71. Phương Thức Tọa Thiền Và Bài Niệm Phật

Trước tiên vào tu Tọa Thiền phải niệm Phật. Hành giả rửa tay, rửa mặt, nếu tắm càng tốt, xong đâu đó đốt hương lên bàn thờ Phật bái lạy 3 lạy. Xong vào nơi Tịnh Cốc hay phòng riêng.

Ngồi bán già, hai bàn chân để ngửa, tay phải để dưới, tay trái đặt lên trên, hai cánh tay đồng duỗi thẳng, đặt hai bàn tay ngửa dưới rún giữa nhượng chân của bán già. Ngồi yên Tâm Thanh Tịnh giây lát, bắt đầu niệm Phật mỗi câu 10 lần, lúc chưa thuộc thì niệm mỗi một danh hiệu Nam Mô Tịnh Vương Phật độ 15 phút. Niệm bằng Tâm Niệm tức là niệm không ra tiếng, niệm bằng tư tưởng niệm. Niệm xong bái một bái.

B À I N I Ệ M P H Ậ T

- Nam Mô Đông Độ Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
- Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật
- Nam Mô Giáo Chủ Hiện Tại Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
- Nam Mô Bảo Tạng Phật
- Nam Mô Tịnh Vương Phật.
- Nam Mô Pháp Tạng Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát
- Nam Mô Đa Bảo Như Lai.
- Nam Mô Hiện Thân Tỳ Lô Giá Na Phật.
- Nam Mô Di Lạc Tôn Phật.
- Nam Mô Tối Thắng Quán Thế Âm Bồ Tát.
- Nam Mô Đại Nhựt Như Lai Phật.
- Nam Mô Diệu Âm Phật.
- Nam Mô Hộ Pháp Bồ Tát Đồng Thanh Tương Ứng Nguyện
- Nam Mô Chư Long Thần Chư Hộ Pháp Bồ Tát Ma Ha Tát Nguyện.
*******
–TỊNH VƯƠNG NHẤT TÔN
Hóa thân Đức Di Lạc Tôn Phật

* Chú ý: Tọa Thiền niệm “Nam Mô Tịnh Vương Phật” bảy (7) lần.
 Niệm rất chậm, hơi thở đều theo tâm niệm.

• Trang Trí Chỗ Ngồi: Hành giả phải ngồi trên một tấm nệm, ngồi trên ván hay trên giường ngủ của mình có nệm càng tốt, chớ nên ngồi dưới đất không có nệm. Nếu hành giả có cốc riêng, phòng riêng càng tốt. Nên nhớ: Nhà có sẵn bàn thờ Phật thì đốt hương bàn thờ, bằng chưa có bàn thờ Phật thì trước khi tọa Thiền bái ba bái sau đó mới ngồi niệm Phật.

• Tọa thiền: Khi niệm Phật mặc áo rộng hoặc đồ bà ba mỏng. Niệm Phật xong bái một bái như đã nói trên. Bắt đầu ngồi Bán Già. Trước khi ngồi nên thay áo, mặc quần cụt, dây lưng nơi quần nên nới rộng, vì lưng quần bị thắt chặt lúc ngồi, các pháp chẳng thông hay bị đau lưng, hay bị đau ruột về sau. Pháp môn Thiền Tọa phải cho thong thả thoải mái. Lúc chỉnh trang xong Hành giả tọa Thiền tỉnh tâm yên lặng để nhập Thiền cho đạt đến dứt tư tưởng.

• Thế Nào Là Nhập Thiền: Nhập Thiền không phải cái hồn của Hành Giả nhập hết vào nơi Thiền mới gọi là nhập. Cũng không phải tọa Thiền vắng bặt không còn nghe gì ở bên ngoài mới gọi là nhập Thiền. Nhập Thiền không phải như là xác chết mới gọi là nhập Thiền đâu. Những quan niệm trên đều là sai hết, nên bãi bỏ ý định mong cầu trên.

Nhập Thiền hành giả tựa như say, như ngật ngật, thân mình lâng lâng, bồng bềnh nhè nhẹ tựa như ngồi trước mây gió hay giữa hư không, phần bên ngoài vẫn nghe tiếng động nhưng bên trong gìn giữ tịch tịnh. Khi hành giả gặp diễn cảnh nơi Thiền, cảnh ấy lâu mau, rõ hay chưa rõ đó là công phu tịch tịnh chưa vững. Có Hành giả không thấy chi cả thì lấy mức tịch tịnh lâng lâng, bồng bồng say Thiền. Các vị này nên cố gắng chớ nên thối chí. Rồi đến thời công phu đầy đủ vẫn đạt đến chí nguyện.

Tọa Thiền phải lấy Kiên Dũng làm đích không khác nào kẻ đi đường xa, cứ đi mãi nó sẽ đến. Khi thân chưa điều hòa, tâm chưa điều hòa, khẩu chưa điều hòa, nên có đêm công phu thoải mái, có đêm lại trầm đen tối. Phải kiên dũng, quyết tâm bền chí, quyết lòng qua bờ bến Giác. Vì tâm chí của Bậc tu Thiền như vậy nên đêm nào chán chính là đêm cố gắng đánh đuổi con Ma Lười Trễ.

Hành giả nên xem xét tùy theo thời tiết nóng lạnh, chỗ ngồi tọa Thiền bị nóng có thể cởi áo, lúc lạnh thì mặc áo./-

ĐỨC DI LẠC VÀ LONG HOA

GIỚI THIỆU
Chương I: Những Hoá Thân Của Đức Di Lạc
Chương II: Từ Đâu Ta Đến
CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN BẢO PHÁP
Chương V: Lạc Quốc An Khương
Chương VI: Tôn Giả Cúng Dường
Chương VIII: Phật Vương Minh Chứng


Chương VII: PHẬT Vương Minh Chứng

Phật Vương chính là Đức Tịnh Vương Phật có đầy đủ ba thân Viên Minh suốt thấu hạnh nguyện Chư Tổ hàng Bồ Tát, Chư Tôn Giả cấp A La Hán, Bích Chi, Duyên Giác, Thinh Văn cùng hàng Hộ Pháp. Ngài sẽ minh chứng sự hạnh nguyện này bình đẳng từng Vị một không hề có một chút sai chạy. Hàng Bồ Tát Giác Tướng nhận được rõ ràng Chư Phật mười phương nên ý thức hạnh nguyện thấu đạt Như Lai mới Trực Giác sự minh chứng của Đức Phật Vương. Như Lai không có Tướng, Bậc Giác Tướng kiến diện Như Lai, nhập thể Như Lai là một vấn đề mà hàng Tôn Giả chưa tỏ thấu đầy đủ được nên phải Chí Dũng đặng hạnh nguyện được cận Thể của Chư Phật.

THỌ KÝ

Đức Thế Tôn Di Lạc thọ ký tại Trung Ương Hội Thượng số 6 đường Huỳnh Thúc Kháng, Nha Trang: Thời Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát chủ trì Lục Đạo nương sức oai thần của Như Lai cứu vớt tất cả chúng sanh bị nghiệp báo phải thọ cửa Địa Ngục.

Đến thời Hạ Lai Đức Di Lạc Tôn Phật Hiện Thể, Ngài Địa Tạng đã mãn nhiệm kỳ, nay Bồ Tát Mục Kiền Liên đảm nhiệm cứu vớt chúng sanh thọ báo Địa ngục môn được thoát sinh. Lúc bấy giờ có Tôn Giả Pháp Thao và một số Hộ Pháp cùng nghe. Bồ Tát vì chúng sinh mắc vào Địa Ngục nên tùy lúc thị hiện vào Địa Ngục, chủ yếu chỉ dạy cho chúng sinh giải thoát khỏi Địa Ngục chớ Bồ Tát không có ở trong Địa Ngục cũng không ở trong ba cõi sáu đường. Vì Bồ Tát không lấy một cõi nào là cõi của Bồ Tát, do đó không nên đem Bồ Tát ra đứng giữa trời nắng ngoài nghĩa địa.

