánh Định. Gút lại bốn chữ bốn cấp đều: Định.
* Bốn lối Thiền duy nhất duy chỉ: Hết loạn Tưởng, viên Dung vạn pháp, gút bốn chữ đều là: Định.

53. Pháp Môn Tối Thượng Chơn Truyền?
* Bồ Tát được Phật diệu dụng sở đắc Vô Thượng Đẵng Chánh Giác. Còn phải được Phật chứng minh, Bồ Tát mới nhập thể. Tương thông Phật lực. Sau tha độ hành dụng, đến diệu dụng mới vào được pháp môn Tối Thượng Chơn Truyền.
* Bồ Tát đắc Vô Thượng Chánh giác mà chưa được Vị Phật chứng minh, vẫn vòng quanh trong lục đạo diễn Hành, chưa có quyền lực nên chưa được Tương Thông Phật lực. Duy nhất chỉ bậc Thừa kế được gọi là Chơn Truyền.

54. Ý nghĩa từng danh hiệu:
- Đức Tịnh Vương Phật
- Đức Vô Thượng Tôn Phật
- Đức Di Lạc Tôn Phật
* Đức Tịnh Vương Phật: Vị Phật quyền lực Tổng Thể Vũ Trụ. Vị Phật nào khi Thành Phật cũng phải chờ Đức Tịnh Vương Phật đến chứng minh cho mới vào Bát Đại Niết Bàn. Như Đức A DI Đà Phật, Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Lạc.
- Tịnh Vương Nhất Tôn là tên Đức Phật Di Lạc hiện kiếp này. Không phải Đức Ngài là Tịnh Vương Phật.
* Kỳ hạ Lai kiếp này Bồ Tát Di Lạc thành Phật, là qủa Vô Thượng Đẵng Chánh Giác. Nên Ngài lấy danh hiệu Vô Thượng Tôn Phật. Cũng là Di Lạc Tôn Phật.
- Phật Vương là Vị Phật đào tạo ra được Bồ Tát Ma Ha Tát, Bồ Tát.
- Phật đào tạo ra chúng sanh là Phật của chúng sanh. Phật giả danh. Phật đào tạo ra La Hán là Phật Bích Chi.
- Một hôm, khi Đức Di Lạc Tôn Phật khai thị cho Tổ Bồ Đề Đạt Ma, đang tu trong Pháp Tạng có Tôi hiện diện: Cứ hành thâm Bồ Tát Hạnh, Bồ Tát Nguyện còn có ngày thành Phật. Chớ đóng tướng Bích Chi Phật thuộc định nghiệp, muôn tỷ kiếp không thành Phật.

55. Đẳng Giác? Diệu Giác?
* Bậc đã sở đắc Vô Thượng Đẵng Chánh Giác gọi là Đẵng Giác. Từ hàng Bồ tát trở lên.
* Chính tôi nghe như vầy: kỳ hạ lai này nhiều bậc tu đã gặp được Đức Di Lạc Tôn Phật, tuy chưa giác vẫn được qui chế Bồ Tát Hạnh, Bồ Tát Nguyện.
- Chư Phật đã tận dụng chúng sanh thành tựu Diệu Dụng gọi là Diệu Giác.
- Ngoài Thập Địa, Bồ Tát Ma Ha Tát đang hành thâm thêm hai địa nữa là Thập Nhị Địa: Đẵng Giác Địa và Diệu Giác Địa.

56. Thế nào Ma Ha Tát mới biết Vạn Pháp là cái gì? Ấn Chỉ 5, Bài 28, Cẩm nang giải quyết Vạn Pháp với Chúng Sanh.
* Hàng Ma Ha Tát nương vạn pháp, hành thâm thấu đạt sạch chủng tánh chúng sanh tập khí sanh tử, mới biết vạn pháp vốn sẵn không cấu không tịnh, không tăng không giảm. Khi đủ công đức cúng dường Như lai liền chứng thị Không sanh không diệt.

57. Kiết sử khó giải nhất?
* Nghiệp Thô, nghiệp Thanh, nghiệp Vi tế, nghiệp Kiết sử. Bậc tu nào cũng có 4 loại nghiệp này. Chỉ Chư Phật mới giải nổi nghiệp kiết sử cho Bậc tu có Tình Thức như chư Bồ tát.

58. Hết tập khí sanh tử?
* Tu hành thâm sạch 4 loại Nghiệp trên là giải hết tập khí sanh tử.

59. Thế nào là Tận Độ tất cả Chúng Sanh Tánh thành Phật?
* Tu sạch hết chúng sanh tánh, còn phải hành dụng, diệu dụng tận độ rốt ráo chủng tánh chúng sanh mới Thành Phật.

60. Chìa khóa Tương Thông Phật Lực?
* Đắc Tam Muội, còn phải vận chuyễn được thần thông tam muội. Được Phật hiện tại thị hiện chứng minh, Tương Thông Phật Lực.
- Bồ Tát, Chư Tổ sở đắc Tam Muội: Tương Thông Phật Lực.
- Bồ Tát Thượng Thủ, không chỉ tương Thông Phật Lực mà còn được Như Lai thị hiện chỉ đạo, cứu độ chúng sanh thọ báo, phước báo, chánh báo.

61. Chìa khóa sở đắc các Pháp Tam Muội?
* Đã giải ở câu 12.

62. Giác Mê? Mê Giác?
* Giác chưa Thành Đạo. Qủa chưa đạt gọi là Giác Mê. Mê tu cho Giác gọi là Mê Giác.
- Giác Mê, Mê Giác đều là nguyên thể của Chân Như.

63. Đại Bát Niết Bàn? Bát Đại Niết Bàn? Con đường dẫn đến Tu Chứng?
* Đã giải ở câu 16.
- Con đường dẫn đến Tu Chứng: Đang tu thành tựu chúng sanh tánh Tám Đại đã giãi ở trên, được gọi Đại Bát Niết Bàn.
- Hành dụng, diệu dụng thành Diệu Qủa Chánh Giác, tứ thời đi đứng nằm ngồi viên thanh tịnh, đến Bát Đại Niết bàn.

64. Tại sao Ngài tự cho mình là "Kẻ chăn bò thuê mướn hoặc là người lau tượng"?
* Thời mạt pháp chứng tu, tu chứng,xưng Phật giả dẫy đầy khó phân: Phật Di Lạc phải nhân cách hóa, tự ví mình là kẻ thấp hèn, là người lau tượng,vẫn tu hành Thành Phật được, không cần hiện thân con nhà cao sang như Vua, Chúa. Ngụ ý chúng sanh nào nhứt tâm vẫn tu thành Phật.

65. Thế nào là tứ trí? Phân biệt rành mạch dẫn đến tứ trí?
* Nhân sanh Trí, Tiên Thần Trí, Bồ Tát trí, Phật Trí.
- Nhân sanh Trí còn gọi là chúng sanh trí, có hình tướng, có sắc tướng mới thấy biết.
- Tiên Thần Trí: Sống nhờ Tư Tưởng, công dụng định tưởng làm lẽ sống, thu nhận Tinh Khí Thần để sống lâu. Xa lánh chốn nhân sinh. Dùng uy quyền với thuộc cấp. Thông minh. Cấp nhị thừa tu chứng.
- Bồ Tát Trí: Hạnh nguyện hành thâm pháp giới Chúng sanh trí, Tiên Thần trí để tạo Đại Trí. Tân độ chúng sanh tánh hành dụng thấu đạt Như Lai Tạng.
- Phật Trí: Trí Diệu pháp Liên hoa Phật. Tận thành từng lớp lớp chủng tánh chúng sanh, chủng tánh Tiên Thần, chủng tánh Bồ Tát thọ báo, phước báo, chánh báo.

66. Thế nào lục thông? Phân biệt rành rẽ con đường lục thông?
* Trong Bảo Phẩm Xuất Thế Chơn Kinh Đức Di Lạc Tôn Phật đã có khai thị.
- Duy nhất chỉ có một con đường, bậc tu Phật trực giác Nhất Tâm siêu đẵng mới tỏ thông nghiệp lậu. Gọi là Lậu Tận Thông.
- Từ Lậu Tận Thông hóa sanh tư tưởng thông là Thần Túc Thông, tiếp đến thứ tự Tha Tâm Thông…Lục Thông.
* Tiên, Thần Đạo, Ma Đạo có ngũ thông. Không có Lậu Tận Thông. Còn sanh tử.
* Đức Ngài khai thị: Thời mạt pháp không Thần Thông, cũng chẵng Lục Thông. Chỉ vận chuyễn tam muội, đi trong lữa để cầu Diệu Qủa Bồ Đề là sạch hết sanh tử.

67. Thế nào là Ngũ Nhãn? Con đường dẫn đến Ngũ Nhãn?
* Nhục nhãn: Cái thấy của chúng sanh.
- Thiên nhãn: Cái thấy củaTiên Thần.
- Huệ nhãn: Cái thấy của Bậc tu giác ngộ.
- Pháp nhãn: Thấy vạn pháp đắc Pháp Thân.
- Phật nhãn: Thấy tròn khắp pháp giới chúng sanh.
* Con đường dẫn đến Ngũ nhãn:
- Thấy gì cũng được, nghe gì cũng được, không chống đối, không chướng, không chấp.

68. Tại sao Ngài dạy trong Bảo Phẩm Xuất Thế Chơn Kinh: "Mình tự nhận Sở Đắc chưa hẳn là Sở Đắc, đến giai đoạn Sở Đắc thì không nhận vẫn Sở Đắc" Phẩm làm thế nào tu tâm để giải cuồng tín.
* Tự nhận sở đắc bị chấp, do thọ bản ngả cũng như chưa sở đắc.
- Đến khi giác ngộ, lìa ngã, không nhận sở đắc vẫn đắc.

69. Thế nào là Đại Giác?
* Bậc tu giác ngộ hành thâm Vô số pháp giác ngộ, đắc Đại ngộ. Cấp A La hán.

70. Làm sao sử dụng Như Lai Tạng xâu chuỗi Vạn Pháp dựa trên gốc thực tiễn chơn lý?
* Duy chỉ quyết tâm sẽ sở đắc pháp Nhất Tâm là biết sử dụng Như Lai Tạng nơi pháp giới vạn Pháp. Đó là chân lý thực tiễn.

71. Vô Sanh Pháp Nhẫn?
* Nhẫn nhục thì không sanh pháp nữa là Vô Sanh Pháp Nhẫn. Khác với Vô Sanh là không còn sanh tử luân hồi.

72. Vô Ngã.
* Không ta. Không bản ngã.
* Bồ tát đi hữu ngã cũng thành vô ngã. Chúng sanh đi vô ngã cũng thành hữu ngã.

 

15. THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG

Nói đến THỰC TƯỚNG hay VÔ TƯỚNG để công nhận lấy một bên là CHƠN hoặc ĐÚNG thì chẳng thể nào đặng cả. Mà ngược lại công nhận tất cả Hai Bên trở thành TIÊU CỰC. Vì vậy nên THỰC TƯỚNG và VÔ TƯỚNG duy chỉ có Sở Đắc mới thấu tỏ mà thôi.

Thực Tướng Vô Tướng trong khi đang còn mơ màng nó chính là một mối giềng tranh luận bàn cãi, chia thành hai pháp CÓ KHÔNG CHƠN GIẢ CHÁNH TÀ MÊ GIÁC vậy.

Bởi chia giành, vì nghi ngại CHÂN hay GIẢ thành thử không nhận được tầm Chân Lý của hai tướng THỰC VÔ. Khi đã không nhận thấu thời dù muốn hoặc không muốn vẫn chẳng sai chạy đặng hai pháp CÓ KHÔNG đó đặng. Vì sao? Vì chính Thực Tướng và Vô Tướng đều là pháp BẤT NHỊ. Chẳng thể nào dùng VĂN TỰ NGÔN NGỮ để bàn đến nó. Nếu đem ra bàn hay diễn nói đến Thực và Vô đều là: LUẬN Thực Tướng Vô Tướng vậy.

Nhược bằng có một Bậc đứng vào Thực Tướng chấp nhận thì bậc ấy sẽ nói và hỏi rằng: PHÁP NÓ PHẢI LÀ THỰC TƯỚNG chăng?

TRẢ LỜI: Đúng nó như vậy, không sai khác. Vì sao? Vì từ một mảnh LÔNG CỪU đến VŨ TRỤ hay THIÊN NHÂN, A TU LA, SÚC SANH, NGẠ QUỈ cùng ĐỊA NGỤC trùm khắp như TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI đều là THỰC TƯỚNG.

Từ một Thân đến trăm Thân, từ một Đại đến Lục Đại, từ một Lóng Tay đến Ngón Tay cùng Bàn Tay đều là THỰC TƯỚNG.

Chớ nên nói nó SAI, chớ nên nói nó KHÁC, nếu nói như thế chính là VỌNG, là ĐIÊN ĐẢO, là Chính Mình TỰ PHẢN lấy mình..

Không nên vậy, chớ nên vậy, Thực Tướng là MỘT. Nếu nó nói là Vô Tướng thời bị phản với TƯỚNG PHẬT, bị phá với QUỐC ĐỘ của PHẬT, bị tổn thương PHẬT QUỐC.

NÊN BIẾT RẰNG: Cận cùng đều là THỰC TƯỚNG bao trùm cùng khắp. Vì Thể Tánh của nó cùng khắp như vậy, nên đưa tay mà chỉ nó ra, thời ngón tay chỉ ấy cũng là: TƯỚNG CHỈ CHƠN THỰC vậy.

Đứng về phần trên là phần THỰC TƯỚNG chấp nhận đầy đủ như thế. Còn phần dưới đây vẫn công nhận VÔ TƯỚNG và bàn cãi với THỰC TƯỚNG. Bậc ấy họ cũng nói và hỏi rằng: PHÁP NÓ CÓ PHẢI LÀ: VÔ TƯỚNG CHĂNG?