Nam Mô Đông Độ Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Tịnh Vương Phật.
Nam Mô Di Lạc Tôn Phật.

Thật hy hữu thay chốn Hạ Lai Đồng Độ giữa thời đại Khoa học này mà từ năm 1957-1993 tại thành phố Nha Trang ở miền Nam nước Việt Nam Đức Di Lạc Tôn Phật đã hoàn tất tận độ nhân sanh và tứ loài về ĐỜI cũng như ĐẠO. Với lòng Đại Đại Bi, Đại Đại Chí, Đại Đại Dũng Ngài đã tận dụng Phật Lực vượt qua những tử nạn tai khiên và đã thành tựu cứu an nhân loài tránh Đại Thế Chiến Thứ Ba tiêu diệt sự sống trên quả địa cầu.

Những năm 1975 – 1993 Ngài đã nhiều lần cứu an dân miền Nam. Năm 1989 Ngài gỡ rối cho quốc gia đổi mới, dân chúng sống dễ thở hơn. Ngài còn thệ nguyện:

“Dù nhân sinh có bạc đãi Ta, Ta vẫn đưa con người Giác Ngộ.”

Ngài đã tận thành Thế Tôn Hạnh cùng đầy đủ: Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật./-

ĐỨC DI LẠC VÀ LONG HOA

GIỚI THIỆU
Chương I: Những Hoá Thân Của Đức Di Lạc
Chương II: Từ Đâu Ta Đến
CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN BẢO PHÁP
Chương V: Lạc Quốc An Khương
Chương VI: Tôn Giả Cúng Dường
Chương VIII: Phật Vương Minh Chứng


Chương VI: TÔN Giả Cúng Dường

Sau 37 năm khai Đạo, Đức Di Lạc Tôn Phật đã tuyên ngôn đào tạo được Hàng Thánh Chúng gồm Hộ Pháp, Tôn Giả, Bồ Tát thay nhau làm Tổ đặng xây dựng Chánh Pháp đem đến con đường giải quyết sanh tử luân hồi cho nhân sinh.

Tôi nghe như vầy: “Ba mươi sáu vị Tổ đây chính thật chỉ có vài vị chính cùng dòng tu giác ngộ, giác ngộ rốt ráo được chứng minh lai trần lên xuống tiếp nối nhiều lần thay nhau làm Tổ chứ không phải chân tử nào ngoài dòng sẽ vào làm Tổ được.” –T.V.

Hiện tại, Di Như Bồ Tát là Vị Tổ Thứ Nhất. Và tiếp tục cứ 20 năm một lần hay lâu hơn nữa sẽ có một vị Hộ Pháp hay một Tôn Giả lần lượt Giác Ngộ, hoặc Đại Ngộ đến Liễu Ngộ tiếp nối được truyền trao làm Tổ kế tiếp lập đời Hiền Kiếp. Chư Tổ giác cấp Thánh Hiền Hạnh Nguyện cúng dường báo ân Đức Thế Tôn Di Lạc cùng Chư Phật Mười Phương đặng tiếp tục hồi hướng quyết tâm cầu Chánh Giác.

Có một số Tín chúng phát nguyện viết thư trình, Ngài Ấn ký nên những vị này lầm tưởng mình là Bồ Tát... Điều này không đúng. Phải mất nhiều kiếp nữa Hạnh Nguyện đến khi được Vị Phật Hiện Thể chứng minh cho mới đúng. Ngài còn bảo rằng tự Ngài thấy đến trình độ tu chứng cấp nào Ngài ban hành lệnh ký và đóng dấu Tăng Chủ chứng minh mới đúng là Tôn Giả, là Bồ Tát./-

ĐỨC DI LẠC VÀ LONG HOA

GIỚI THIỆU
Chương I: Những Hoá Thân Của Đức Di Lạc
Chương II: Từ Đâu Ta Đến
CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN BẢO PHÁP
Chương V: Lạc Quốc An Khương
Chương VI: Tôn Giả Cúng Dường
Chương VIII: Phật Vương Minh Chứng


Chương V: LẠC Quốc An Khương

Năm 1956, Ngài mở màn chuyển Pháp Luân Khai Đạo ở tại gia đường Sinh Trung gần chợ Đầm Nha Trang. Đến năm 1965, Ngài tổ chức thành lập Tứ Chúng Pháp Tạng và dời Đạo Tràng về số 42 đường Hồng Bàng, Nha Trang. Những năm sau dời về số 6 đường Huỳnh Thúc Kháng, Nha Trang.

Đến năm 1988 Ngài tuyên ngôn đã đào tạo được một Bồ Tát, một số Tôn Giả và Hộ Pháp, hàng Thánh Chúng này sẽ tuyên dương Chánh Pháp cho đến năm ngàn (5000) năm mới trở lại Mạt Pháp. Mối đạo làm an lành tốt đẹp cho nhân loại và Tam Thiên đã ổn. Ngài hội tề Chư Bồ Tát, Chư Thiên Thần, Nhân Thần, Địa Thần, Tứ Bộ Thần, Long Thần Hộ Pháp cùng Thượng Đẳng Chánh Thần chứng minh nước nhà đổi mới cho dân ấm no và kêu gọi Chư Thiên, Địa Thần dọn sạch sẽ các thành phố.

Đầu năm 1989, nhà nước bắt đầu đổi mới, dần dần theo qui chế thị trường đặc biệt không khắc khe theo lối Vô Sản làm cho Đảng Viên CS được tư hữu, được quyền hưởng sung sướng, quyền có của, quyền chỉnh trang tiện nghi cuộc sống thoải mái mà không lo sợ và nhờ đó người dân cũng được không khí làm ăn dễ thở một phần.

Thành phố cả nước dân được cho xây cất nhà đẹp, nghĩa địa đã được đưa ra khỏi thành phố. Cho đầu tư làm ăn với nước ngoài. Chỉ còn mối Đạo mà Đức Di Lạc quyết đem cho nhân loại thoát khỏi sanh tử luân hồi đem lại yên bình cho dân là chưa được tháo gỡ, Thiền Viện Rừng A Đề ở Phú Hữu tỉnh Khánh Hòa còn bị hiến trả. Âu đó cũng là nghiệp chủng chúng sanh buổi giao thời Mạt Pháp và Chánh Pháp vậy.

Ta chẳng phải vì vua trong một nước.

Cũng không làm Bá tước Hầu vương.

Quyền uy siêu đẳng bất nhường.

Trang nghiêm Quốc độ Phật thường tới lui.

–T.V.

Tôi nghe như vầy: Tuy Ngài đã nhập Bát Đại Niết Bàn nhưng Ngài vẫn còn Hiện Thể và Chư Long Thần Hộ Pháp vô hình đang ở tại thế gian. Ngài vẫn còn tới lui Ta Bà Thế Giới này chỉ đạo tận độ chúng sanh. Ngài là một người dân như muôn người công dân khác mà không khác vì Ngài đã thật có Quyền Uy Chánh Báo Siêu Đẳng Bất Nhường, có một chứ không hai trong thời Hạ Lai Mạt Pháp này.

Thế giới với muôn ngàn vạn diễn cảnh, vạn lối cách ngăn nhưng Khoa học gia, chuyên gia nghiên cứu mới thấy Ngài đã tạm sắp đặt an bài không để bấm nút sát phạt nhau bằng vũ khí giết nhân loại hàng loạt.

 

Quan Âm không th bt cu

Ngón tay Ta ch Chư Hu đu vâng.