TRẢ LỜI: Đúng nó như vậy, không sai khác. Vì sao? Vì từ một mảnh LÔNG CỪU đến VŨ TRỤ hay THIÊN NHÂN, A TU LA, SÚC SANH, NGẠ QUỶ hoặc ĐỊA NGỤC trùm khắp TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI đều là VÔ TƯỚNG. Vì sao? Vì Lông Cừu, Vũ Trụ cùng với Sáu Đường hoặc Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới do đâu mà có? Do chấp nhận mà có hay không chấp nhận mà có? Nếu chấp nhận là Giả Tưởng là Vọng Đảo Sai Biệt, nó chính thật là VÔ TƯỚNG vậy.

Còn từ một Thân đến trăm Thân, từ một Đại đến Lục Đại, từ một Lóng Tay đến Ngón Tay cùng Bàn Tay đều là VÔ TƯỚNG. Vì sao?

Vì Danh Giả nói là Bàn Tay, Ngón Tay cùng lóng Tay, thử tìm xem trên Ngôn Ngữ Văn Tự nó có Thực chăng? Nếu nó Chơn Thực thời tại sao mỗi một CHỦNG TỘC gọi tên nó lại riêng khác như: TÀU, TÂY, ANH, MỸ, mỗi nơi đều có tên của nó riêng khác, họ không gọi là Lóng Tay, Ngón Tay và Bàn tay. Như vậy nó thực là VÔ TƯỚNG. Chớ nên cho Vô Tướng là SAI, cũng chớ cho nó là KHÁC. Nếu nói như thế chính là VỌNG, là ĐIÊN ĐẢO, chính là Mình TỰ PHẢN lấy Mình...

Không nên vậy, chớ nên vậy. VÔ TƯỚNG là MỘT. Nếu nói nó là THỰC TƯỚNG thời tìm cái chi là TƯỚNG PHẬT? Tóc là Phật ư? Thân là Phật ư? Nếu nói nơi Thực Tướng là Quốc Độ, thì tất cả đều: ĐẤT ĐÁ NÚI SÔNG cùng XỨ SỞ, thì Đất nào là Quốc? Xứ Sở Núi Sông nào là Độ? Còn nói là PHẬT QUỐC thì nơi nơi đều Chủ Trị, đã Chủ Trị thời Độc Tôn. Mà Phật thời không Chủ Trị, Bình Đẳng, thì làm gì có Phật Quốc?

Những điểm đó không nên nói mà oan cho Chư Phật. Vì sao? Vì PHẬT thời không có Biên Giới và Xứ Sở. Chính là VÔ TƯỚNG khó bàn, chớ nên cho là THỰC TƯỚNG mà Hư Vọng vậy.

Tất cả cận cùng đều là VÔ TƯỚNG, đều là trùm khắp BẤT NHỊ nó không có chỗ chỉ vì vốn nó VIÊN TỊCH.

THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG Pháp là một Tuyệt Mỹ khó mà phân tách NẶNG NHẸ giữa hai bên, vì nó BẤT NHỊ, nó không Hai hay Sai Khác. Nên chi có kẻ nhận là THỰC TƯỚNG bị làm CHÚNG SANH chìm đắm nơi Cảnh Giới cũng gọi là CHÚNG SANH GIỚI.

Còn Bậc nhận nó là VÔ TƯỚNG thì bị sa vào PHI PHI TƯỞNG phải triền miên nơi Triệu Kiếp. Còn cho nó: CŨNG CÓ TƯỚNG, CŨNG KHÔNG TƯỚNG thời nó là HAI. Nếu nó là HAI thì vẫn nằm vào pháp TƯƠNG ĐỐI SI MÊ NỘI NGOẠI?

THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG chính là then chốt để Giải mê mờ, nếu những Bậc BIẾT TU, nó cũng gọi là con đường TRUNG ĐẠO. Nhưng ít nhất là Bậc tu hành cỗi giải TÂM rỗng rang tu không vội CHẤP (Chấp Trước). Bậc ấy đã tìm đặng CHƠN TÁNH mà tu, mới có thể bước sang con đường TRUNG ĐẠO được.

THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG cũng gọi là hai pháp CÓ KHÔNG. Nếu bỏ CÓ lấy KHÔNG thì vào TIÊN ĐẠO hay sa vào PHI PHI TƯỞNG. Lại bỏ KHÔNG lấy CÓ thời mắc miếu chạy vòng theo các pháp mà chìm đắm SANH TỬ LUÂN HỒI.

Phần nhiều những Bậc tu hành đã có chí Quyết Tâm tìm vào con đường TRI KIẾN GIẢI THOÁT, thì Trí Tuệ họ hay suy nghĩ lung lạc để dùng làm một phương pháp thích ứng trên con đường mở mang Trí Tuệ. Nhờ như vậy họ mới lấy thời KIM CỔ để soi biết thành thử Tự Biết đặng: Các Vị Tổ xưa kia khi chưa đặng ĐẮC PHÁP vẫn phải mê mờ như họ ngày hôm nay. Các Vị ấy trước tiên cũng Niệm Phật, cũng nghe Thuyết Pháp hay xem KINH, cũng mê Tín Dị Đoan, cũng tu hành Năng Chấp, cũng Ý Muốn Tập Khởi, cũng Nặng Nhẹ Thực Tướng Vô Tướng... Nhưng các Vị ấy TIN vào lời PHẬT nói mà thực hiện trên công việc làm để Tỏ Biết, chớ chẳng Tin vào lời PHẬT nói mà HỌC THUỘC đặng làm thành CÁI MÁY NÓI. Gọi là TỰ BIẾT chớ không BỊ BIẾT.

Nương nhờ như thế nên: Không vì Thực Tướng mà Thọ Chấp. Không vì Vô Tướng mà Năng Chấp. Không vì HẠNH NGUYỆN mà Thọ Chấp. Hay không vì KHÔNG HẠNH NGUYỆN mà thọ chấp. Không vì ĐỊNH TUỆ hay KHÔNG ĐỊNH TUỆ mà Thọ Chấp. Không vì CÓ: Trước Sau Trên Dưới Trong Ngoài, hay KHÔNG: Trước Sau Trên Dưới Trong Ngoài mà Thọ Chấp. Không vì ĐẮC hay KHÔNG ĐẮC mà Thọ Chấp....

Các Vị TỔ duy chỉ đặng CÁI CHẲNG THAM chẳng còn Động Vọng, CHẲNG MUỐN, nên Tâm Bình Đẳng, Đi vào các Pháp CÓ KHÔNG mà học hỏi, nên chẳng Dính Mắc nơi Pháp, Không Dính Mắc nên đặng VÔ NGẠI. Không vì THỰC VÔ nên đặng BIỆN TÀI. Không vì CHƠN GIẢ hay GIẢ CHƠN nên chẳng còn NGHI. Không nghi nên TỎ THÔNG TÁNH PHÁP trùm khắp BẤT NHỊ, mà ra vào: THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG TAM MUỘI PHÁP MÔN vậy.