–T.V

Những câu thơ tuyên minh của Ngài không thể lấy lý trí thế gian tỏ biết đầy đủ được. Cái thế chân vạt ngày xưa, hóa thân Ngài là Khổng-Minh đã sắp đặt thì nay thế kỷ 20 này thế giới hình thành khối Thứ ba Trung Quốc từ Cộng sản đổi mới với hình thái riêng không tự do mà cũng chẳng bảo thủ, cho thấy hòa nhập Tây phương mà không mất bản chất truyền thống dân tộc. Cộng Sản Việt Nam ngày nay được thừa hưởng cũng không ngoài qui trình trên. Tôi cam đoan người CS không làm ra nổi mà chính bàn tay Vô Hình Hữu Tình Siêu Đẳng Bất Nhường của Đức Thế Tôn Di Lạc.

Lịch sử là một quá trình tiếp diễn, có đắng cay, có khắc nghiệt cũng là gieo mầm cho một tương lai tốt đẹp hơn để Đức Thế Tôn Di Lạc thị hiện, Bồ Tát tiếp nối độ sinh, Chư Tôn Giả, Hộ Pháp lập Phẩm Công Đức cúng dường Như Lai.

Ai cũng có cái phải, cái đúng của riêng mình. Người đứng bên này cho mình là đúng và kết tội kẻ bên kia là sai cần diệt, còn người đứng bên kia cũng cho mình là đúng và kết tội kẻ bên này là sai. Do đó sắp xếp an lành là đường lối Trung Đạo Tôn đúng nhất, ít ra cũng một thời gian.

Trung Đạo Tôn không bao giờ thay đổi nó viên dung bất biến tròn sáng. Chỉ Bậc thành tựu Diệu Quả Phật như Đức Thế Tôn Di Lạc mới tận tường chốn Hạ Lai Đồng Độ mà vận chuyển cho nước Việt Nam và nhân loại trên thế giới được AN LÀNH, sống hạnh phúc khó nghĩ bàn.

Ngày nay Việt Nam có mặt vị trí trong cộng đồng các Quốc gia ASEAN và thu hút được đầu tư các nước khác nữa là điểm đáng mừng cho dân tộc chuyển mình./-

ĐỨC DI LẠC VÀ LONG HOA

GIỚI THIỆU
Chương I: Những Hoá Thân Của Đức Di Lạc
Chương II: Từ Đâu Ta Đến
CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN BẢO PHÁP
Chương V: Lạc Quốc An Khương
Chương VI: Tôn Giả Cúng Dường
Chương VIII: Phật Vương Minh Chứng


74. Tứ Cấp Thiền

Về Thiền Trí vốn có Tứ Cấp nhận thức cùng khai hoang nơi chân lý thực tiễn đến toàn diện sở đắc như sau:

1. Sơ Thiền:

“Những Bậc Sơ Thiền cấp nương nơi công năng đức độ hóa giải hay dùng Lý Trí mà nhận Chân nơi: Phật Pháp Bất Ly Thế Gian Giác, biết rõ, thấy rõ, nghe rõ những điều mà nhân sinh chưa nhận chân đặng thế gian, Bậc Sơ Thiền nhìn nhận chu đáo hơn. Như ta bị Nghiệp kéo lôi biếng trễ. Tu vướng vào hoàn cảnh trói buộc mong thoát sanh. Ta mong thoát nó ra nó mãi đeo đuổi. Ta bị vạn pháp hữu hóa trăm phương nghìn cách. Ta phải vươn mình để khỏi bị sanh, tu qua các trở lực điều ngự vạn pháp mà chứng tri Phật Đạo. Ngược lại lúc công năng đức độ Sơ Thiền tiến hóa hơn, liền nhận chu đáo hơn Nhưng: Chính thân tâm mình hữu hóa vạn pháp, tất cả các nghiệp chính mình tự tạo còn phiền trách ai. Mình trói buộc mình lại kêu nài thoát sanh. Những Bậc biết nhìn nhận như thế, tiến qua cấp Bậc Nhị Thừa khỏi sai lạc Thiền Tông.” –T.V.

2. Nhị Thiền:

“Mục điều ngự là một giới Thiền quan trọng, điều ngự cho thân kín nhiệm, khẩu kín nhiệm cùng ý kín nhiệm. Thân khẩu ý có kín nhiệm thời Thiền mới có thể điều ngự vạn pháp di chuyển. Vì sao? Vì thân đang tọa Thiền, di chuyển biến hóa, khi thân nhỏ, lúc thân to. Mắt nhìn thấy cây cảnh núi sông, tai nghe tiếng nhạc trời, ý chẳng mừng rỡ, khẩu không nói ra khi mình tọa Thiền diễn biến mà vướng nơi Năng Sở chấp.” –T.V.

Khi tọa thiền thường thấy trước mắt nhiều cảnh vật đẹp. Có khi thấy yến sáng, thấy mây bay, có lúc thân to dần to dần trùm khắp, cũng có lúc thân thu nhỏ như một cái chấm, có khi nghe nhạc trời. Những diễn biến như vậy đừng mừng, đừng mong đợi, vì đó là diễn cảnh của Thiền. Lắm Bậc không gặp Thiền Sư Chân truyền bị trụ chấp mà sanh ra một trong sáu thứ Thiền đã nêu phần trước bị lạc Như Lai Thiền. Khi thấy diễn biến đủ hình thức lúc Thiền cũng đừng nói ra mà phải Thân Khẩu Ý kín nhiệm vì người nghe mong đợi: Mỗi hành giả tùy căn Nghiệp mà diễn cảnh khác nhau. Có Bậc trong lúc Thiền đánh võ, nếu trụ chấp thành Võ đạo Thần thông Thiền. Có Bậc tự nhiên biết bắt Ấn đủ kiểu hãy cẩn thận đừng nên mừng quá, phải bị thụ Thiền.

“Những Bậc Nhị Thiền đều nhìn nhận: Đa số bị lầm nhau, do nơi cảnh sanh tình, bất đồng nên gây ra hoàn cảnh, mỗi con người bảo thủ nhận lấy cái phải nơi mình mà tự sanh lắm nỗi bất hòa nhau, dù muốn hay không muốn chăng, nông nổi bất hòa luôn xảy đến. Hàng Nhị Thiền thật tỏ rõ đó chính là tai nạn hữu hóa mà ra, nơi hữu hóa này tự nơi tâm ý của mỗi người ấy, hai nữa trình độ giai cấp thứ vị ấy mà hữu hóa, có từng phần ảnh hưởng nghề nghiệp từng lớp con người hữu hóa. Hữu hóa nó có hai cơ sở: Thuận Hữu hóa mến thương, hai là Nghịch Hữu hóa thù ghét, chỉ vì Hữu hóa từng con người cho đến lớp người mới phát sanh cạnh tranh hơn thiệt nhau, thành ra mới có:

Đời trăm mặt. Đất trăm phương
Phật Vương, Chư Phật một nguồn Giác Nguyên.
Diễn hành hữu hóa Chân thường
Lòng không chìm đắm, đâu vương mạch sầu?
–T.V.

Bậc Nhị Thiền tọa đạt Thiền Tánh, do tâm ý mong cầu mà Thiền Pháp ứng hiện. Tâm ý mong Thần, cầu Thánh, Thiền pháp đồng hiện Thần Thánh, có khi không mong cầu vẫn gặp nơi ứng hiện. Hành giả nào hay biết hữu hóa lầm nhận ngưỡng vọng. Đối với Bậc Nhị Thiền cho đó là Thiền Tánh ứng hiện, không lầm lạc. Vì sao? Vì Thiền là môn Chân Lý thực tiễn tu đạt Thiền Trí, ngoài Thiền Trí thảy đều danh ngã dã tưởng. Do đó không lầm. Từ hàng nghìn xưa cho đến nay. Đương lai nơi thời này. Lạc pháp chỉ vì: Nó muốn như thế nào nó tu theo nó muốn, không còn cơ bản Ấn quyết hướng dẫn. Vì sao? Vì theo Ấn quyết bị Giáo điều, theo cái muốn lạc hướng, hiếm Bậc thực hiện đúng theo thời Thiền Tọa để tu đạt đến hàng Tứ Không Thiền đặng. Dù có Bậc tu đạt đến Tứ Không Thiền vẫn trực thuộc về Tiên Đạo Thiền, chớ chưa hoàn mỹ mức Như Lai Thiền đặng.

Hôm nay ta minh thuyết, con đường trọng yếu về Thiền môn là một Long Mạch Chân Lý Thực Tiễn Thiền Trí. Còn phương diện Thiền tọa là kiến tạo công năng đức độ, bồi dưỡng Thiền Trí phát huy. Không hẳn dùng Sắc Thiền mà Giác, chẳng phải dụng âm thanh nơi các cõi Trời mà Ngộ, duy nhất có Thiền Trí, Giác Trí về Như Trí nơi Nhất Thiết Trí, tỏ rõ từng Chủng Trí hoàn chân Chánh Giác.

Sự việc nơi thời Hạ Lai đối với Thiền Tông thảy đều là con số không căn bản Liễu Ngộ, toàn diện hay đa số Hành giả tu Thiền thảy đều công dụng Thiền Quán Sắc Thinh ứng hiện cho đó là mục tiêu chính trở thành sai lệch với Chính Tông nên chi mới có, phát huy Thiền Thần Giao Cách Cảm. Thiền Xuất Hồn, Thiền Chữa Bệnh, Thiền Nghiên Cứu tu đạt Thánh Thần. Những điều này đối với hàng Nhị Thiền thảy đều tỏ rõ. Vì sao? Vì Thiền tánh di chuyển hữu hóa tùy thuận theo vọng tâm, ý muốn tu cầu, rất hiếm Bậc chủ đích về trí tuệ, thâm nhập trưởng thành Thiền Trí.

Bậc Nhị Thiền nhờ điều ngự Thân Khẩu ý, từ nơi ý thức kiểm chứng nhỏ nhen trở thành chốn hỷ xả viên đạt rộng rãi. Từ nơi khẩu kín nhiệm lúc nào cần diễn đạt mới diễn đạt, khi nào chưa phải lúc diễn nói liền lặng thinh sáng soi thực tế đúng lúc, đúng hồi mới diễn nói. Tâm trưởng thành bình dị mà tận thấu tu đạt Thiền Tánh, được như thế, đỉnh đạt như vậy mới vẹn tuyền pháp giới mà thâm nhập từng pháp giới, được gọi là Điều Ngự Trượng Phu, tiến qua Bậc cấp Tam Thiền khỏi sai lạc.” –T.V.

3. Tam Thiền:

“Mục Đề Thiên Nhân Sư. Hàng Tam thiền không nhiễm trước. Trí tuệ đã từng qua giai đoạn cứu cánh, nên chi không ngưỡng vọng quá khứ, không hoài vọng vị lai, duy nhất hiện tại làm mức tiến, do như thế nên chi tỏ rõ Thiền Tánh, thấy rõ tất cả chúng sanh, sanh sanh hóa hóa từng lúc từng khi, họ chỉ sống đồng từ nội tâm đến ngoại cảnh, thân nhau rồi xa nhau. Thân hình sắc mặt thay đổi, đổi thay, trong cơn vui buồn sướng khổ, sự thay đổi này do lầm nên hữu hóa.

Bậc Tam Thiền nói: Tâm Tánh Nó Như Thế Nào Nó Hay Hóa Như Thế Ấy. Tất cả Tam Thiên Đại Thiên thế giới mỗi nơi, mỗi cảnh giới từng hàng Chư Thiên đến Rồng Người, cho đến Ma Vương, quái tặc, loài chim chốc thượng cầm hạ thú, mỗi một cho đến bá thiên vạn triệu vô số, vô biên không thể nói, không thể nào kể hết. Tất cả đều có tâm tánh duy nhất nơi nó, một là nó hành động đi đứng, nằm ngồi, cử chỉ của mỗi một giống nòi, thảy đều đến cử chỉ giống nòi nó mà hành sự nói năng, hay gầm thét, hoặc giả ầm ừ dùng làm hiểu biết nhau, thân cận nhau, cảm mến nhau, sống với nhau thỏa thích ưa chuộng, không khác nào thế giới loài người sống chung trong đô thị, vui vẻ nhảy múa ca hát cùng nhau hưởng thụ, cùng nhau xô xát, cùng nhau tranh cãi, khi hòa cho là phải, lúc bất hòa cho là quấy. Sự nghe thấy của từng các cõi, các cảnh giới đồng với bất đồng, đối với Bậc Thiền Trí thảy đều trái ngược nhau, do nơi hàng Tam Thiền dùng Giác mà thấy Tướng, còn tất cả dùng Tướng thấy Tướng nên chi khó nhận được Giác Tướng vậy.

Hàng Tam Thiền, thật chứng cùng kiểm chứng thân mạng nơi cơ sở bồi dưỡng Thiền Trí, trau dồi sáng soi tâm tánh lầm lạc nơi chốn Hữu hóa mới nói: Hay thay đức độ lầm mê thật tuyệt tác thay, giờ đây Ta mới thấu. Nếu đem thân mạng Ta, đứng trước con người, đứng nơi quần chúng họ thảy đều tán thán ta gọi ta là vị tu. Nhưng nào tận thấu tâm tánh Ta, đang lúc ấy, đang khi ấy toàn thân tâm Ta đang hóa ra hung thần, đang diễn tuồng Qủy tặc Ma vương, hay Càng cát nào ai đặng thấy, mấy ai đã hay biết để mà tường tận?

Bậc Tam Thiền tiếp nói: Ta nói thật Hữu hóa đã tường tận. Khi Ta làm Phật hóa Ta không mừng, giai đoạn làm Qủy Ma hóa Ta nào có sợ, Ta thường hóa hay hóa tâm tánh nơi Ta thuần túy, cho nơi hóa là một món ăn đầy đủ phương thức, thành thử tâm không quái ngại, ý chẳng vương mang, thức đặng tự tại mà tận thấu tất cả, vì chính Ta đã từng hóa tất cả.

Ta chưa bao giờ ưa thích xuất định. Nhưng Ta thường hóa thành thử xuất định. Ta không thừa nhận nơi chốn Nhập định nhưng Ta sáng soi Thường Tịch Quang trở thành Nhập Định. Ta chưa hề có nơi chốn nào là Chánh hay Tà, vì đã từng ra vào các cõi, nơi này có thì nơi nọ không, chốn này đồng thời chốn kia thiếu, thành ra chỗ này một môn chỗ kia một khóa. Do đó mà tất cả Ta chưa hề nghĩ đến tu cầu, Ta chỉ tu sợ vấp chấp. Bậc Tam Thiền chính Bậc đã gần như hoàn tất Bát Nhã Trí qua tần số siêu đẳng Thiền Trí, nương nhờ cung kính Như lai thề nguyện sự là trọn lành như thế, nên được gọi là Thiên Nhân Sư.” –T.V.

4. Tứ Không Thiền:

“Thứ Bậc Tứ Không Thiền này đương thời Đức Bổn Sư còn tại thế, tất cả những vị tu Thiền Tọa hiếm Bậc đã tu đạt. Chỉ trừ ra Đức Thế Tôn tu đạt mà thôi, do đó nên chi có một số tu sai lạc phải qua nơi Phi Phi tưởng, chỉ lầm nơi chốn Không mà tai hại.

Chốn KHÔNG nầy là chốn Viên Minh Thiền Tịch, sạch sẽ từ Sơ Thiền đến Tứ Không Viên Minh Chánh Giác, được gọi là TỨ KHÔNG."

Thiền Sư vừa nói đến đây, đôi mắt in tuồng thưa gởi, tất cả Bậc khai môn, Ngài gật đầu, đứng lên thở một hơi dài, miệng đọc:

Người Cư Sĩ, nào cầu danh giả,
Lòng nhủ lòng, đồng hóa nhân sinh,
Dụng đời để chỉ viên minh,
Biết chăng, chăng biết lộ trình thế thôi.