NAM MÔ NHƯ LAI NHÃN TẠNG
THỰC TƯỚNG VÔ TƯỚNG TAM MUỘI PHÁP MÔN

31. TÂM BẤT NHỊ

NHƯNG TA CÓ THỂ NÓI: TÂM có một, nhưng Ta có thể nói là Tâm Pháp, Tướng Pháp hay Tâm Thức cùng Như Lai Tạng, do đó Tâm không có chỗ chỉ, vì cùng khắp liên kết chung gồm.

Ta đứng về TƯỚNG thì Ta có thể nói, các Tướng Pháp tiêu biểu cho Tâm. Ta suy nghĩ về Tâm thời Ta có quyền nói: Do Tâm sinh Vạn Pháp nên gọi là TÂM PHÁP.

Khi Ta phân biệt các pháp tỉ mỉ để nhận biết Ta nói là: TÂM THỨC, nhưng Ta có thể cho là Ý THỨC. Lúc Ta nếm ngửi Hương vị hoặc Nắm bắt đụng chạm sự: Nóng Lạnh, Chua Chát, Ngọt Bùi, Đắng Cay thời Ta nói do Như Lai Tạng đồng ứng Thân Tâm phát sanh THẤY BIẾT.

CHUNG LẠI: Tâm Bất Nhị Bổn Lai Diện Mục đứng yên không di chuyển Động Tịnh. Cũng như: Nước là Nước chớ không CÓ SÓNG nên Tâm không thể chỉ hay nói hoặc phê phán. Nếu chỉ hay nói cùng phê phán đến nó, thì nó liền ngăn cách dị biệt trở thành nhiều lối phiên diễn mà có SÓNG CỒN. Tâm bị chỉ, bị phân gọi là Tâm điên đảo Loạn Tâm.

Khi Ta đã bị Tâm Loạn Tưởng thì Ta phải ngược chiều tu hành trở lại về Tâm, bằng cách nhiếp thâu các Pháp, hay chịu đựng các Tướng Pháp Thuận Nghịch để Ngự Chế TỊNH TÂM, làm cho Tâm Thức bớt xao xuyến. Lại có cách thường Quán Như Lai Tạng suy ngẫm đến suốt thông sự chung gồm của nó mà biết được nó chính là TÂM mà đoạt đến BẢN THỂ TÂM, lại đi trong Hạnh Nguyện Độ Sanh đến Tâm Thông cùng thi hành Lục Ba La Mật Đa chẳng Sở Chấp để về TÂM KHÔNG BẤT BIẾN CHƠN TÂM VIÊN MÃN.

TÂM THÌ CÓ CHỪNG ĐÓ.

Nhưng các Bậc tu nó cứ loanh quanh khó hiểu, khó lãnh hội thâm nhập, phải nương tựa các Pháp để tu, cốt sao Tỏ Pháp liền Tỏ Tâm. Bậc như vậy gọi là biết tu.

Bằng chưa biết, hay chẳng chịu biết, thời trong lúc tu nơi pháp, liền Chấp Pháp để Tu Luyện củng cố lấy pháp vội cho là Chánh Đáng, thì thử hỏi Bậc ấy làm sao Tỏ Tâm đến rốt ráo?

Sau đây Ta thử đứng về Tâm Pháp tự suy ngẫm nó ra sao? Thì nguyên nó cũng là TÂM, bậc biết nó một THỂ TÂM thì nhập về Tâm, vì nó không hai chẳng sai khác.

Bằng Bậc chưa biết hay không chịu biết, đem phân biệt bên trong, bên ngoài với ý nghỉ Chủ Quan, liền bị hai Tướng Dị Biệt trở nên TÂM PHÁP và TƯỚNG PHÁP. Sự loanh quanh đó tự mình Chủ Xướng phân biệt nên mờ tối phải đi tìm Tâm, đó là nguyên nhân thứ nhất.

Đây đứng về TÂM THỨC Ta tự suy ngẫm nó ra sao? Nó chính vẫn là Tâm. Những sự nhận biết của nó vốn sẵn. Cũng như: Có GiÓ thì phải có SÓNG, có Nước thì phải có Giá Lạnh hay Mát. Nên Tâm Thức di chuyển lần đi để Ta tự biết nó sẵn như thế, nếu Ta lần theo tỉ mỉ để biết thì Ta đến tận biết nó có một mối về Tâm.

Bằng Bậc chưa biết, hay chẳng chịu biết, tự sanh rụt rè quái ngại vì sợ đảo loạn, coi nó như vật phân biệt đảo điên, nên không nhờ nó đặng soi biết mà đi đoạn trừ TÂM THỨC. Bởi lầm cho nó là Ý THỨC NỊNH THẦN mà chẳng quan tâm suy nghĩ đặng biết, trái lại ngăn cách để tu bằng lối TẬN DIỆT cho Thanh Tịnh hơn là Tỏ Biết. Thì làm sao Tỏ Pháp đến Tỏ Tâm rốt ráo Bản Thể Tâm? Đó là nguyên nhân thứ hai.

Đây Ta đứng về NHƯ LAI TẠNG bày tỏ sự NGHE THẤY BIẾT để nhận xét nó ra sao, có phải là Tâm chăng?

Khi Ta đụng chạm vào Lửa thì Ta liền biết Nóng. Lúc Ta sờ vào Nước Đá thời Ta biết Lạnh. Ta vịn nơi Mịn thì biết nó Xốp. Ta cầm nắm ĐÁ hoặc SẮT, Ta liền biết nó Nặng và Cứng. Chung lại từ va chạm đến vấp đánh thảy đều biết cả, chớ không thể chỉ hay nói CÁI BIẾT nó ở đâu, vì đâu nó cũng có ở.

NÓI ĐẾN CÁI THẤY - NGHE - BIẾT.

Nếu Ta nhìn thấy trái CHANH trước mắt màu XANH, Ta nếm Chanh liền biết Chua. Ta nhìn thấy ĐƯỜNG CÁT nó màu vàng hay trắng, nếu Ta nếm thì nó ngọt. Ta nhìn MUỐI thấy nó có từng hột trắng. Ta nếm nó mặn. Tất cả nhìn thấy, nếm biết, từ cay đắng hương vị màu sắc nó đồng hợp với Ta trở thành THẤY BIẾT chẳng thiếu sót. Nơi NHƯ LAI TẠNG đều là TÂM.

Bằng nói đến CÁI NGHE Ta có thể nghe từng tiếng Chuông, tiếng trống, tiếng kèn, tiếng phách, cùng tất cả các tiếng khua động chẳng có thiếu sót. Bậc biết NGHE, biết nhận định tìm hiểu cái nghe sau mới rõ sự Nghe cùng Thấy Biết liên hệ hữu hiệu Tự Tánh đến Tỏ Biết, gọi là TÌM ĐẶNG CHƠN TÁNH để tu. Trong một thời gian tường tận hết nghi mà Sở Đắc CHƠN TÂM TRI KIẾN GIẢI THOÁT.