Người Cư Sĩ, khúc nôi tường tận,
Đâu nào đâu vướng bận non sông,
Tình chung vui sống nhịp đồng
Đạo tràng khắp khắp, nói không bến bờ .


–T.V.

ĐỨC DI LẠC VÀ LONG HOA

GIỚI THIỆU
Chương I: Những Hoá Thân Của Đức Di Lạc
Chương II: Từ Đâu Ta Đến
CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN BẢO PHÁP
Chương V: Lạc Quốc An Khương
Chương VI: Tôn Giả Cúng Dường
Chương VIII: Phật Vương Minh Chứng


73. Về Mật Tôn

• Tọa Thiền Mật Tôn hay còn gọi là Mật Pháp. Khi Tọa Thiền Mật Tôn thì căn cơ ứng hiện, khi Bậc tu được truyền Thiền mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc sáng trước khi đi làm ngồi tọa Thiền từ 30 đến 45 phút. Đặc biệt Thiền Pháp Tạng, khi hành giả đang công phu tọa Thiền, dù người căn cơ chậm lụt nhất cũng đến đêm thứ bảy thân mình chuyển động tựa như dòng điện mạnh chạy toàn thân, đầu cổ rung chuyển, thân mình quay cuồng chuyển động. Đó là Mật Tôn còn gọi là Mật Pháp hóa giải các Nghiệp cho Bậc tu, nên bình tĩnh.

• Chỉ có Mật Pháp mới có thể sửa tánh. Nhờ Mật Pháp hành giả mới sửa tánh, xem xét các đố tật ngăn ngại mà cổi giải tâm chớ nên thọ chấp nữa. Mật Tôn lần lượt thay đổi từng giai đoạn tùy căn tánh hành giả của quá khứ nay ứng hiện: Khi thì bắt Ấn, lúc đi quyền thảo... Nên cẩn thận đừng để bên ngoài thấy họ không biết Mật Pháp chuyển phê phán khó tu, nên giữ gìn: Thân-kín-nhiệm, Khẩu-kín-nhiệm, Ý-kín-nhiệm. Tọa Thiền cốt có trí tuệ để giải mê lầm. Thiền là một pháp môn trợ giúp con đường Tri Kiến Giải Thoát.

• Thiền Mật Pháp cùng Giáo Lý mà Chánh Giác. Khi Bậc biết tu, biết nghe Giáo Lý cũng không phải bỏ tu Thiền, bằng tu Thiền cũng không thể xa lìa Giáo Lý mà Chánh Giác được.

• Tôn Giả, Hộ Pháp phải được Ngài chứng minh. Chỉ một số ít được Ngài chứng minh Tôn Giả, Hộ Pháp là tu thiền tọa còn có trật tự kỷ cương theo cách A La Hán, Duyên Giác, Thinh Văn và một Bồ Tát chỉ đạo truyền thừa do Ngài Ấn-Truyền. Còn có đông tín chúng Pháp Tạng cũng có Mật Tôn nhưng tu chưa được Ngài chứng minh.

Thời Đức Thế Tôn Bổn Sư cũng vậy, 1250 Chân Phật tử chỉ có 10 Tôn giả và vài vị Bồ Tát ở thế giới Ta Bà này, chớ đâu phải ai cũng truyền Mật Pháp có kết quả đâu.

• Một chân tử bị vô minh che đã tự xưng Phật ngang với Ngài. Ngay khi Đức Thế Tôn Di Lạc còn tại thế, có một chân tử tu lơ-là lại tự mãn xưng mình là Phật Hoan-Lạc ngang vói Đức Ngài. Ngài đã làm thinh bắt tay, lấy ghế mời ngồi. Vì bị vô minh che nên Bậc này không hề hay biết. Ngài cũng không có Bút Ký chứng minh Hộ Pháp bao giờ vậy kiếp nào người chân tử này mới được vào dòng Thánh?./- 

ĐỨC DI LẠC VÀ LONG HOA

GIỚI THIỆU
Chương I: Những Hoá Thân Của Đức Di Lạc
Chương II: Từ Đâu Ta Đến
CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN BẢO PHÁP
Chương V: Lạc Quốc An Khương
Chương VI: Tôn Giả Cúng Dường
Chương VIII: Phật Vương Minh Chứng


72. Phương Thức Chư Tổ Lập Thiền Tông

"Các Tổ về Thiền Tông có 28 Vị, còn ngoài ra các Bậc Giác Ngộ khác chưa kể được. Thiền Tông thời các Vua Chúa Đinh, Lê, Lý, Trần ở Việt Nam rất thịnh hành.
Theo tinh thần của Thiền Tông các Tổ chỉ đạo cho hành giả phải Tín Hạnh Nguyện cùng với Định Tuệ là nòng cốt Thiền Tông. Nếu chưa có hai Bổn Nguyện đó xem như bất thành Thiền Giả.”
–T.V. 

Hai mươi tám vị đây là các vị Tổ từ thời Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật truyền từ thời Tổ Ma Ha Ca Diếp đến tổ thứ 28.

Đến thời Hạ Lai Mạt Pháp năm 1956 Đức Di Lạc Tôn Phật chú trọng về Thiền Tôn. Đến năm 1965 theo sự đòi hỏi của nhiều Chân Phật Tử, Ngài mới quyết định thành lập Pháp Tạng Thiền Tôn. Sau được hợp thức hóa lấy danh hiệu Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam. Tính đến năm 1975, có 3.000 Chân Phật Tử nhưng cơ sở Thiền Đường chưa có, những Chân Phật Tử có nhà được mượn tạm làm nơi Đạo Tràng từ Trung Ương đến các Tỉnh trong miền Nam. Khi hành lễ mặc áo màu vàng như Thiên Thừa, ngày thường vẫn ăn mặc như thế gian để sinh sống làm ăn.

Ngài dụng Phật Pháp Bất Ly Thế Gian Giác. Và thành lập Tứ Chúng như sau:

Tín đồ Đạo Chúng: Là những vị mới vào Nhập Đạo, sau đó được xem xét thích hợp với chúng nào thì xác nhập vào chúng đó.

Trưởng Giả Chúng: Chăm sóc Đạo Tràng, hương đăng cúng dường, xây dựng.

Hộ Pháp Chúng: Thuyết pháp, chăm lo việc hành Đạo.

Thị Giả Chúng: Hầu cận bên Đức Tăng Chủ./-

ĐỨC DI LẠC VÀ LONG HOA

GIỚI THIỆU
Chương I: Những Hoá Thân Của Đức Di Lạc
Chương II: Từ Đâu Ta Đến
CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN BẢO PHÁP
Chương V: Lạc Quốc An Khương
Chương VI: Tôn Giả Cúng Dường
Chương VIII: Phật Vương Minh Chứng


70. Thể Tánh

Thể tánh vốn sẵn có viên tịch, sáng suốt nơi con người, nhưng tại nhân sinh khởi vọng chạy theo sự hoài vọng, khát vọng từng giới hạn này đến giới hạn nọ, vì lẽ đó mà Thể Tánh trở thành chủng tánh riêng biệt chia bốn trình độ cao thấp biệt lập nhau gọi là chủng tánh Chúng Sanh, chủng tánh Bồ Tát, chủng tánh Phật, chủng tánh Như Lai Tánh.

“Chủng tánh Phật lúc còn đang Ẩn mê ngộ chưa phân gọi là Phật Tánh, lúc giác ngộ gọi là Tánh Phật.

Như Lai bất động không chỗ chỉ, Bồ Tát quán Như Lai phải dụng tánh Bất Động trùm khắp để quán sát Như Lai gọi là Như Lai Tánh hoặc Như Lai Nhãn Tạng.