Bằng chưa biết hay không chịu biết. Bậc ấy có một quan niệm tìm cao siêu cầu kỳ, hay tìm Chơn Tâm theo lề lối Viễn Ảo, mộng tưởng cứu cánh Giác Ngộ, bằng theo sở thích của tư tưởng mình, rồi tự mơ màng tạo thành TÂM TƯỞNG để cấu tạo ĐỊNH TƯỞNG liền sa nơi Tuệ trong Tưởng, đến Nhãn Tưởng, Hương Tưởng, Pháp Tưởng cùng tất cả sự sự giao động đều tưởng đến XÚC TƯỞNG, nó đi mê mờ Chơn Tâm vượt đến DỊ BIỆT, sống trong hoài mơ vọng loạn BA CÕI SÁU ĐƯỜNG chạy theo Sanh Tử của TÂM.

SAU ĐÂY TA CÓ THỂ NÓI:

CÁC BẬC NGHE và TÙY THEO LÃNH LẤY GIÁC NGỘ TÂM.

Một trong Bốn giai đoạn. Khi Ta nói về TÂM PHÁP, TƯỚNG PHÁP hay TÂM THỨC cùng NHƯ LAI TẠNG, hoặc nhiều hơn thế nữa. Miễn các Bậc TIN-VÂNG thọ lãnh thì có thể biết TÂM. Tỏ Tánh được thông đạt các Pháp cùng Tâm cặn kẽ an vui khen tặng tán thán và đặng GIÁC NGỘ.

Đó chẳng phải là TA mà không phải TÂM. Nhưng cũng thật là TA, cũng thật là TÂM, nên mới có sự thể biết thông như thế.

ĐIỂM NHỨT: TA NÓI VỀ TÂM PHÁP.

Các Ông được nghe, liền mừng rỡ và tự nói rằng: Phải rồi, phải rồi. Do TÂM PHÁP nơi Ta, Ta lại nghi ngờ sự di chuyển nên mơ màng mà chẳng nhận ra sự hiện diện SƠN HÀ ĐẠI ĐIẠ chung cùng Cảnh Vật vốn nó đều là TA. Không khác mấy với kẻ nằm CHIÊM BAO, kẻ ấy thấy trong giấc mộng có những Chùa Tháp và Chư Tăng đang tế lễ. Đến khi tỉnh mộng thời tất cả đều tan mất, thì thử hỏi nó trở về đâu? Đối với Ta cùng Cảnh Vật cũng thế. Bởi Ta lầm không biết nhận nên trở thành Dị Biệt SƠN HÀ bên ngoài, không phải nó là Ta, nên Ta có nơi nghi, từ nghi ấy đâm ra tìm kiếm TÂM của Ta, mà chính TÂM Ta trước mặt không nhận. Phải tìm TÂM Ta trong hư không vô tận, cầu mong sự ban cho vô lối tín mê. Nay Ta được nghe mà Ta được biết Thân Tâm ngoại vật đều là TÂM, TÂM đó chính là Ta cùng là tất cả. Liền hết nghi Sở Đắc CHƠN TÂM BẤT NHỊ.

 

ĐIỂM NHÌ: TA NÓI VỀ TƯỚNG PHÁP.

Khi nghe Ta nói TƯỚNG PHÁP tỏ rõ. Các ông được Nghe liền mừng rỡ tự nói: Phải rồi, phải rồi. Do nơi chướng ngại ngăn biệt, cùng ái nịch Chấp Ngã của Ta, riêng dành nó tự trở thành đắm trong NGŨ DỤC Tham Sân Si nên thân tâm bị hèn yếu eo hẹp mà si mê, do đó mà Cái Thấy ngăn ngại Tốt Xấu Thuận Nghịch, Thiện và Bất Thiện để ưa thích cùng không ưa thích tạo nên NGHIỆP CẢM chướng đối, vì vậy mà đường tu hành chập chờn biếng trể. Tâm xao động đảo điên. Nay Ta được Nghe và được Biết TƯỚNG PHÁP và TÂM PHÁP vốn đều là TÂM, thì Ta chẳng chướng ngại trong ngoài Dị Biệt. Ta đã Phát Bồ Đề Tâm rộng rãi nay Ta hãy thực hành rộng rãi và phá chấp ngăn ngại đặng cho Lý Sự Đồng Song mà đến CHƠN TÂM rốt ráo vậy, nhờ thế mà Giác Ngộ.

 

ĐIỂM BA: TA NÓI VỀ TÂM THỨC.

Các ông được Nghe, liền mừng rỡ tự nói: Phải rồi, phải rồi. Do sự chưa biết lầm lẫn nên Ta khởi diệt TÂM THỨC, cho nó là pháp động vọng nào ngờ chính Tâm Thức vốn là Tâm Ta, Thể Tánh Tâm Thức sẵn có sự di chuyển cốt để đưa Ta đến hiểu biết Sáng Soi mà tìm đặng Chơn Tánh tu đến Tự Tánh thường còn. Thật tuyệt mỹ khó nghĩ bàn đến sự tác dụng của Tâm Thức. Nếu đối với Bậc biết nương nhờ sử dụng thì nó là cứu cánh Giải Thoát. Bằng chưa biết thì trái lại đi diệt trừ đã chẳng lợi chi mà tu hành phải chịu loanh quanh nơi mê lầm xó tối. Đó chính là điểm rất cần cho Ta công nhận để sử dụng Tâm Thức mà đoạt đến TÂM BẤT NHỊ vậy.

 

ĐIỂM TƯ: TA NÓI VỀ NHƯ LAI TẠNG.

Các Ông được Nghe, liền mừng rỡ mà tự nói rằng: Phải rồi, phải rồi. Như Lai Tạng chung gồm tất cả Tâm Pháp, Tướng Pháp cùng Tâm Thức điều động đụng chạm ngửi nếm mà đặng sanh ra NGHE THẤY BIẾT trùm khắp Bất Nhị. Do Ta lầm lẫn nên đem nó mà DỊ BIỆT đoạn phân từng phần mà Ta phải mê mờ nơi DỊ CHỦNG, vì vậy Ta công nhận Cái Ta nơi thân tâm nhỏ bé, vứt bỏ một Nguyên Thể Như Lai Tạng rộng lớn bao la trùm khắp. Nên PHẬT thường nói rằng: Ta bỏ biển cả không nhận mà đi nhận lấy bọt nước. Nay Ta được nghe và biết Như Lai Tạng cũng vốn là Tâm, đồng hợp đồng ứng tương sinh liên hệ với thân tâm sanh ra NGHE THẤY BIẾT nó không hai như Ta lầm tưởng. Bởi sự lầm ấy mà Ta ĐOẠN DỊ DIỆT, chớ thật ra trong ngoài đều sẵn, chẳng có DỊ DIỆT phân chia chung cùng Bất Nhị.

VÍ NHƯ: Ta nhìn THẤY con Chim Én trên hư không, thì Ta không nên hỏi, tại sao Ta thấy? Đó là điên đảo. Nếu Ta nói, tại cặp Mắt Ta thấy, hay tại con Chim én trên hư không mà Ta thấy? Đó chính Ta lộn xộn, vì sao? Vì có cặp con Mắt nơi Ta sẵn, mà chưa có con Chim én trên hư không thì làm chi Ta được thấy? Bằng có con Chim én trên hư không nhưng Ta chưa gặp nhìn thấy thì làm sao thấy?

Nên khi Ta đã nhìn thấy rồi, thì dù cho con Chim én bay nơi khác, hoặc Ta có bịt mắt chăng thì Cái Thấy ấy vẫn còn nơi tròng con mắt Ta. Cũng như: Có một người to lớn trắng trẻo uy nghi, đứng trước mặt Ta, Ta đã Thấy rồi, khi người ấy đi trong một hai năm chăng, nếu có kẻ nhắc lại thời Ta nhớ và vẫn nhìn thấy người to lớn trắng trẻo đứng trước mặt Ta. Như thế là cái Tánh Thấy của Ta không mất, vì sao lạ vậy? Vì nó chính là Tánh Thấy CHƠN TÂM DIỆU MINH Thường Tịch Như Lai Tạng, nó chẳng phải tự nhiên hay như nhiên, nó vốn bất nhị chung cùng đồng hợp lúc đụng chạm giao cảm mà có. Khi đã hợp rồi thì dù cho hư không kia hay con Chim én nọ nó không có trước mắt nữa thời Ta cũng có thể Thấy trước mắt trở lại không bao giờ mất là vậy.

Còn nói đến sự Đụng Chạm, Nếm Ngữi, nó cũng không phải là biệt hẳn bên ngoài, mà nó chẳng phải phần riêng hẵn bên trong Thân Tâm nơi Ta. Chính nó đều sẵn viên dung trong ngoài đồng hiệp thành ra Thấy-Biết, do đó từ một khẻ động trên đầu ngón tay của Ta nhịp hay cọ xát thì liền có Cái Biết nơi cọ xát. Như Ta vấp phải viên đá ở đầu ngón chân,thì giữa viên đá đồng cái vấp nơi chân nó liền có cái biết đau, Ta cùng viên đá.

Khi Ta nếm đến Cay Đắng, Ngọt Bùi, Chua Mặn thì giữa vật cùng Lưởi giao động đồng hợp tương ứng phát ngay Cái Biết. Cái Biết ấy nó sẵn có nơi toàn thân Ta và cùng khắp NHƯ LAI TẠNG, Cảnh cùng Vật ngoài chung trong không thiếu sót, đến sự Mưa Gío, Nóng Lạnh tê tái thanh thô nặng nhẹ, đến từ cảm nghĩ nhiều ít giữa Ta và Sơn Hà Đại Địa đồng nhất, không riêng khác cùng Ta với sự NGHE THẤY BIẾT đều là TÂM TA cũng là NHƯ LAI TẠNG bất biến không hai của Ta và cũng Ta tất cả.

 

TA CÓ THỂ NÓI: TÂM NÓ CHUNG GỒM

NGHE - THẤY - BIẾT.

TÂM PHÁP. TƯỚNG PHÁP. TÂM THỨC cùng NHƯ LAI TẠNG, từ một lời đến vạn lời hay các Môn tu hành, lớn nhỏ rộng hẹp và các phương tiện trong ngôn ngữ cử chỉ đến hành động hạnh nguyện trùm khắp, Ta có thể nói nó thảy đều là TÂM chung gồm NGHE - THẤY - BIẾT.

VÍ NHƯ: Một trong hai Bậc tu hành. Có Bậc tu, đã hiểu biết hay biết hơn thế nữa. Bậc ấy biết tận từ tuyệt mỹ thâm diệu rốt ráo Tâm Pháp và Tướng Pháp, Tâm Thức cùng Như Lai Tạng cặn kẽ tỉ mỉ, mà Vị đó hiện tại thi hành BỔN NGUYỆN Độ Sanh thì đều là TÂM. Đến Mãn Nguyện nhập ĐẠI NIẾT BÀN mới thành PHẬT.

Còn một kẻ kia chưa biết Bốn Pháp Tâm, Tướng Tâm, Thức Tâm và Như Lai Tạng. Nhưng kẻ ấy tin tưởng hết sức niệm danh hiệu: A DI ĐÀ PHẬT, thì vẫn được là TÂM chừng mãn kiếp cũng được Thành Phật. Vì sao? Vì lớn nhỏ rộng hẹp đều là TÂM. Duy chỉ có Công Năng tận biết Nguyện Lực rốt ráo trường tồn thôi.

Một trong hai Bậc trên thảy đều chung gồm có nơi NGHE THẤY BIẾT đều là TÂM cũng là NHƯ LAI TẠNG, Bậc chưa trọn biết nhưng vẫn Nhất Tâm mà thành Phật, thời PHẬT NƠI TÂM. Bậc rốt ráo biết tận cùng đều NGHE-THẤY-BIẾT chung khắp đoạt Bản Thể Chơn Tâm Thành Phật, thì PHẬT là PHẬT.

CŨNG NHƯ: Có một BIỂN CẢ, biển ấy của Vị TRƯỞNG GIẢ. Khi bấy giờ có một trăm ngàn người đến xin Nước Biển, kẻ thì đem chén để múc, Người thời đem gàu để múc, kẻ đem tô để múc họ đem đủ thứ dụng cụ để múc nước biển. Thì thử hỏi đồ họ đến múc xách mang về có phải chung một gốc nước biển không? Đối với Tâm rốt ráo và Tâm Niệm cũng thế, cùng với sự Thành Phật cũng vậy. Tuy nhất tâm chưa biết và đối với Bậc rốt ráo không sai khác, nhưng nó vẫn sai khác nơi Tận Hưởng và chưa được Tận Hưởng nhiều ít, bền hay không bền thôi. Bởi tùy theo Công Năng và Công Đức của mỗi Bậc trọn đến hoặc chưa trọn đến CHƠN TÂM VIÊN TỊCH mà ở nơi Tâm phiên diễn.

NÊN PHẬT NÓI: Tất cả Nhất Tâm thảy đều Thấy Phật và gặp Phật. Nhưng Phàm Phu thấy Phật, thì Phật của Phàm Phu. Tiên Thần thấy Phật thì Phật của Tiên Thần. La Hán thấy Phật thì Phật của La Hán. Bích Chi thấy Phật thì Phật của Bích Chi. Bồ Tát thấy Phật thì Phật của Bồ TÁt. Đến chừng Phật thấy Phật mới là PHẬT.

Lời nói trên thời Ta đủ biết. Tâm thì có một nhưng phần tu tập thành tựu lấy Tâm nhiều ít tùy theo TU CHỨNG mà đến nơi tận hưởng. Đối với Bản Thể Tâm trùm khắp Viên Dung Bình Đẳng. Chỗ nào nó cũng ở, mà nó không đâu chẳng ở, do thế mà TÂM chẳng có chỗ chỉ, đương nhiên sanh TÂM.