Những gì Thể Tánh cũng làm được, cũng đến được khỏi cầu ai, chỉ cần biết khai thác thể tánh là dùng được tất cả. Vì vậy nhân sinh tu Phật biết nương nơi thể tánh giải mê lầm được Giác ngộ. Nhân sinh tu Thiền Tọa nương nơi thể tánh tỏ Thiền tức là tỏ Thiền Tánh. Nhờ Thiền tánh mà viễn thông tam giới tỏ rõ tam thiên khỏi lầm hết mê. Chớ nên khởi vọng để thấy Tam Thiên, chớ nên hoài mong xuất hồn nhập cảnh mà đoạt Tam Giới. Dù cho hành giả có đoạt Tam Giới, tỏ rõ Tam Thiên bằng khởi vọng bằng ảo tưởng xa lìa thể tánh mà đoạt đến thì nơi chốn đến kia thảy đều nằm nơi vọng tưởng đảo điên thành tựu. Nó không bền chi cả.” –T.V.

Bậc trí khi tu Thiền tọa cần nhất tự kiểm điểm lấy mình từ tinh thần cầu đạo đến Nghiệp chướng, nghiệp thức, nghiệp căn, nghiệp lậu, nghiệp kiết sử làm trở ngại sự tu tập như thế nào phải tự hóa giải, phải thù thắng tìm Bậc chỉ hóa giải nếu tự mình không giải toả nổi, nếu thấy tánh nào xấu làm tổn hại đường tu bất tín, thiếu hạnh nguyện nên hóa giải, nên chỉnh trang lại để cho thể tánh được dung thông sẽ kết quả vô biên xứ.

Từ đó nhận biết được thể tánh đồng hợp với Thể tánh chân nguyên vũ trụ.

Chủng tánh chúng sanh có bốn đặc điểm: Tăng-Giảm-Cấu-Tịnh như đã giải ở phần trước.

Đối với chúng sanh tánh hay lấy thanh tịnh để an phận tuổi già nó chẳng khác nào viên thuốc ngủ dùng lúc cứu con bệnh đang đau nhức. Buổi ban đầu Bậc tu Thiền tọa bị vọng loạn giao động điên đảo mới dùng Tịnh cốt độ vọng loạn điên đảo, sáng soi tỏ rõ sự điên đảo vọng loạn gọi là TỊNH GIÁC. Phải tu nơi Giác Tịnh mới tỏ Thiền Tánh hay Pháp Tánh vốn là một. Bằng chẳng Giác Tịnh dụng Tịnh tu tịnh như hầu hết Bậc tu thời Hạ lai bị CẤU TỊNH lần đưa hành giả vào nơi Tịnh Biệt.

Giác tịnh sống động, linh hoạt, dung thông vì biết nương vạn pháp. Còn Tịnh biệt bị thọ giới chúng sanh thành cấu tịnh là như thế. Bậc rơi vào tịnh biệt Thiền môn thì hành giả tối tăm mơ màng sinh căn bệnh rỗng nơi đỉnh đầu rất khó chịu, có thể khùng dại nữa. Khi Bậc tu Thiền tu sai lạc thì càng xa Chân Thể, còn biết điều hành ngự chế thì Tăng Giảm Cấu Tịnh là bốn Bảo châu. Nếu tu tự ý muốn, tự sanh khởi vọng đảo điên, chưa biết sử dụng, điều hành ngự chế Thiền môn thì nó đem hành giả càng tu đến đâu, càng bị Ngộ Độc đến đó.

Bậc tu lần tỏ Thể Tánh viên dung Thiền Tánh thì con đường tu hành rất sống động viên thông. Phật đạo đối với chân lý không có pháp nào là pháp thiện ác, tốt xấu, lành hoặc dữ cả. Chỉ Bậc tu hành chưa am tường vạn pháp sống động linh hoạt, chỉ biết xem Kinh không hóa giải thực hành chính là tu BỊ BIẾT nên khó liễu nghĩa Kinh.

Thể tánh luôn luôn sống, hành giả tọa Thiền khởi vọng thế nào, nguyện vọng ra sao, Đức Trí tới đâu thì Thiền biểu lộ ra theo Tánh của hành giả. Hành giả tưởng là Thiền Ứng nên thọ chấp Thiền mà chìm đắm.

Đức Thế Tôn Di Lạc căn dặn:

“Nó muốn thế nào, thì Thiền Tánh thảy đều đồng nương, đồng ứng theo cái muốn của nó mà thuyên diễn y như thật. Nó ngỡ là xuất nhập mong mỏi thụ chấp nơi Thiền Tánh.” –T.V.

Tâm Phật và tâm chúng sanh không khác mà khác vì chúng sanh chưa hợp với Tâm Phật nên chưa thành Phật. Bởi vậy Bậc tu phải nương theo Thiền Tánh để biết rõ nó không bị lầm. Vì thế Chư Bồ Tát biết Thiền Tánh phiên diễn do cái muốn nên Chư Bồ Tát biết được mới đại nguyện Bi Chí Dũng cho được làm chủ Thể Tánh Thiền mà hóa thể cùng Như Lai Phật.

Đối với vũ trụ bao la, nhân sinh cùng khắp các cõi được gọi là Như Lai Thể. Còn đối Bậc tu từ nơi thể mà hiện tánh tư riêng nên gọi là Thể Tánh. Lúc tọa Thiền gọi là Thiền Tánh, Thiền Tánh có lúc làm xấu gọi là tánh xấu, lúc làm được an lành gọi là tánh tốt. Nó không ngoài thể tánh. Bậc biết nương theo thể tánh tu tập đầy đủ công năng công đức Như Nhiên Tự Giác, nhờ như thế nên hợp hóa với vũ trụ gọi là Như Lai Thể. Hành giả tu Thiền nên nương nơi vết chân Chư Bồ Tát đã đi thực hành tu học. Chư Phật thời trước cũng đã từng Bi Nguyện tận độ chúng sanh nay Chư Bồ Tát cũng noi theo đồng Bổn nguyện cho đặng thông giác rốt ráo cùng cứu độ chúng sanh.

“Tại sao Thiền Tông lại Tâm Truyền Tâm Liễu Ngộ đến Chánh Giác?” –T.V.

Vì Thiền Tông chỉ chuyên Thể Tánh Tự Giác nên Thiền Tông không dùng văn tự dù cho có dùng văn tự chăng cũng là ngón tay chỉ cốt Trực Giác. Vì vậy nương Thiền Tánh để tỏ tánh chớ chẳng phải THỤ THIỀN mà Giác Ngộ. Do đó mới gọi là Thể Tâm. Tâm Truyền Tâm Liễu Ngộ. Bậc rốt ráo đến Chánh Giác.

Bậc tu Thiền xa lìa Thể Tánh ắt không rõ Thiền Tánh lại tự lập Định Tưởng, thường tưởng hay nghiên cứu suy nghĩ dự đoán đều sai lạc Như Lai Thiền./-

ĐỨC DI LẠC VÀ LONG HOA

GIỚI THIỆU
Chương I: Những Hoá Thân Của Đức Di Lạc
Chương II: Từ Đâu Ta Đến
CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN BẢO PHÁP
Chương V: Lạc Quốc An Khương
Chương VI: Tôn Giả Cúng Dường
Chương VIII: Phật Vương Minh Chứng


69. Sáu Cửa Thiền Môn

Sáu cửa Thiền do ưa muốn sở thích mà thành. Đức Thế Tôn Di Lạc khai thị:

• Võ Đạo Thần Thông Thiền

Lấy Linh Thiêng dưỡng Thần Thức lập TÔNG
Lấy điện Pháp, Thiên Điện lập CHỈ
Lấy võ công Thiền Tọa nhiếp thâu lập THỂ
Lấy Thanh Tịnh dụng hoa quả trường trai lập DỤNG

Khi Bậc tu ưa thích môn Thiền này, thời cho nó là Chân lý tuyệt đối cao cống nhất chưa có môn Thiền nào bằng. Vị nào Thiền cao nhất phủ bảy chiếc khăn ướt chồng lên thân làm khô bảy chiếc khăn, còn có nơi dụng Thiền luyện Gồng, luyện Ngãi xâm nơi mình, tu đánh Võ Đạo Thiền, còn ở Việt Nam tại núi Thất Sơn nhiếp thu Tinh Khí Thần.

• Ứng Khẩu Thiền

Lấy Trai Đàn, lễ bái tín tâm lập TÔNG
Lấy Bút Cơ nhập xác ứng Thi thơ lập CHỈ
Lấy Thanh Tịnh Thiền tọa Linh Thánh lập THỂ
Lấy trống phách, tế lễ, xác lập DỤNG

Bậc tu ưa thích Ứng Khẩu Thiền, khi đang hành ứng khẩu thường không nhận thấy bên ngoài liền công nhận là chân lý tuyệt đối cao cống nhất chưa có Thiền môn nào bằng. Phái này có quá nhiều hình thức do trình độ mê tín như cầu Phật Mẫu, cầu Đại Thánh, cầu Thiên Tiên hay lên Đồng, nhập xác... Tất cả không ngoài ứng khẩu cơ bút mà trụ xứ.

• Thần Quyền Thiền

Lấy Linh Thần hiển hách thiêng liêng lập TÔNG
Lấy chiêm ngưỡng thành tâm lập CHỈ
Lấy công phu Thiền tọa tín tâm lập THỂ
Lấy tinh khiết Thần Miếu trống phách lập DỤNG

Môn Thiền này thuộc phái Thần Thánh, chủ yếu linh thiêng huyền phép, tiên tri đúng làm Bậc tu thành tâm cầu khẩn mong Thần Thánh phò hộ cho được phước mà trụ xứ và cho chân chánh tuyệt đối cao cống nhất chưa có Thiền nào bằng.

Nhân Thiên Thiền

Lấy hướng Thượng cõi Trời lập TÔNG
Lấy suy tưởng luyện Tinh Khí Thần lập CHỈ
Lấy Thanh Tịnh nghiên cứu tọa Thiền lập THỂ
Lấy thanh thoát ngôn từ cao đẹp lập DỤNG

Phái Thiền này hiện nay nhiều nước ưa chuộng, đang nghiên cứu. Người trí thức ưa tìm, một là Dưỡng Thần, nuôi thân chữa bệnh, dùng Thiền Tọa tiếp nhận Thiên Điện, xuất hồn, lấy Tinh Khí Thần làm cho thần thức giao cảm với Cõi Trời sáng soi vũ trụ, hai là dùng Thiền Tọa nghiên cứu Đạo Phật cốt yếu tri kiến Siêu Hình. Hiện nay Nhật Bản dùng Thiền ZEN và YOGA, còn ở miền Nam Việt Nam có phái Thông Thiên Học.

• Tịch Tịnh Thiền

Lấy nghiêm Luật Giới Luật lập TÔNG
Lấy tu Tịnh lìa Ái xuất ly lập CHỈ
Lấy Thiền tọa khất thực lập THỂ
Lấy công đức Công quả lập DỤNG

Phái này thành lập tổ chức giống như Thiền Tông của Chư Tổ, y áo đắp y như thời Phật còn tại thế, tay bưng bình bát, đi đứng trang nghiêm, chủ yếu xuất thế. Nhưng vì lạc hướng không đúng thời, vì tất cả các ngành trong xã hội phát triển thịnh hành nên chi các sư không thể nào gìn giữ đúng nghiêm luật cùng giới luật, do đó mà Tông không thành tựu. Do Chỉ, Thể, Dụng bị sai lạc trở thành tu Tịnh gọi là Tịch Tịnh Thiền cốt Tịnh Giác, Tịnh Giác phải lìa Sở Ngã cùng Ngã Sở mới thành tựu Giác Tịnh. Đã không lìa để tỏ ngộ lại mang thêm sắc tướng âm thanh gọi là Tướng Pháp Sắc Pháp nên đường tu trở nên ảo tưởng Tướng Phật bị tịnh biệt đen tối, chân lý mơ màng.

Có phái vẫn y tông chỉ trên nhưng tìm phương thức giải mê chấp, nghiêm luật giữ gìn tùy theo trình độ gọi là phái Nguyên Thủy.

• Tiên Đạo Thiền

Lấy sơn lâm xuất thế lập TÔNG
Lấy thanh khiết thanh tịnh tâm lập CHỈ
Lấy Tọa Thiền ly dục ly ái lập THỂ
Lấy ép xác trường trai ẩm thực lập DỤNG

Tiên Đạo thường Định Tưởng, suy tưởng do căn tánh, trình độ mà có thanh, thô, tế nhị để tu Thiền tọa. Tiên Đạo Thiền thích pháp đẹp, thanh cao, chọn lọc, thanh lọc rồi mới tu luyện, ưa nơi sơn lâm cùng cốc, có Bậc chán đời lên non cao xa lánh trần tục tu Thiền luyện phép. Thời này cũng hiếm, chỉ nhũng Bậc tu Phật chưa chu đáo hiểu lối tu nên dù tín thành tin Phật bao nhiêu mà sai đường vẫn thành phước báo nhân thiên sa vào Tiên Đạo.

√ Bốn tướng lầm tưởng. Sự lầm tưởng sáu môn Thiền trên bị an trụ trong bốn tướng: Thiên Tướng, Nhân Tướng, Chúng Sanh Tướng, Thọ Giả Tướng. Thời xưa và thời này đều lầm.

1. Thiên Tướng. Chính là tướng an trụ Định Tưởng, thanh lọc tốt xấu, tránh né thiện ác, chọn lọc lấy bỏ thành tu luyện lâm vào Tiên Đạo.

2. Nhân Tướng. Thường bảo thủ cá nhân cá tánh nên thường chấp, thương ghét không chừng dù tin Phật vẫn bị lạc hướng lầm lạc.

3. Chúng Sanh Tướng. Tu không đều, khi thích tu thật nhiều, lúc buồn chán bỏ tu. Phật khai Kinh bất tăng bất giảm để cứu chúng sanh tu Trung Đạo Tôn đặng trở về Bất Thối. Vì thối sa Địa ngục còn tăng lạc Tiên đạo.

4. Thọ Giả Tướng. Thường cho mình là phải là đúng nên Phật dạy lìa Ngã tu đến Chánh Ngã.

Chư Phật lưu lại Kinh sách rất rõ ràng lời khai thị không thiếu cần tu hành đầy đủ công năng công đức nương bốn tướng tỏ thông Không Trụ Xứ khỏi bị sai lạc./-

ĐỨC DI LẠC VÀ LONG HOA

GIỚI THIỆU
Chương I: Những Hoá Thân Của Đức Di Lạc
Chương II: Từ Đâu Ta Đến
CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN BẢO PHÁP
Chương V: Lạc Quốc An Khương
Chương VI: Tôn Giả Cúng Dường
Chương VIII: Phật Vương Minh Chứng


68. Như Lai Thiền

“Về Như Lai Thiền duy chỉ có Đức Đại Nhựt Như Lai Phật mới chủ trì trọn mà thôi, còn kỳ dư những vị hiện thể như Phật chẳng hạn vẫn Thừa Hành Tôn để mà chỉ đạo môn Như Lai Thiền, vị ấy dùng phương thức tùy thời đưa Bồ Tát tu hạnh, lập môn đến chừng Bồ Tát sở đắc Nhất Tôn Như Lai Thiền. Vì vậy nên đời này hoặc đời sau, nếu Bậc tín tâm gặp đặng Phật, vị Phật thừa hành chỉ đạo theo môn Như Lai Thiền thì Thiền ấy mới đúng Như Lai Thiền, bằng chẳng như thế khó mà tu đặng Như Lai Thiền.” –T.V.