 

Nếu Ta vừa khởi TÂM PHÁP, liền có Tâm trong Tâm Pháp. Bằng Ta nghĩ Tướng Pháp liền có trong Tướng Pháp. Nếu Ta cho nó nơi Tâm Thức, liền sanh nơi Tâm Thức. Bằng Ta nhớ đến Như Lai Tạng trùm khắp, thì nó liền thung dung vô ngại, lúc đến khi không trong Như Lai Tạng. Từ một khởi niệm TÂM liền ứng theo khởi niệm, từ một Quán Tưởng Tâm liền đồng trong Quán Tưởng. Do đó các Bậc tu hành từng lớp như: TU TIÊN, TU THẦN, TU THÁNH, TU PHẬT nơi nơi cũng ngỡ mình Tu Phật, vì sao? Vì thờ Phật tưởng niệm Phật mà sự đòi hỏi nơi TÂM lại nặng về Tiên-Thần-Thánh hay Cô Bà, thời Tâm kia của mình nó phải vì mình mà ứng hiện theo CÁI MUỐN.

TÂM chính là của Mình, mà trái lại mình đi tìm TÂM? Nếu Mình mong muốn, thì Tâm mình nó phải tuân theo mình. Vì mình lầm chưa biết nó, nên mình phải cầu lụy van xin. Khi mình được biết, thời mình lại khen tặng thích thú, cho đó là vi diệu.

Tất cả sự phiên diễn, mình đã tạo biết bao cảnh để diễn tuồng hư thật và thật hư, nơi Tâm của mình mà mình chẳng hay biết, vậy mình phải cố gắng để đoạt đến Thật Biết, thì CHÂN-THIỆN-MỸ sẽ hoàn lại cho Ta vậy.

 

VỀ TÂM.

Tâm Ta, Ta chẳng rõ thông

Ta cùng Tâm diễn, bềnh bồng Giới Sinh

TÂM KHÔNG chưa phải lặng trong

Tỏ tường chu đáo, mới hòng Viên Minh

Cũng Ta khắp chốn, cũng Mình

Vẹn chung tận biết, Lộ Trình vốn TA.

NAM MÔ PHỔ HIỀN ĐẠI HẠNH VÔ TẬN BỒ TÁT MA HA TÁT

 

20. VỀ MẬT TÔN

Theo như trên đã nói, Mật Tôn hoặc Thiền Tôn tùy căn cơ ứng hiện, không thể nào bắt chước hay mong muốn mà đặng. Bậc đã có sẵn căn cơ Mật Tôn thì bậc nầy mới vừa tập tu Thiền, khi tập Thiền thân mình chuyển động tựa như dòng điện mạnh chạy toàn thân, đầu cổ rung chuyển, thân mình quay cuồng, tùy theo nhiều ít mà chuyển động.

Hành Giả bình tĩnh đó là Mật Pháp giải tỏa các Nghiệp, các đố tật. Lúc bấy giờ hành giả cần nên sửa Tánh, xét xem trong các đố tật ngăn ngại nên cổi giải Tâm chớ nên thọ chấp, hãy xem nơi TÔNG, CHỈ, THỂ, DỤNG của Như Lai Thiền không Trụ Chấp thì Mật Tôn lần lượt thay đổi từng giai đoạn, khi thì bắt Ấn, lúc đi quyền thảo. Nên cẩn thận chớ để bên ngoài hay biết đương sinh phê phán khó tu, nên gìn giữ như sau:

THÂN KÍN NHIỆM, KHẨU KÍN NHIỆM, Ý KÍN NHIỆM

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

19. PHƯƠNG THỨC THIỀN TỌA

Về phương thức, Ngài chỉ dạy đương thời thì không khác trong tập NHƯ LAI THIỀN nầy. Nhưng hành giả nào Tín Tâm nhập đạo, ban đầu truyền pháp môn NIỆM PHẬT, sau được xem xét kỹ càng, sắp cho phép tu Thiền thì hành giả đó phải Trường Trai 7 ngày (bảy ngày.)

Tập tọa Thiền, hành giả Niệm Phật xong, bắt đầu Tĩnh Tâm 5 phút. Sau khi Tĩnh Tâm niệm danh hiệu “NAM MÔ TỊNH VƯƠNG PHẬT” 7 lần, trong 7 lần niệm như thế phải niệm bằng tưởng niệm độ 10 phút hay 7 phút, xong xả tư tưởng nhập Thiền.

Đối với pháp môn Như Lai Thiền có cả THIỀN TÔN đồng với MẬT TÔN song ứng, song hiện, tùy căn cơ của hành giả mà ứng hiện nơi tọa thiền. Có vị tọa thiền nhập thiền 8 phần thì Mật 2 phần, có vị Mật 7 phần thì Thiền 3 phần. Nó cứ mãi phiên diễn đến lúc Tịch Tịnh Viên Minh mới kết quả hoàn mỹ.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

18. LỐI CHỈ ĐẠO

Lối Chỉ Đạo chung gồm HIỂN GIÁO, THIỀN GIÁO, TỊNH GIÁO, dụng phương tiện PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN GIÁC, khi hành lễ mới mặc Y Áo, ngày thường vẫn sinh sống làm ăn. Mỗi chân phật tử ngụ tại gia vì chưa có thành lập cơ sở chùa. Ngài thường nói : “ĐẠO ĐỜI HỢP NHẤT TRƯỜNG TỒN PHẬT TÔN.” Ngài cho thành lập Tứ Chúng như sau:

* TÍN ĐỒ ĐẠO CHÚNG

* TRƯỞNG GIẢ CHÚNG

* HỘ PHÁP CHÚNG

* THỊ GIẢ CHÚNG

Mỗi chúng có hàng trăm vị tu theo Chúng Hạnh cùng với Công Đức Hạnh của Chúng mình cho phù hợp với Hạnh Nguyện. Như Hộ Pháp Chúng thời chuyên ròng thuyết pháp, Trưởng Giả Chúng thì chăm sóc cơ sở, hương đăng cúng dường, Thị Giả Chúng thì hầu cận bên Đức Tăng Chủ, còn Tín Đồ Đạo Chúng là những vị mới vào nhập đạo. Lúc được xem xét hành nguyện phù hợp với chúng nào thì sát nhập vào chúng đó. Với mục đích lối chỉ đạo làm thế nào cho tín chúng có căn bản Đạo Hạnh Trí Tuệ song tu.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

17. PHƯƠNG THỨC THỜI CÁC CHƯ TỔ LẬP THIỀN TÔNG

Theo sử chép thứ lớp của các Tổ về Thiền Tông có 28 vị Tổ, còn ngoài ra các bậc Giác Ngộ khác chưa kể được. Thiền Tông vào thời đại Triều thần Vua Chúa chỉ có: Đinh, Lê, Lý, Trần rất thịnh hành. Đến nay vẫn còn như Nhật Bản, Tây Tạng cùng Việt Nam và các nước lẻ tẻ, tuy không thạnh hành gì cho lắm, nhưng vẫn gìn giữ Tông Thiền.

Đứng về tinh thần của Thiền Tông các hành giả phải lập TÍN, HẠNH, NGUYỆN đồng với GIỚI, ĐỊNH, TUỆ là nòng cốt của Thiền Tông. Nếu chưa có hai Bổn Nguyện đó xem như bất thành THIỀN GIẢ.