Cách đây 2538 năm, Đức Bổn Sư đã thừa hành Đức Đại Nhựt Như Lai Phật chỉ dạy môn Như Lai Thiền. Đến thời Hạ lai Đức Di Lạc Tôn Phật cũng Thừa Hành Tôn chỉ đạo môn Như Lai Thiền. Chư Phật tùy căn cơ Bồ Tát chỉ dạy đủ phương thức cốt cho Bồ Tát sở đắc Như Lai Thiền, nếu chưa sở đắc khó mà tu được Như Lai Thiền. Từ A La Hán đến chúng sanh tu Thiền có sở đắc cũng không phải Như Lai Thiền.

“Ngoài ra Bậc tín tâm gặp Bồ Tát, vị Bồ Tát ấy, một là sáng tác danh nghĩa Như Lai Thiền, hai là y theo Tôn Chỉ Như Lai Thiền này, dụng tất cả phương cách chỉ dạy cho tín chúng, sau tín chúng sở đắc Thiền Môn, thì môn Thiền ấy chẳng phải sở chứng Như Lai Thiền, chính là Bồ Tát Thiền. Đến A La Hán, Bích Chi, Duyên Giác, Thinh Văn, Phàm phu hoặc ngoại giáo gặp đặng tập Như Lai Thiền này đem ra chỉ dạy cho tín chúng, Đạo hữu y theo Tôn Chỉ đến nơi kết quả, thì sự kết quả tùy theo sở chứng mức độ A La Hán, Bích Chi, Thinh Văn, Duyên Giác Phàm phu hay ngoại giáo mà thôi.” –T.V.

Từ hàng Bồ Tát đến Ma Ha Tát còn gần Như Lai Thiền vì đã được Chư Phật khai ấn. Còn chư vị A La Hán, Bích Chi, Thinh Văn, Duyên Giác cũng đã từng gặp Phật dạy Như Lai Thiền nhưng trình độ tu chứng chưa đến mức thọ lãnh Như Lai Thiền nên có chỉ dạy cho Phật tử cũng tùy theo sở chứng Giác Ngộ đến Liễu Ngộ của Bậc này mà Phật tử được kết quả một phần nào.

Đối với Phàm Tăng hay ngoại giáo Thiền còn xa, quá xa Chân lý nên Thiền cho có Thiền nhưng dễ bị lạc hướng. Dù có theo cuốn Như Lai Thiền tu hành nhưng do Tâm Thức điều động vạn pháp diễn hành Thiền không phát triển đúng tinh thần của Chân Tôn được. Bởi thế nên Chư Phật mới cần truyền Tâm Ấn Thiền lưu lại cho hậu thế có cơ sở tin vững để Thiền khỏi lạc lối.

Như Lai Thiền là môn Tối Diệu Tâm Truyền Tâm. Ấn Chứng mật thiết đến Vô Thượng bất nhị viên dung trùm khắp. Chư Phật Chánh Giác thừa hành Đức Đại Nhựt Như Lai Phật mới Tâm Ấn Chư Bồ Tát, còn ở cấp Thánh chúng nương theo Bồ Tát điều hành. Thời Hạ Lai Đức Thế Tôn Di Lạc đã từng điều khiển mối đạo theo tôn ty trật tự như vậy. Chân Phật tử nào nhập đạo ở các tỉnh hay Trung Ương cũng được đích thân Ngài truyền Như Lai Thiền sau đó Bồ Tát nuôi dưỡng và theo dõi, chăm sóc bổ sung những diễn biến về Thiền cho họ. Hàng Bồ Tát cũng đã được lệnh Ngài cho truyền Thiền, viết Kinh và dạy đạo khi Ngài còn tại thế.

Như Lai Thiền không dụng Lý Trí bằng văn tự luận giải hoặc nghiên cứu mà Trực giác Như Lai Nhãn Tạng được, cũng như Bậc chưa Giác Ngộ khó nhận lãnh được vì tâm còn vọng chạy theo Tâm Thức, Tâm Thức phát sinh Nghiệp thức nên lấy cái vọng loạn làm đường đi khiến Bậc tu không nhận được Như Lai Pháp. Do đó, càng dùng trí suy nghĩ để luận đoán, càng dùng luận gọi là Thiền luận để giải bao nhiêu càng xa với Như nhiên bấy nhiêu. Còn Bậc tu Định Tưởng bị thọ giới tận cùng Phật Giới không trở về Như Lai mà càng lạc lõng bấy nhiêu. Bậc tu Thiền cần chú ý, thể tánh vốn sẵn an nhiên tịch tịnh viên dung bình đẳng nên phải tu cho sở đắc Pháp Tánh, soi xét Thể Tánh mới đi đúng Như Lai Thiền. Tu như vậy có Thiền Trí, nhờ Thiền Trí mời thấy được Nghiệp chủng của mỗi vị tu Thiền thọ chấp Nghiệp Thức gì mà nương theo tháo gỡ. Nói đến Nghiệp nó vô cùng tận làm cho chúng sanh không thoát sinh A Tăng Kỳ kiếp. Cũng chính Nghiệp Thức mà tu chứng có thấp cao đủ trình độ.

Thời Đức Thế Tôn Di Lạc Ngài dụng Chân truyền nơi Đức Thế Tôn Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nên Ngài lập lại kim chỉ nam cho Chân Phật tử nương Như Lai Thiền tu khỏi lạc. Tôi nghe như vầy:

Hành dụng Như Lai lập TÔNG
Lấy Không Trụ lập CHỈ
Lấy Giác lập THỂ
Lấy Hạnh Nguyện lập DỤNG
–T.V.

Còn Chư Tổ thừa kế từ A La Hán, Bích Chi Phật, Duyên Giác, Thinh Văn gọi là Tổ truyền Thiền như sau:

Không Tà Niệm lập TÔNG
Lấy chẳng khởi vọng lập CHỈ
Lấy Thanh tịnh tâm lập THỂ
Lấy Trí Tuệ lập DỤNG
–T.V.

Chư vị Tổ đưa Bậc tu tọa Thiền kết quả Thanh Tịnh Tâm từ cấp ngang với Tôn Giả Thánh Hiền tức từ Giác Ngộ, Đại Ngộ đến Liễu Ngộ là cao nhất.

Hàng Bồ Tát được Phật thừa sở đắc Vô Thượng Đẳng Chánh Giác vào chánh Định Tam Muội khai mở Chư Tổ và Bậc tín tâm tiếp đến Chánh Giác được mới đi sát thể Như Lai Thiền của Chư Phật.

Như Lai Thiền của Đức Thế Tôn Bổn Sư truyền tâm ấn đến nay Đức Thế Tôn Di Lạc vừa ra đời cũng dạy rõ Thể Tánh, tu Thiền cốt tỏ Thiền Tánh, tức là Pháp Tánh. Thể Tánh Thiền nương chiều theo từng ý muốn tức TÀ NIỆM, từng khởi vọng của các Hành giả mà nó từ Như Lai Thiền chia ra sáu môn Thiền ngoại giáo, gọi là sáu cửa Thiền Môn.

Vì do vọng khởi mà có sáu môn Thiền. Nay Đức Thế Tôn Di Lạc dạy cho các hành giả tọa Thiền KHÔNG TRỤ XỨ, nhiếp độ trùm khắp Như Lai Tạng để đoạt đến Như Lai Thiền. Bằng trụ xứ hay chìm đắm nơi Thiền chưa tỏ lầm lẫn sáu Tông bị sai lạc nơi Tiên Đạo, Thần Đạo chưa có rốt ráo giải thoát./-

ĐỨC DI LẠC VÀ LONG HOA

GIỚI THIỆU
Chương I: Những Hoá Thân Của Đức Di Lạc
Chương II: Từ Đâu Ta Đến
CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN BẢO PHÁP
Chương V: Lạc Quốc An Khương
Chương VI: Tôn Giả Cúng Dường
Chương VIII: Phật Vương Minh Chứng