Còn về nơi Thiền Môn, các Tổ tìm nơi thanh tịnh, khi đã có nơi thanh tịnh khí hậu điều hòa các Tổ mới cho cất từng các Cốc cách nhau 5 thước hoặc 10 thước một cái Cốc. Mỗi Cốc có 1 vị ở để tu Tọa Thiền. Mới ban đầu hành giả vừa nhập môn thì phải tu Niệm Phật trong thời gian 3 tháng, sau Tổ nhận xét Tín, Hạnh, Nguyện nhất định, lúc bấy giờ mới cho làm lễ Nhập Lưu. Bậc đã Nhập Lưu, tùy khả năng tọa thiền nhiều ít, mỗi ngày đêm từ một Thời công phu đến bốn thời công phu Thiền Tọa. Có bậc phải Tọa Thiền Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu, cũng có vị nguyện tọa thiền ở luôn trong Cốc đến khi Giác Thiền mới đứng dậy.

Sau ngài Hư Vân Hòa Thượng mới tùy theo thời cải cách từng cốc nhỏ, xây cất một ngôi Thiền chia ra từng phòng nho nhỏ để mỗi vị hành giả một ngăn gọi là Thiền Đường. Đứng về tinh thần Thiền Tông không khác mấy với chư Tổ, nhưng trên hình thức có phần khác hơn ở nơi thuyết giải nhiều, lại tại trung tâm Thiền Đường có vị trụ trì Thiền Sư chăm sóc, vì thời này cũng là thời các tín tâm hành giả đã bắt đầu công phu bê trễ, nhưng sự cố gắng của Ngài Hư Vân cũng kết quả đáng kể.

Đến thời Hạ Lai lạc pháp năm 1956, Ngài Tịnh Vương chú trọng về môn Thiền Tông, không biết làm thế nào truyền trao môn Thiền kế tiếp cho Tín Chúng thời Lạc Pháp, Ngài có ý định nhưng gặp lúc đương thời không cho phép vì Ngài là một Cư Nhân sinh sống về nghề buôn bán thường tình. Đến năm 1959 Ngài mới viết xong tập DUY NHẤT PHÁP MÔN NHƯ LAI THIỀN, viết xong năm 1961 với ý định phát hành hoặc cho đăng trên mặt báo, nào ngờ Phật Giáo Thống Nhứt phát động đấu tranh giữa thời Ngô Đình Diệm, Ngài lưu lại đồng sửa đổi nhiều mục, khi hoàn tất năm 1964, cho đánh máy là 06 bản cùng với 04 bản làm thành tập.

Tuy nhiên tập Duy Nhất Pháp Môn Như Lai Thiền chưa ra đời đặng, nhưng với tình Đạo Tràng Ngài vẫn giúp đỡ chỉ dạy cho một số tu tập từ năm 1956. Đến năm 1965 theo sự đòi hỏi quyết định Ngài phải thành lập PHÁP TẠNG THIỀN TÔN. Khi quyết định chứng minh xong thì sáng hôm sau đó có một ông lão 72 tuổi đem theo một chú nhỏ 17 tuổi, thỉnh cầu Ngài cho nhập đạo. Ngài trực nhớ Tiền Thân Khai Đạo, Ngài gật đầu chấp thuận cho ông lão cùng chú nhỏ làm lễ nhập Đạo đầu tiên.

Trong thời Pháp Tạng Thiền Tôn, vẫn chỉ dạy chớ chưa có chương trình tổ chức. Đến sau này mới hợp thức hóa lấy danh hiệu “PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM” năm 1971. Thật ra số Tín Đồ đạo chúng rất đông, sự tu hành đơn giản rất kết quả, nhưng cơ sở xây cất THIỀN ĐƯỜNG cùng CHÙA chưa có, phải mượn tạm các nhà của Chân Phật Tử để làm nơi Chỉ Đạo, từ Trung Ương đến các Tỉnh trong miền Nam.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

16. PHƯƠNG THỨC KHÍ HẬU

Khí hậu và nơi Tọa Thiền nó rất cần hòa hợp làm phần Trợ Duyên cho các hành giả. Hành Giả nên xem xét tùy theo thời tiết nóng, lạnh, hoặc chỗ Tọa Thiền bị nóng, bị lạnh. Khi nóng, Hành Giả tìm phương thích nghi hoặc cởi áo, lúc lạnh thời mặc áo rộng mỏng. Bên Tây Tạng, Nhật Bản tọa Thiền chỉ đóng khố. Vì phương thức khí hậu giúp đỡ cho các bậc Tọa Thiền cho nên các vị Thiền Sư mới cất Cốc nơi hòa hợp khí hậu là vậy.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

15. TẠI SAO TỌA THIỀN KHI THĂNG, LÚC TRẦM KHI THOẢI MÁI, LÚC UỂ OẢI?

Tại THÂN chưa điều hòa, TÂM chưa điều hòa, KHẨU chưa điều hòa, nên chi có đêm công phu thoải mái, khi thời Thăng, lúc lại Trầm đen tối. Vì nó như vậy nên các Hành Giả chán lười, phát sinh uể oải. Bậc tu Thiền phải là bậc Kiên Dũng quyết tâm, bền chí. Bậc tu Thiền phải là bậc Đại Trượng Phu, xem thói đời chẳng thích ứng, không khác với kẻ chèo thuyền nhổ neo, quyết lòng qua bờ Bến Giác. Vì Tâm Chí của bậc tu Thiền như vậy nên chi đêm nào chán chính là đêm cố gắng để đánh đuổi CON MA LƯỜI TRỄ.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN

14. THẾ NÀO LÀ NHẬP THIỀN?

Nhập Thiền không phải cái Hồn của hành giả nhập hết vào nơi Thiền mới gọi là nhập. Cũng không phải tọa thiền vắng bặt không còn nghe gì ở bên ngoài mới gọi là nhập Thiền. Nhập Thiền không phải xong nhập nơi Thiền như là xác chết mới gọi là nhập Thiền đâu. Những quan niệm trên đều là sai hết thảy, nên bãi bỏ ý định mong cầu trên.

Nhập Thiền Hành Giả tựa như say, như ngật ngật, thân mình lâng lâng, bồng bồng, nhè nhẹ tựa như ngồi trước mây gió hay giữa hư không, phần bên ngoài vẫn nghe tiếng động, nhưng bên trong gìn giữ tịch tịnh. Khi Hành Giả gặp diễn cảnh nơi Thiền, cảnh ấy lâu mau, rõ hay chưa rõ cho lắm đó là công phu tịch tịnh chưa vững lắm còn thiếu khuyết mập mờ. Có hành giả không thấy chi cả thì lấy mức tịch tịnh, lâng lâng, bồng bồng, say thiền, các vị nầy nên cố gắng chớ nên thoái chí, rồi đến thời công phu đầy đủ vẫn đạt đến chí nguyện. Tọa Thiền phải lấy Kiên Dũng làm đích, không khác nào kẻ đi đường xa, cứ đi mãi nó sẽ đến.

TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN